Camera dưới đáy Nam Cực phát hiện bất ngờ tại nghĩa địa cá voi
Theo nhóm nghiên cứu, đứng đầu là giáo sư sinh thái học Kathrin Bolstad tại ĐH Công nghệ Auckland (New Zealand), việc bắt gặp nghĩa địa cá voi là hoàn toàn tình cờ trong một chuyến thám hiểm vào năm 2017.
Nhận thấy đây là phát hiện hiếm gặp, nên nhóm nghiên cứu đã dùng camera ghi lại thước phim có độ phân giải cao để sau đó tiến hành phân tích.
Hóa ra nơi họ quay được chính là nghĩa địa cá voi tự nhiên ở xa xích đạo nhất từng được phát hiện. Kết quả quan sát đã được các nhà nghiên cứu công bố trên tạp chíPolar Biology.
Theo nhóm nghiên cứu, nghĩa địa cá voi này nằm ở độ sâu 945m, ngoài khơi bán đảo Tây Nam Cực. Tuy nhiên, địa điểm này khiến phát hiện trở nên khác thường hơn. Bởi phần lớn khu vực nghĩa địa cá voi nằm ở bắc Thái Bình Dương, ngoài khơi bờ biển California và Nhật Bản. Trên thực tế có chưa tới 5% nghĩa địa cá voi nằm ở gần vùng cực.
Xác cá voi được tìm thấy đang trong quá trình phân hủy. Ảnh: NHK
Xác cá voi ở nghĩa địa này có kích thước khổng lồ. Chỉ riêng hộp sọ đã dài khoảng 2 m. Các nhà nghiên cứu xác định con vật thuộc loài cá voi minke ở Nam Cực. Theo Cục Khảo sát Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA), đây là loài cá voi có thể dài tới 10,7 m.
Xác cá voi trở thành nguồn thức ăn của nhiều sinh vật biển trong nhiều năm. Ảnh: NHK
Theo các chuyên gia, xác cá voi sau khi rơi xuống đáy biển thường trải qua 4 giai đoạn phân hủy. Trong trường hợp này, xác con cá voi trong video đang ở cuối giai đoạn 2. Trong giai đoạn này, phần lớn mô mềm đã bị các loài ăn xác thối lớn tiêu hóa, nhưng bộ xương của nó vẫn còn một ít mô sót lại và thu hút động vật nhỏ hơn. Thước phim đặc biệt này đã giúp các nhà nghiên cứu hiểu sâu hơn về quá trình phân hủy liên tục với nhiều loài khác nhau cùng sinh tồn.
Thực tế vẫn còn rất nhiều điều để tìm hiểu về các nghĩa địa cá voi, bao gồm cả nhiều loài mà khoa học chưa biết đến. Tuy nhiên, cơ hội để thực hiện những chuyên lặn dưới nước ở Nam Cực là rất ít. Do đó, việc phát hiện ra bữa tiệc xung quanh xác cá voi là một điều rất hiếm gặp.
Tìm thấy thiên thạch 'khủng' chứa vật chất hàng tỉ năm ở Nam Cực
Các nhà nghiên cứu ước tính chỉ có khoảng 100 trong số khoảng 45.000 thiên thạch được thu hồi ở Nam Cực trong thế kỷ qua có kích thước như thế này hoặc lớn hơn.
Cận cảnh thiên thạch hiếm BẢO TÀNG FIELD Ở CHICAGO
Theo Bảo tàng Field ở Chicago (Mỹ), quang cảnh Nam Cực vô cùng lý tưởng cho hoạt động săn thiên thạch, vì bề ngoài đen tuyền của chúng nổi bật trên nền tuyết trắng. Thậm chí khi chúng chìm trong lớp băng dày, chuyển động của các băng tầng ở đây cũng đẩy thiên thạch lên gần bề mặt băng, cho phép dễ dàng tìm thấy chúng hơn ở những địa hình khác.
Gần đây, một đội ngũ các nhà nghiên cứu vừa quay về từ Nam Cực với 5 thiên thạch mới, trong đó có thiên thạch trọng lượng khoảng 7,5 kg.
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) định nghĩa thiên thạch là phần còn sót lại sau khi một tiểu hành lao xuyên qua bầu khí quyển của địa cầu và rơi xuống mặt đất.
"Trong nhiều trường hợp, kích thước không phải là điều quan trọng đối với thiên thạch, và thậm chí những thiên thạch siêu nhỏ lại có giá trị cao về khía cạnh khoa học", Đài Fox News hôm 30.1 dẫn lời bà Maria Valdes, nhà nghiên cứu của Bảo tàng Field ở Chicago. Tuy nhiên, họ vẫn vui mừng khi tìm được thiên thạch với kích cỡ đáng nể như thế.
Bà Valdes ước tính chỉ có khoảng 100 trong số 45.000 thiên thạch tìm được ở Nam Cực trong thế kỷ qua có trọng lượng từ 7,5 kg hoặc hơn. Đây cũng là thiên thạch chứa một số vật liệu cổ xưa nhất của hệ mặt trời.
Nam Cực bất chợt tối sầm vì nhật thực toàn phần hiếm có
Chuyên gia Valdes thuộc nhóm 4 nhà khoa học tham gia sứ mệnh săn thiên thạch do trưởng nhóm Vinciane Debaille của Đại học Tự do Bruxelles (ULB) dẫn đầu.
Họ là nhóm đầu tiên tìm kiếm thiên thạch dựa vào phương pháp sử dụng bản đồ dựa vào những hình ảnh chụp từ vệ tinh do ULB phát triển để định vị các điểm có thể xuất hiện thiên thạch.
Sông băng Greenland tan chảy nhanh gấp 100 lần so với ước tính Tốc độ băng tan của Greenland khiến các nhà khoa học bất ngờ. Theo một mô hình mới, các sông băng ở Greenland đang tan chảy nhanh gấp 100 lần so với tính toán trước đây. Trước đây, các nhà khoa học đã sử dụng các mô hình phát triển ở Nam Cực tại nơi các lưỡi băng nổi trên mặt nước biển....