Căn bệnh lạ ở người béo phì
Theo chuyên gia, bệnh gai đen có mối liên quan với tình trạng béo phì. Việc điều trị cũng cần dựa trên sự kiểm soát cân nặng.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Dư, khoa Phẫu thuật Ống tiêu hóa B3A, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), những năm gần đây, tỷ lệ bệnh nhân béo phì có xu hướng gia tăng nhanh trên toàn cầu. Nguyên nhân của béo phì là sự tích tụ quá nhiều chất béo trong cơ thể, gây hại sức khỏe người bệnh.
Theo báo cáo từ Lancet, tỷ lệ thừa cân, béo phì trên toàn thế giới đã tăng 27,5% với người lớn và 47,1% với trẻ em giai đoạn 1980-2013.
Béo phì còn liên quan chặt chẽ với một số bệnh mạn tính như tiểu đường type II, tăng huyết áp, bệnh mạch vành và ung thư. Ngoài ra, bác sĩ Dư cho hay béo phì còn có mối liên quan về cơ chế bệnh sinh với bệnh gai đen.
Hiểu rõ hơn về bệnh gai đen
“Gai đen (Acanthosis nigricans) là một trong những bệnh kết hợp ở người béo phì. Bệnh đặc trưng bởi những vệt màu từ nâu nhạt đến đen xuất hiện ở vùng cổ, nách, háng, dưới bầu ngực và một số vị trí ít gặp khác”, bác sĩ Dư nói.
Biểu hiện của bệnh gai đen tại cổ chân của một bệnh nhân 26 tuổi bị béo phì. Ảnh: BVCC.
Theo vị chuyên gia này, sự gia tăng của tình trạng béo phì khiến số lượng bệnh nhân mắc gai đen đang dần nhiều hơn. Trên thế giới, số lượng bệnh nhân phải đi khám vì biểu hiện thay đổi màu da, nhất là nhóm thanh thiếu niên, thậm chí nhiều hơn béo phì. Tại Việt Nam, căn bệnh này vẫn chưa được biết đến rộng rãi.
Bác sĩ Dư chia sẻ: “Cơ chế bệnh sinh chính xác của bệnh gai đen vẫn chưa được làm sáng tỏ đầy đủ. Tuy nhiên, nhiều báo cáo cho thấy bệnh nhân béo phì kết hợp gai đen có mức insulin và c-peptide cao hơn nhóm béo phì đơn thuần”.
Điều trị bệnh gai đen như thế nào?
Video đang HOT
Hiện tại, thế giới và Việt Nam chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh gai đen. Do đó, các bác sĩ thường điều trị nguyên nhân gây bệnh như:
Giảm cân
Với người mắc bệnh gai den do thừa cân, béo phì, bác sĩ thường chỉ định họ áp dụng các biện pháp giảm cân gồm xây dựng chế độ ăn hợp lý, vận động thể thao thường xuyên. Sau khi giảm cân, bệnh có thể hết hoặc giảm tùy trường hợp.
Ngừng thuốc hoặc các chất bổ sung
Một số trường hợp mắc bệnh gai đen liên quan đến việc sử dụng một loại thuốc hoặc chất bổ sung. Khi đó, bệnh nhân được yêu cầu ngưng sử dụng thuốc, bệnh gai đen sẽ tự chấm dứt.
Thoa kem
Trong một số tình huống, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thoa kem theo toa để làm sáng hoặc mềm các vùng da bị ảnh hưởng.
Dùng xà phòng
Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân dùng xà phòng có tính kháng khuẩn, thao tác nhẹ nhàng để tránh vùng da tổn thương bị cọ xát, khiến bệnh trầm trọng hơn.
Bên cạnh các biện pháp trên, một cách cũng được bác sĩ cân nhắc tùy trường hợp là phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày hình ống. Phương pháp này đã được chứng minh cho kết quả tốt trong thời gian ngắn và trung hạn, hiệu quả giảm cân trung bình 5 năm đạt 60-80% cân nặng dư thừa, tỷ lệ biến chứng thấp hơn so với các phẫu thuật khác.
Bệnh nhân béo phì còn gắn với nhiều bệnh lý mạn tính khác liên quan huyết áp, tim mạch… Ảnh: BBC.
“Điều trị rối loạn sắc tố trong bệnh gai đen khá khó khăn. Với bệnh nhân gai đen có thể trạng béo phì, việc điều trị được khuyến cáo cần dựa vào điều chỉnh cân nặng. Khi cân nặng được kiểm soát tốt, bệnh nhân giảm cân về bình thường, tình trạng rối loạn màu sắc da sẽ được cải thiện”, bác sĩ Dư giải thích.
Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Phẫu thuật Tiêu hóa, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Ống tiêu hóa, chuyên gia phẫu thuật điều trị bệnh béo phì, để chữa khỏi gai đen, bác sĩ cần xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra biện pháp điều trị phù hợp và mang lại hiệu quả tích cực.
Ông Tuấn chia sẻ từng phẫu thuật cho một thanh niên béo phì nặng có tình trạng gai đen. Sau phẫu thuật 6 tháng, bệnh cải thiện rõ rệt, các vệt đen mờ dần. Hiện tại, bệnh nhân được theo dõi tiếp tiến triển của bệnh.
Vị chuyên gia này khuyến cáo người dân khi nhận thấy có các triệu chứng của bệnh gai đen nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và được tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất.
Những thói quen phá hoại nỗ lực giảm cân của bạn
Một số người ăn ít chất béo, bỏ bữa, tập thể dục hàng ngày để giảm cân nhưng thất bại.
Có một số thói quen khiến cho nỗ lực giảm cân của bạn không thành công:
Ăn ít chất béo
Lời khuyên có vẻ ngược đời nhưng bạn hãy ngừng mua thực phẩm được quảng cáo ít chất béo hoặc không có chất béo. Thông thường, chúng chỉ giúp bạn giảm bớt một ít calorie. Thậm chí, một số loại thay thế chất béo vô hại bằng các loại carb hấp thu nhanh dẫn tới lượng đường bổ sung quá nhiều, sau đó làm bùng phát cơn đói.
Tập thể dục mỗi ngày
Thói quen tập luyện hàng ngày của bạn rất tốt, nhưng bạn cần cho cơ thể của mình thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi.
Theo chuyên gia thể hình và dinh dưỡng Jay Cardiello, việc vận động quá mức có thể dẫn đến chấn thương, khiến quá trình tập luyện của bạn bị cản trở. HLV này đề nghị nên nghỉ một hoặc hai ngày mỗi tuần.
Ngủ quá ít hoặc quá nhiều
Theo các nhà nghiên cứu, những người ăn kiêng ngủ 5 tiếng hoặc ít hơn sẽ tích tụ lượng mỡ bụng nhiều gấp 2,5 lần. Điều tương tự xảy ra với những người ngủ hơn 8 tiếng mỗi ngày. Ngủ trung bình 6-7 giờ mỗi đêm là giải pháp tối ưu để kiểm soát cân nặng.
Bỏ bữa
Trong một cuộc khảo sát của Hội đồng Kiểm soát Calorie Mỹ, 17% người Mỹ thừa nhận đã bỏ bữa để giảm cân. Trên thực tế, bỏ bữa làm tăng tỷ lệ béo phì của bạn, đặc biệt là khi bạn không ăn sáng.
Một nghiên cứu từ tạp chí Dịch tễ học Mỹ cho thấy những người bỏ bữa sáng có nguy cơ béo phì cao gấp 4,5 lần. Bỏ bữa làm chậm quá trình trao đổi chất và tăng cảm giác đói. Điều đó khiến cơ thể bạn ở chế độ tích trữ chất béo và làm tăng nguy cơ bạn ăn quá nhiều vào bữa tiếp theo.
Ăn quá nhanh
Phải mất 20 phút để dạ dày báo cho não biết rằng bạn đã ăn đủ lượng thực phẩm cần thiết. Một nghiên cứu trên tạp chí Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ cho thấy những người ăn chậm tiêu thụ ít hơn 66 calorie mỗi bữa so với những người ăn nhanh.
Nếu bạn có thể cắt bớt 66 calorie mỗi bữa, bạn có thể giảm tới 9 kg trong một năm.
Để đèn sáng khi ngủ
Thói quen hàng đêm của một số người có thể gây tăng cân. Một thống kê được công bố trên tạp chí Dịch tễ học Mỹ cho thấy những người ngủ trong phòng tối nhất có nguy cơ béo phì thấp hơn 21% so với những người ngủ trong phòng có nhiều ánh sáng nhất.
Lối sống ảnh hưởng đến bệnh nhồi máu cơ tim thế nào? Nhồi máu cơ tim là tình trạng tắc hoàn toàn một hoặc nhiều nhánh động mạch vành - động mạch cung cấp máu nuôi tim một cách đột ngột, làm chết tế bào cơ tim. Dù nhồi máu cơ tim là bệnh nguy hiểm, nhưng nếu chúng ta biết được các dấu hiệu cảnh báo và đến bệnh viện sớm thi có thể...