‘Cắm bản’ trên đỉnh Khâu Vai

Theo dõi VGT trên

Họ chấp nhận thiệt thòi, tình nguyện “cắm bản” ở những điểm trường xa xôi nhất, nhiều “không” nhất.

Họ kiên trì bám bản, mở “chiến dịch tìm trò” với mong muốn gieo con chữ, đổi thay tương lai cho các em nhỏ vùng cao. Đó là những thầy cô giáo trẻ ở vùng núi cao Khâu Vai ( huyện Mèo Vạc, Hà Giang).

Cắm bản trên đỉnh Khâu Vai - Hình 1

Toàn cảnh lớp học tạm tại điểm trường Ha Cá B Ảnh: Đức Văn

Ngồi học không nhìn thấy mặt nhau

Cách trung tâm huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang) chừng 20 cây số, qua những con đường quanh co vách đá thẳng đứng là đến trung tâm xã Khâu Vai – một trong những xã nghèo nhất của huyện miền núi này.

Từ trung tâm xã, chúng tôi tiếp tục vào sâu khoảng 10km, vượt qua những khúc cua tay áo, dốc đá thẳng đứng. Chiếc xe máy luôn phải cài số 1 mới có thể vượt qua để đến điểm trường Ha Cá B. Điểm trường trên núi cao, gió rít từng cơn gợi lên một cảm giác hoang vắng. Nhưng, trong không gian ấy chốc chốc lại vang lên tiếng đọc bài, tiếng nô đùa của các em học sinh lớp mầm nontiểu học.

“Cắm bản” tại điểm trường Ha Cá B đã 7 năm nay, thầy Hoàng Đức Huy (SN 1989, quê huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) không nhớ đã vượt bao lần ngọn núi, cánh rừng để đem con chữ đến với các em học sinh nơi đây. Thầy cho biết, con đường bê tông dẫn vào thôn chỉ mới được đầu tư xây dựng dịp Tết Nguyên đán vừa qua. Trước đó, chưa có đường, giáo viên phải thay nhau xuống núi để mua những đồ dùng thiết yếu như: gạo, cá khô, muối, lạc… vì cả tuần mới ra trung tâm xã một lần.

“Học sinh điểm trường này nhiều em áo không đủ để mặc, không có dép đi. Những bữa cơm phần lớn chỉ là mèn mén chan nước sôi. Mùa đông đến, học sinh ngồi co ro, run cầm cập, tay chân thì lạnh ngắt, môi tím bầm lại, thầy cô phải đốt thêm đống lửa gần lớp để giữ ấm”.

Cô giáo Hà Thị Xuyến, giáo viên điểm trường Ha Cá B (Mèo Vạc, Hà Giang)

“Ngày thường là vậy, nhưng vào mùa mưa rất vất vả. Có lần tôi đến lớp trong bộ dạng lấm lem bùn đất vì trượt ngã. Khổ nhất là các cô, không dám đi xe máy, phải lội bùn 2-3 cây số mới đến được trường”, thầy Huy cho biết.

Gửi lại con thơ cho bố mẹ chăm sóc, cô giáo Hà Thị Xuyến (24 tuổi, quê thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) tình nguyện chọn điểm trường xa nhất của xã Khâu Vai để công tác. “Trước đây, để đến trường phải đi bộ, xe máy không leo nổi. Những ngày đầu chưa quen, hai bàn chân sưng tím lại, chảy máu, đôi lúc tôi đã có ý định từ bỏ. Nhưng nhìn các em học sinh cũng giống như con mình, nên cố gắng bám trường, bám bản, chỉ mong các con học được cái chữ để thoát nghèo”, cô Xuyến chia sẻ.

Theo cô Xuyến, điểm trường Ha Cá B có “3 không”: Không điện, không nước, không internet. Những ngày nắng không sao, còn ngày trời nhiều sương mù cô trò ngồi trong lớp học nhìn chẳng rõ mặt nhau. Nguồn ánh sáng duy nhất là đèn pin hay đèn điện thoại của thầy cô chuẩn bị.

Cắm bản trên đỉnh Khâu Vai - Hình 2

Cô giáo Hà Thị Xuyến hướng dẫn học trò tập đọc Ảnh: Đức Văn

“Học sinh điểm trường này nhiều em áo không đủ để mặc, không có dép đi. Những bữa cơm phần lớn chỉ là mèn mén chan nước sôi. Mùa đông đến, học sinh ngồi co ro, run cầm cập, tay chân thì lạnh ngắt, môi tím bầm lại, thầy cô phải đốt thêm đống lửa gần lớp để giữ ấm”, cô Xuyến nói.

Thầy Huy, cô Xuyến cùng nhau vận động người dân tham gia học tiếng phổ thông; hướng dẫn các em học sinh có thói quen sinh hoạt văn minh…

Ha Cá B là điểm trường khó khăn nhất thuộc xã Khâu Vai (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang). Do điểm trường chưa được kéo điện và xây dựng kiên cố nên học sinh phải học trong lớp ghép. Lớp học nóng bức vào mùa hè, giá lạnh vào mùa đông. Khi trời nhiều sương mù, giáo viên và học sinh ngồi trong lớp không nhìn rõ mặt nhau, nguồn sáng chủ yếu dựa vào đèn tích điện do giáo viên chuẩn bị.

Kiên trì bám lớp, tìm học sinh

Điểm trường Ha Cá B có 42 học sinh, bao gồm 22 học sinh lớp mầm non, 20 học sinh tiểu học; 100% là con em đồng bào dân tộc Mông. Tuy nhiên để duy trì đầy đủ sĩ số này, không phải điều dễ dàng.

Video đang HOT

Cứ sau một dịp nghỉ kéo dài như kỳ nghỉ hè hay nghỉ Tết Nguyên đán, thầy cô cùng chính quyền địa phương lại phải mở “chiến dịch tìm trò”, băng rừng, vượt suối đến từng nhà vận động học sinh quay lại lớp. Vất vả là vậy nhưng không ít lần họ phải nhận những cái lắc đầu của cả phụ huynh và học sinh.

Thầy Huy cho biết, đa phần học sinh ở đây có hoàn cảnh gia đình khó khăn phải nghỉ học phụ giúp bố mẹ. “Khi chúng tôi đi vận động, giải thích ích lợi của việc học cho phụ huynh, không phải ai cũng nghe ngay. Có trường hợp phải thuyết phục vài ngày phụ huynh mới đồng ý cho con đến lớp. Tôi cùng đồng nghiệp phải kiên trì giải thích cho bà con về tầm quan trọng của việc học, có học mới có thể thoát nghèo”, thầy Huy chia sẻ.

Vất vả hơn giáo viên dưới xuôi nhiều lần, nhưng những thầy, cô đang công tác tại các điểm trường khó khăn như Ha Cá B gần như không biết đến không khí ngày lễ 20/11, hiếm khi được nhận một bông hoa hay lời chúc ý nghĩa từ học trò hay phụ huynh. Với họ, niềm vui chính là được nhìn thấy học sinh đến lớp đông đủ, được nghe thấy tiếng nô đùa, đọc chữ của lũ trẻ.

"Thầy Vỹ khùng" 20 năm miệt mài cõng chữ lên non

Tôi muốn xóa sổ tất cả điểm trường tạm, tôi đã hứa với các thầy cô sẽ cố gắng giúp đỡ, cải thiện điều kiện học tập của các em.

Tình yêu thương cảm hóa người thầy

Tháng 10, tháng 11 vừa qua, vùng đất Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) phải gồng mình vật lộn để vượt qua những tang thương từ bão, lũ, những trận lở đất triền miên.

Đó cũng là khoảng thời gian mà nhiều thầy cô giáo lội bùn vào tận bản sâu cùng chính quyền hỗ trợ công tác khắc phục thiên tai.

Không ít trường học bị tốc mái, có trường bị đổ sập hoàn toàn, các thầy cô lại ngược xuôi xin từng tấm tôn, từng bao xi măng về dựng lại trường, lớp.

Trong số những giáo viên ấy, có người thầy 20 năm qua vẫn miệt mài với hành trình cõng chữ lên non, lặng thầm gieo yêu thương trên những bản làng còn nhiều gian khó.

Gắn bó với công tác giáo dục của huyện miền núi nghèo tỉnh Quảng Nam từ thuở những lớp học còn là nhà tranh vách đất, thầy Nguyễn Trần Vỹ (sinh năm 1979, giáo viên Trường Tiểu học Kim Đồng, xã Trà Mai, huyện Nam Trà My) nghẹn ngào mỗi khi nhắc lại đau thương những ngày qua.

Nhiều năm nay, sau những tiết dạy học, người thầy ấy lại rong ruổi khắp các ngọn núi để cùng xây trường, dựng lớp, kết nối yêu thương, sẻ chia khó khăn với bà con vùng cao.

Trở về sau một ngày tham gia sửa sang lại trường học ở xã Trà Leng, thầy Vỹ kể cho tôi nghe những câu chuyện đặc biệt trong cuộc đời của thầy giáo cắm bản.

Ngày ấy, với khát khao bước vào giảng đường đại học để thay đổi cuộc đời, cậu học trò Nguyễn Trần Vỹ đã thi đậu vào Trường Đại học Nông lâm Huế. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, cậu đành rẽ hướng, quyết định học tại Trường Trung cấp Sư phạm Quảng Nam để được miễn học phí. Đó có lẽ là sự sắp đặt của định mệnh đưa thầy đến với những lớp học yêu thương sau này.

Tháng 9 năm 2000, sau khi ra trường, thầy Vỹ nhận công tác ở xã Trà Mai, huyện Nam Trà My. Khoảng cách từ nhà tới trường chính khoảng 100 cây số, thầy phải đi 2 chuyến xe đò mới tới nơi. Được phân công dạy ở điểm trường Tu Nất trên núi cao, từ trường chính, thầy phải đi bộ hơn 6 giờ đồng hồ, nếu vừa đi vừa nghỉ có khi mất nguyên một ngày.

Ngày đầu đến lớp, thầy giáo trẻ thất vọng khi tận mắt nhìn thấy lớp học lụp xụp dựng lên từ tre nứa với vài tấm mái tôn che nắng che mưa.

Thầy Vỹ khùng 20 năm miệt mài cõng chữ lên non - Hình 1

Thầy Nguyễn Trần Vỹ 20 năm gắn bó với công tác giáo dục huyện miền núi Nam Trà My (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Thầy Vỹ tâm sự: "Vốn không đam mê với nghề ngay từ đầu, đường đi gian nan, lên đây lại đối diện với cuộc sống khó khăn, không biết bao lần tôi định bỏ về.

Sau ngày nghỉ, trở lại trường, lớp học bỗng chốc biến thành chuồng gia súc vì dê, bò vào trong, thầy cô phải dọn dẹp, sửa sang lại lớp. Những ngày đó, tôi chỉ muốn rời xa vùng đất nghèo nàn, xơ xác ấy.

Quần áo lúc nào cũng cuộn tròn trong ba lô, chỉ chờ đến cuối tuần để về nhà. Về rồi, tôi không bao giờ muốn lên núi nữa".

Dù khó khăn nhưng được gia đình động viên, thầy Vỹ kiên trì bám trường, bám bản. Và rồi, thời gian qua đi, những câu chuyện yêu thương trên mảnh đất non cao lại gieo vào trong trái tim thầy giáo trẻ những cảm xúc đặc biệt.

Có ngày cuối tuần thầy ở lại trường, đến nhà vận động học sinh tới lớp. Đến gần với cuộc sống của người dân, thầy Vỹ đã thay đổi suy nghĩ khi chứng kiến đời sống nhiều khó khăn của dân bản.

"Có em học sinh không biết bố là ai, mẹ bỏ đi biệt tích, sống với bà ngoại nằm liệt giường và người cậu. Nhà em ở chỉ là cái lán nhỏ với mấy phên tre nứa, cành cây.

Nhiều em nghèo khó, bữa đói bữa no, quần áo cũ nát. Nhưng mỗi ngày, tôi vẫn thấy ánh mắt hồn nhiên, nụ cười trong sáng của những đứa trẻ ấy. Trong khi mình đi làm, có đồng lương, tại sao mình lại buồn chán, sao mình không cố gắng vì các em?", thầy Vỹ nhớ lại những trăn trở ngày ấy.

Thầy Vỹ khùng 20 năm miệt mài cõng chữ lên non - Hình 2

Hạnh phúc của người thầy là mang con chữ và yêu thương đến với trẻ em vùng cao (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Rồi không biết từ bao giờ, lớp học, bản làng, núi đồi lại trở thành những hình ảnh thân quen, là một phần không thể thiếu trong cuộc đời của thầy giáo vùng cao.

Thầy Vỹ kể: "Câu chuyện thay đổi hoàn toàn cuộc đời tôi là vào một ngày cuối năm học, anh tổ trưởng sản xuất thôn - người thường góp gạo cho thầy cô, mời chúng tôi về nhà chơi. Anh có làm thịt một con gà, tôi bảo anh cho ít gạo vào nước luộc gà để có nồi cháo. Thế nhưng lúc sau không thấy cháo đâu, cũng chẳng có cơm, chỉ có một nồi sắn. Anh bảo rằng, bà con chỉ ăn sắn, nhưng thầy cô ăn sắn không quen đâu. Hóa ra họ góp gạo cho thầy cô còn để gia đình mình ăn sắn.

Lúc ấy, cổ họng tôi bỗng nghẹn lại. Bao lâu nay tôi không hề hay biết bà con đã nhường từng lon gạo ít ỏi cho mình".

Cũng từ giây phút ấy, thầy Vỹ quyết gắn bó cuộc đời mình với mảnh đất Nam Trà My. Thầy dành những ngày nghỉ lên bản chơi với những đứa trẻ vùng cao, chia sẻ công việc với người dân thôn bản.

Sau 5 năm gắn bó với điểm trường Tu Nất, thầy Vỹ về công tác tại trường chính. Có thời gian thầy về công tác tại phòng giáo dục của huyện. Thế nhưng, dù đi đâu thầy cũng không quên hướng về những ngọn núi cao, nơi có những đứa trẻ hồn nhiên trong sáng, nơi có những con người nồng hậu ấm áp yêu thương.

"Mình đã cùng bà con sống trong cái nghèo, cái khổ, lại nhận được nhiều tình cảm yêu thương nên mình càng muốn làm nhiều hơn để giúp đỡ họ", thầy Vỹ chia sẻ.

Nhớ lại hành trình dạy học vùng cao, những câu chuyện, ký ức như mới ngày hôm qua lại ùa về.

Ngày ấy, cách đây cả chục năm, cứ có thầy, có trò là có lớp học, lớp học được dựng lên từ mấy cọc gỗ, tre nứa, bên trên là mái tôn lợp tạm.

Cứ như thế, thầy trò cùng nhau vượt qua khó khăn, thiếu thốn trên hành trình tìm kiếm con chữ.

"Có năm sau kỳ nghỉ hè, thầy cô lên núi thì ngôi làng đã dời đi đâu mất, vì người dân có tục lệ gặp vấn đề như có người tự tử,... là cả làng sẽ dời đi.

Vậy là thầy cô lại vác những tấm tôn đi theo tìm dân làng để dựng lại lớp học, chúng tôi vẫn thường nói vui là khiêng cả trường đi, thực tế cả trường chỉ có mấy mái tôn là giá trị nên mang theo để dựng trường mới", thầy Vỹ kể lại.

Ở vùng cao, nhiều em học sinh bỏ học vì nghèo, ở nhà đi nương cùng bố mẹ, không tiếp thu kiến thức được do thời gian học gián đoạn hoặc vì nhà quá xa điểm trường.

Thầy cô lại tìm cách vận động hỗ trợ các em tới lớp, có thầy cô nuôi luôn học trò tại trường, kèm học các em ban đêm, rồi xin thêm cho các em áo quần, sách vở.

"Dẫu khi lên dạy học vùng cao, ai cũng mang theo đôi giày, áo sơ mi trắng nhưng có mặc bao giờ đâu. Đôi khi thèm lắm được xỏ chân vào đôi giày, mặc chiếc áo trắng cho ra dáng người thầy, mấy anh em diện một chút rồi lại bỏ vào túi thôi.

Ngồi trong những lớp học tạm bợ, mỗi trận mưa nước dột khắp nơi. Những ngày đông rét cắt da cắt thịt, nhìn học trò quần áo mỏng manh, tôi phải cho các em ra chơi đến 2, 3 lần, chạy nhảy cho ấm cơ thể. Cũng đôi khi thầy trò ngồi đốt lửa, vừa học vừa quạt khói cay xè đôi mắt", thầy Vỹ chia sẻ.

Thầy Vỹ khùng 20 năm miệt mài cõng chữ lên non - Hình 3

Thầy Vỹ kết nối với các nhóm thiện nguyện giúp đỡ bà con dân bản. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

"Con ở nhà lên facebook coi ba đang ở ngọn núi nào"

Đó là câu nói của cậu con trai 6 tuổi khi nói về những tháng ngày xa cách ba. Mặc dù nhà ở thành phố Tam Kỳ, vợ và hai cậu con trai đều công tác, học tập dưới xuôi, nhưng hầu hết thời gian của thầy Vỹ lại gắn với núi rừng Nam Trà My.

Những ngày đầu, một mình thầy Vỹ đi khắp nơi xin đồ dùng, thực phẩm về hỗ trợ bà con. Sau này, thầy trở thành người kết nối những nhóm thiện nguyện đến với dân bản.

Năm 2014, thầy thành lập câu lạc bộ "Kết nối yêu thương" gồm những thầy cô giáo, cán bộ huyện, thợ xây,... tất cả đều chung một tấm lòng hướng về vùng cao khốn khó.

Thầy Vỹ nhớ lại: "Năm 2014, tôi có chiếc điện thoại cũ kết nối mạng, sau khi lập facebook, biết nhiều nhóm từ thiện, mình xin gạo, xin đồ cho học sinh, bà con trên đó.

Sau đó có các đoàn từ thiện đến đều nhờ tôi khảo sát địa điểm, lo từng cung đường đi, từ khâu khuân vác đồ, hỗ trợ đến từng bản.

Mình chỉ làm kết nối thôi, bản thân lương giáo viên không dư giả gì, mình có gì cho bà con đâu, mình cho là cho công sức. Thỉnh thoảng mình mua thêm hộp bánh, hộp kẹo cho các con làm quà".

Thầy Vỹ khùng 20 năm miệt mài cõng chữ lên non - Hình 4

Thầy Nguyễn Trần Vỹ là một trong 10 gương mặt vinh dự nhận Giải thưởng Tình nguyện Quốc gia 2020. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Về sau, thầy Vỹ kết nối với các nhóm thiện nguyện khác thực hiện các dự án xây trường, nuôi cơm học sinh vùng cao cùng lời hứa với các thầy cô, dân bản sẽ giúp đỡ, cải thiện cuộc sống cho bà con cũng như điều kiện học tập cho học sinh.

Từ khi thành lập đến nay, câu lạc bộ của thầy đã kết nối với các nhóm thiện nguyện xây được gần 100 phòng học, 50 phòng ở giáo viên và 4 khu nội trú học sinh.

Vừa rồi, lũ quét, lở đất khiến các trường học, dân cư thiệt hại nặng nề, các thầy cô trong nhóm cùng nhiều đoàn thiện nguyện khác lại lội bùn cùng bộ đội, chính quyền vào hỗ trợ bà con. Trường nào sập, tốc mái, nhóm đều kết nối để sửa sang lại.

Thầy Vỹ kể rằng, vì những chuyến thiện nguyện "quên lối về" mà nhiều người đùa vui gọi mình là "thầy Vỹ khùng" - có nhà, chăn ấm đệm êm không ở lại rong ruổi khắp núi cao.

"Mình biết vợ và hai con thiệt thòi nhiều lắm, cậu con trai út vẫn thường so sánh: Cuối tuần, ngày lễ, bạn bè con được đi chơi cùng ba mẹ. Còn con chỉ biết ở nhà lên facebook coi ba đang ở ngọn núi nào.

Hồi trước, mỗi tuần tôi về với con một lần, cu cậu ngồi đếm ngón tay, đếm hết 1 bàn tay là ba sẽ về. Nhưng rồi có những lần tôi đi cả tháng chưa về, con trai gọi điện vừa khóc vừa hỏi: con đếm hết hai tay, hai chân, con đếm cả tay anh hai nữa rồi, sao ba vẫn chưa về?.

Những ngày mưa bão, mình cũng đành nhờ hàng xóm chằng chống nhà cửa, còn mình vẫn ở trên non cao. Không ít lần vợ trách móc, dỗi hờn, mình chỉ biết động viên. Những ngày hiếm hoi ở nhà, mình phụ vợ dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn để bù đắp phần nào thiệt thòi ấy", thầy Vỹ tâm sự về gia đình.

Và để các con hiểu việc mình làm, thầy Vỹ cho cậu con trai lớn lên trải nghiệm cuộc sống ở bản một vài ngày. Nhờ vậy, hai con của thầy biết học cách chia sẻ, yêu thương. Các con dành tiền tiết kiệm để gửi lên cho ba mua quà cho các bạn. Những dịp Trung thu, hai anh em lại gói quà bánh và đóng vào hộp, gửi ba mang lên vùng cao.

Được sự tiếp sức từ gia đình, được mọi người gửi gắm niềm tin, thầy Nguyễn Trần Vỹ lại tiếp tục hành trình kết nối yêu thương - gieo trồng hạnh phúc trên những ngọn núi cao còn nhiều gian khó. Những người dân bản từ lâu đã xem thầy là người con của núi rừng Nam Trà My.

Với tấm lòng giàu tình yêu thương và những cống hiến thầm lặng ấy, thầy Nguyễn Trần Vỹ vinh dự nhận Giải thưởng Tình nguyện Quốc gia năm 2020 do Trung Ương Đoàn tổ chức.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Bé gái khóc nghẹn trong đám cưới mẹ và cha dượng, phát biểu chạm đến triệu người: Con từng không muốn mẹ quen người khác01:12Kinh hoàng clip bà bầu bất ngờ bị cả kệ hàng đổ sập lên người: Tiếng kêu cứu thất thanh gây ám ảnh01:05Chàng trai đứng bật dậy bỏ về khi bạn gái cũ giàn giụa nước mắt xin quay lại, biết cái kết mới sốc01:08:48"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26Clip bà cụ ăn xin ở Bình Dương rút tờ tiền trên tay chàng trai khiến hơn 5 triệu người dừng lại xem: "Tôi không ngờ"00:31"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Đôi chân như "phát sáng" của Lọ Lem00:41Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người03:51Xót xa hình ảnh chú chó kiệt sức vì bị bỏ đói suốt 2 tuần, câu nói vô cảm của người chủ càng gây phẫn nộ00:19Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39

Tin đang nóng

Hot nhất Weibo: 150 triệu người sốc trước nguyên nhân ly hôn thực sự của Angelababy và Huỳnh Hiểu Minh
09:51:10 19/11/2024
Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Thông tin cáo phó con gái NS Kim Tiểu Long, 1 chi tiết gây xót xa
06:04:33 19/11/2024
Thúy Ngân dắt "tình tin đồn" ra mắt hội bạn thân, lộ 1 cử chỉ cực đáng ngờ
07:17:54 19/11/2024
Quang Hùng MasterD bị kéo vào tranh cãi "ảo quyền lực" một cách vô lý
07:36:04 19/11/2024
Mỹ nam Hoa ngữ mới bị cả MXH chê béo giờ quá đẹp gây "sốc visual": Nhan sắc "chồng quốc dân" mãi mãi là thần
05:56:11 19/11/2024
Bố mẹ dự định cho tôi mảnh đất 10 tỷ, nghe vậy bạn trai liền hỏi: "Sao không bán đi mà mua cho anh con Mercedes 8 tỷ?"
08:31:57 19/11/2024
Phát hiện bị ung thư máu, chị dâu lẳng lặng nằm chờ chết chứ không điều trị, anh tôi liền làm một việc khiến chị chấn động
08:49:31 19/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

EU ban hành 4 luật thúc đẩy vận tải biển an toàn và bền vững

Thế giới

11:25:04 19/11/2024
Các quy định này sửa đổi các chỉ thị liên quan đến điều tra tai nạn hàng hải, ô nhiễm từ tàu biển, tuân thủ yêu cầu của quốc gia treo cờ và kiểm soát tàu thuyền tại cảng.

Sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring, Gia Lai: Khẩn trương xác minh thiệt hại

Tin nổi bật

11:18:37 19/11/2024
Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, hiện trạng toàn bộ công trình của hồ chứa Ia Ring để xây dựng phương án khắc phục toàn diện, đảm bảo an toàn trong thời điểm cao điểm mùa mưa, bão.

Tạo dấu ấn cá nhân độc bản qua trang phục công sở

Thời trang

11:10:33 19/11/2024
Làm sao để có diện mạo chuyên nghiệp, chỉn chu khi đi làm nhưng vẫn đưa được cá tính riêng của bản thân vào từng trang phục? Để giải quyết bài toán đau đầu này, các quý cô công sở hãy theo dõi những gợi ý sau.

Doãn Hải My - vợ Đoàn Văn Hậu đáp trả anti-fan, tiết lộ thời điểm cả nhà nơm nớp lo sợ vì cậu quý tử

Sao thể thao

11:08:42 19/11/2024
Trong dàn WAG Việt, Doãn Hải My là nàng WAG nổi tiếng nhất nhì. Top 10 Hoa hậu Việt Nam 2020 luôn thu hút sự quan tâm của cư dân mạng nhờ ngoại hình xinh đẹp,

Ngạc nhiên chưa, 19-11 là Ngày Quốc tế Đàn ông!

Lạ vui

11:05:40 19/11/2024
Ngày Quốc tế Đàn ông 19-11 (International Men s Day), một dịp đặc biệt để tôn vinh những đóng góp của nam giới trong gia đình, cộng đồng và xã hội.

Những lớp học miễn phí của thầy Huy, có cả phụ huynh, giáo viên cùng học

Netizen

10:22:18 19/11/2024
Cho đến giờ đã 17 tuổi, con vẫn mắc màn cho tôi mỗi tối. Tôi biết ơn thầy Huy vì tôi hiểu không chỉ biết mắc màn cho mẹ, mà con tôi đã được gieo vào tâm hồn những điều tốt đẹp .

Rosé sẽ không bao giờ tha thứ cho tình cũ, làm dấy lên tò mò chàng trai không trả lại nhẫn Tiffany là ai?

Nhạc quốc tế

10:06:12 19/11/2024
Thông qua buổi phỏng vấn, người hâm mộ tiếp tục được lắng nghe những tâm sự của cô nàng thông qua album rosie sắp ra mắt vào ngày 6/12 tới đây.

Bản sắc văn hóa riêng trên những chuyến tàu ngược xuôi ở Indonesia

Du lịch

10:00:20 19/11/2024
Đoàn tàu lách cách chạy theo nhịp điệu đều đặn, đi qua nhiều sắc xanh khác nhau, từ những cánh đồng lúa tươi tốt đến những khu rừng rậm rạp, xen kẽ những dòng sông lấp lánh dưới ánh nắng ban mai.

Nữ diễn viên đình đám lộ clip sốc với nam vương hàng đầu showbiz

Sao châu á

09:56:35 19/11/2024
Năm 2020, nữ diễn viên Chu Trí Hiền và nam vương Hong Kong (Trung Quốc) Lê Chấn Diệp khiến đài TVB điêu đứng khi bị cánh truyền thông bắt quả tang tại trận hành vi ngoại tình.

Món ngon mùa Đông bổ rẻ: Biến loại củ tốt cho người tiểu đường thành món ngon chỉ có trong mùa lạnh

Ẩm thực

09:48:31 19/11/2024
Cách chế biến đơn giản được làm từ loại củ tốt cho người tiểu đường này là món ngon mùa Đông bổ rẻ, được nhiều người ưa thích trong thời tiết lành lạnh.

Chăm sóc da mùa lạnh

Làm đẹp

09:41:50 19/11/2024
Đắp mặt nạ cung cấp độ ẩm lớn, giúp da mềm mịn, căng bóng. Hiện nay, thị trường nhiều loại mặt nạ phù hợp với từng loại da của mỗi người.