Cam kết vì một thế giới hòa bình và an toàn
Tối 29/11, Hội nghị cấp cao Siem Reap – Angkor vì một thế giới không có bom mìn hay Hội nghị kiểm điểm lần thứ 5 Công ước cấm mìn sát thương ( Công ước Ottawa) tại tỉnh Siem Reap đã khép lại với cam kết vì hòa bình và an toàn trên toàn thế giới của nước chủ nhà Campuchia.
Tiến sĩ Ly Thuch, Bộ trưởng cấp cao, Phó Chủ tịch thứ nhất Cơ quan Quản lý hành động bom mìn và Hỗ trợ nạ.n nhâ.n bom mìn của Campuchia (CMAA) chủ trì phiên họp toàn thể Hội nghị thượng đỉnh Siem Reap-Angkor về một thế giới không có bom mìn. Ảnh: AKP/TTXVN phát
Cam kết trên được Tiến sĩ Ly Thuch – Chủ tịch Hội nghị kiểm điểm lần thứ 5 Công ước cấm mìn sát thương (Công ước Ottawa), Bộ trưởng cấp cao phụ trách công tác đặc biệt kiêm Phó Chủ tịch thứ nhất Cơ quan Quản lý hành động bom mìn và Hỗ trợ nạ.n nhâ.n bom mìn của Campuchia (CMAA) khẳng định tại phiên bế mạc hội nghị.
Theo phóng viên TTXVN tại Campuchia, trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị cấp cao Siem Reap – Angkor vì một thế giới không có bom mìn, diễn ra từ ngày 25-29/11 tại tỉnh Siem Reap, Bộ trưởng cấp cao Ly Thuch nêu rõ: “Hội nghị đã phản ánh cam kết không ngừng của Campuchia đối với hoạt động phòng chống bom mìn và sự chuyển đổi của quốc gia này từ một đất nước bị ảnh hưởng bởi bom mìn thành một quốc gia đi đầu toàn cầu về chống bom mìn. Hội nghị đã đoàn kết các quốc gia, tổ chức và cá nhân trong tầm nhìn chung về một thế giới không có bom mìn”.
Theo Phó Chủ tịch thứ nhất CMAA, việc thông qua các văn kiện quan trọng, trong đó có Kế hoạch hành động Siem Reap – Angkor, đán.h dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình chung.
Hội nghị thu hút 978 đại biểu tham gia, bao gồm các đại biểu đến từ 106 quốc gia trên khắp thế giới và 58 tổ chức, cùng 212 phóng viên trong nước và quốc tế. Bế mạc hội nghị, Tiến sĩ Ly Thuch đã trao cờ Công ước Ottawa năm 2025 cho Nhật Bản thông qua đại diện là bà Ichikawa Tomiko – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền kiêm Trưởng phái đoàn thường trực của Nhật Bản tại Hội nghị giải trừ quân bị ở Geneva, Thụy Sĩ.
Video đang HOT
Quang cảnh phiên họp toàn thể cuối cùng của Hội nghị thượng đỉnh Siem Reap-Angkor về một thế giới không có bom mìn. Ảnh: AKP/TTXVN phát
Campuchia là một trong những quốc gia gánh chịu thiệt hại nặng nề bởi chiến tranh với nhiều bom mìn và vật liệu chưa nổ còn sót lại khắp nơi, thường xuyên đ.e dọ.a tính mạng của người dân. Tính từ năm 1979, có hơn 65.000 người Campuchia bị thương tật do bom mìn và vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh, trong đó có hơn 19.000 trường hợp t.ử von.g.
Để chấm dứt nỗi đau của người dân bị ảnh hưởng bởi bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, Campuchia đã thể hiện quyết tâm cao trong hoạt động rà phá bom mìn. Trong vòng 30 năm, từ năm 1992 – 2022, có 2.531 km2 đất đai ở “Xứ Chùa Tháp” được rà phá bom mìn, trở thành những vùng đất an toàn cho khoảng 9 triệu người dân khai thác sử dụng, cùng các hoạt động sản xuất nông nghiệp, xây dựng nhà ở, trường học, bệnh viện, cầu, đường.
Thông qua hoạt động rà phá bom mìn, lực lượng chuyên môn đã phát hiện, phá hủy hàng triệu quả mìn và vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Campuchia. Trong đó, có hơn 1,1 triệu quả mìn sát thương, hơn 26.000 quả mìn chống tăng và trên 3 triệu khí tài, vật liệu nổ khác. Số nạ.n nhâ.n bom mìn ở Campuchia đã giảm dần qua từng năm, từ 4.320 trường hợp vào năm 1996, cũng là năm ghi nhận có số lượng thương vong cao nhất, xuống còn 44 trường hợp vào năm 2021.
Tính đến cuối năm 2022, Campuchia vẫn còn khoảng 2.001 km2 được cho là có bom mìn và vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh, bao gồm 703 km2 có bom mìn và 1.298 km2 có vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh.
Thông qua nỗ lực chung, đến thời điểm này, đã có 15 trong tổng số 25 đơn vị hành chính cấp tỉnh ở Campuchia công bố hết bom mìn.
BRICS: Thách thức mới cho EU giữa khủng hoảng hiện hữu
Từ một nhóm kinh tế mới nổi thành lập năm 2009, BRICS đã vươn lên thành một trung tâm chiến lược của "phía Nam toàn cầu" thu hút nhiều quốc gia tham gia.
Các nhà lãnh đạo chụp ảnh chung tại Hội nghị Cấp cao Nhóm BRICS ở Kazan, Nga, ngày 23/10/2024. Ảnh: IRNA/TTXVN
Trong bối cảnh trật tự toàn cầu đang thay đổi, sự mở rộng và ảnh hưởng ngày càng lớn của nhóm các nền kinh tế mới nổi-BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi và các đồng minh tiềm năng) đã trở thành thách thức chưa từng có đối với sự cân bằng quyền lực toàn cầu.
BRICS - Định hình lại bàn cờ địa chính trị
Từ một nhóm kinh tế mới nổi thành lập năm 2009, BRICS đã vươn lên thành một trung tâm chiến lược của "phía Nam toàn cầu" (Global South), thu hút sự tham gia của các quốc gia như Saudi Arabia và có thể cả Indonesia, Nigeria trong tương lai gần. Hiện tại, BRICS đại diện cho gần một nửa dân số thế giới và vượt qua nhóm các nền kinh tế hàng đầu thế giới (G7) ở các lĩnh vực quan trọng như sản xuất dầu và kiểm soát các khoáng sản chiến lược.
Những sáng kiến như hệ thống thanh toán quốc tế BRICS Pay và các thỏa thuận thương mại bằng nội tệ nhằm giảm sự phụ thuộc vào đồng USD, tạo nên một trật tự đa cực.
Điều này không chỉ thách thức sự thống trị kinh tế của phương Tây mà còn là tuyên bố chính trị mạnh mẽ chống lại mô hình do Mỹ dẫn dắt.
Các nhà lãnh đạo như tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thẳng thắn ch.ỉ tríc.h rằng, sự cực đoan và suy thoái đạo đức của phương Tây đã làm giảm sức hút toàn cầu của họ. Trong khi đó, châu Âu, vốn là đồng minh truyền thống của Mỹ, lại đang bị kẹt giữa các vấn đề nội tại và những thay đổi toàn cầu.
EU trước ngã rẽ lịch sử
Liên minh châu Âu (EU) đang phải đối mặt với nguy cơ đán.h mất vị thế khi ảnh hưởng tại các khu vực như châu Phi và châu Á đang suy giảm. Trong khi BRICS mang đến các đề xuất kinh tế cụ thể, EU lại thường áp đặt điều kiện chính trị, văn hóa không phù hợp với mong muốn về sự tự chủ của các nước đang phát triển.
Thêm vào đó, sự thống trị của BRICS trong sản xuất dầu và khoáng sản chiến lược đang đ.e dọ.a chính sách chuyển đổi năng lượng xanh của EU. Nguồn cung nguyên liệu quan trọng cho công nghệ sạch phần lớn do Trung Quốc và Nga kiểm soát, đẩy EU vào thế phụ thuộc ngày càng lớn.
Cả Mỹ lẫn EU đều đang đối mặt với áp lực nội tại. Chính sách bảo hộ của Mỹ, đặc biệt với sự trở lại của ông Donald Trump, có thể khiến Trung Quốc mở rộng thêm chiến lược thương mại với các nước BRICS. Trong khi đó, châu Âu lại bị phân tán bởi những tranh cãi nội bộ về giới tính, đại diện và bộ máy hành chính.
Hành động hay bị bỏ lại phía sau?
Để không rơi vào vị trí phụ thuộc hoặc bị BRICS vượt mặt, EU cần hành động khẩn trương trên bốn mặt trận chính gồm: Tái định hướng liên minh, bằng việc cần xây dựng các quan hệ đối tác thực chất với châu Phi và các nền kinh tế mới nổi, thay vì tiếp tục áp đặt các điều kiện văn hóa, chính trị không phù hợp. Đầu tư chiến lược bằng cách tập trung vào đổi mới công nghệ, cơ sở hạ tầng và năng lượng hạt nhân để đạt được độc lập năng lượng. Duy trì quan hệ đối tác với Washington nhưng giảm sự lệ thuộc, hướng tới một chiến lược tự chủ thực sự. Thay đổi cách tiếp cận các vấn đề quan trọng, tập trung vào cạnh tranh toàn cầu thay vì sa lầy trong các cuộc tranh cãi nội bộ.
BRICS: Lời cảnh tình cho phương Tây
Sự trỗi dậy của BRICS là một cảnh báo trực tiếp với phương Tây, đặc biệt là EU. Khi các quy tắc của trò chơi toàn cầu đang được viết lại, câu hỏi lớn đặt ra là liệu Brussels có đủ ý chí chính trị để lãnh đạo hay chấp nhận một vai trò thứ yếu.
Tương lai của châu Âu phụ thuộc vào khả năng hành động chiến lược và quyết đoán trong một trật tự thế giới mới đầy biến động này.
'Nụ cười Campuchia' - Ấn tượng quảng bá văn hóa và di sản thế giới Ngày 29/10, sự kiện "Nụ cười Campuchia" lần thứ hai đã được tổ chức trước khu đền Angkor Wat nổi tiếng ở tỉnh Siem Reap, Tây Bắc nước này, nhằm quảng bá văn hóa và di sản thế giới của Campuchia tới khách du lịch nội địa và quốc tế. Khu đền cổ Angkor Wat ở Siem Reap, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu...