Cầm 500K đi chợ về vẫn thiếu nợ cô hàng rau 10K, thấy bản thân tiêu quá đà mẹ trẻ Hà Nội vội vàng cầu cứu để chị em
Chắc có lẽ nhiều trường hợp giống như chị Trần Huyền trên đây, cũng vẫn thường tự thắc mắc, bản thân mình đi chợ/siêu thị đã tiêu quá đà hay do giá thành thực phẩm tăng đây?
Đi chợ tưởng dễ mà khó, tưởng khó mà thực ra là dễ. Khó với những ai chẳng biết mua gì, ăn gì, số lượng bao nhiêu là đủ, cứ thích là mua thôi. Còn dễ với những người biết tính toán, biết chọn lọc thực phẩm và biết lên kế hoạch mua sắm từ trước.
Chia sẻ mới đây của chị Trần Thanh Huyền (hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội) đã chạm đúng tới nỗi lòng của nhiều chị em phụ nữ khác.
Cụ thể, chị Thanh Huyền chia sẻ: ” Sáng ra mạnh mẽ cầm 500 nghìn đi chợ rồi mà lúc về vẫn bị thieu no co hang rau 10 nghìn. Nhom ngo lai thi thay minh cung co mua gi nhieu qua đa đau co chu. Chi mua moi con ga, rau, may lang thit, banh pho voi hoa qua thoi đay ma tien đa bay veo veo roi.
Binh thuong o nha viec đi cho la cua ba, hôm nay ba ban nen minh tu đi ma thay khung khiep ghe. Moi bua ma 500 nghìn nhu nay thi lam sao ma theo đuoc. Bong nho lai đot truoc o rieng minh quan ly viec cho kha hon rat nhieu. Cu len danh sach đo an, thuc pham can thiet trong khoang 3 ngay roi moi đi cho một lần.
Như thế cả tuần mình chi can đi khoang 2 lan mua cac đo che bien chinh thoi, tiet kiem tien va thuc pham thuc su. Vi du 1 cai bap cai thi thu 2 an luộc mot nua, nua con lai đe thu 4 xao. Đot đó minh khong bi lang phi vi luc nao cung kiem soat đuoc luong thuc pham trong tu lanh. Đung la lam cai gi co ky luat van tot hon” .
Đi chợ tưởng dễ mà khó với những ai không biết lên kế hoạch chi tiêu, chỉ biết thích gì mua nấy.
Theo đó vì cả gia đình đã chuyển về sống cùng ông bà nội nên chị Thanh Huyền không cần phải “xách làn đi chợ” mỗi tuần như hồi còn ở riêng nữa. Mọi chuyện liên quan đến mua sắm, thực phẩm ăn hàng ngày chủ yếu do bà nội lo lắng chu toàn. Khi đi làm về chị rảnh thì nấu cơm cho gia đình còn nếu quá bận có thể nhờ bà đỡ. Vì bỏ bẵng đi một thời gian nên khi ra chợ cái gì cũng thấy đắt, một bữa ăn mà hết 500 nghìn khiến chị không khỏi giật mình.
Đồng tình với chị Huyền, chị Hoàng Phương, bà nội trợ ở Vinh cũng cho rằng việc chi tiêu, tài chính trong gia đình nhất thiết là phải có kế hoạch. Đặc biệt là ở khoản đi chợ/siêu thị hàng tuần. Bản thân chị Phương cũng phải lên danh sách cụ thể cần chi tiêu gì, bao nhiêu, mua gì để tránh sa đà vào những thứ không cần thiết.
” Mình quy định việc đi chợ ăn uống cả ngày là 200 nghìn vì nhà mình chỉ có ba thành viên là hai vợ chồng và con thôi. Từ 200 nghìn đó mình sẽ chia ra cho 3 bữa là ăn sáng, ăn trưa và ăn tối. Nếu hôm nào buổi sáng ăn ngoài thì trừ tiền ăn ngoài ra sẽ còn lại là ăn trưa và ăn tối. Buổi trưa con ăn tại lớp thì được tính vào tiền học hành của con.
Mẹ thì mang cơm theo đi ăn trưa. Còn bố thì tùy nhưng sẽ đưa mức tối đa là 50 nghìn/bữa. Nếu khéo chi thì tiền ăn cả nhà buổi tối chỉ mất có 80 nghìn nữa thôi. Muốn kiểm soát chi tiêu thì phải thắt chặt chi tiêu. Đấy là phương châm của mình “, chị Hoàng Phương chia sẻ.
Video đang HOT
Nhiều chị em cũng đồng ý rằng, cầm mấy triệu tiền chợ cứ tưởng quản lý dễ mà cũng khó không ngờ đấy. Nhiều lúc quay đi quay lại tiền cứ đi đâu mất, mà tính ra thì lại chẳng sai. Vậy là cứ đến gần cuối tháng là y như rằng đã cạn tiền.
Và quản lý chi tiêu thật sự quan trọng, không chỉ chi tiêu trong việc chợ búa mà còn ở rất nhiều các khoản tài chính khác. Vì nếu chị em khéo léo còn có thể đầu tư sinh lời nếu dư dả. Không nhất thiết cứ phải đi làm, ở nhà quản lý tiền chồng đưa cũng cần phải khoa học. Chưa kể nếu chị nào kinh doanh thì càng cần, dù chỉ là hàng online hay quán trà đá vỉa hè thôi.
Nếu không biết quản lý tiền bạc khi đi chợ, nguy cơ không có gì để ăn hoặc cháy vì cứ mỗi khi gần cuối tháng là điều dễ hiểu
” Sau bao lần cứ vô tình sa ngã vào các hàng quán ở chợ, mình đúc kết được kinh nghiệm là trước khi đi nên tính sẵn đại khái sẽ mua gì, khoảng bao nhiêu và cầm 1 lượng tiền vừa phải cho những đồ đó thôi. Vì khi đi chợ nhìn gì cũng muốn mua, thậm chí như mình trước còn toàn mua dư vì tâm lý thừa hơn thiếu. Đã có hôm mua 4 loại quả 1 lúc về trong khi nhà chỉ có 1 mình ăn và kết cục cuối cùng phải vứt đi vì ăn không kịp, bị hỏng mất.
Vì thế theo mình chỉ cần quản lý cái chân là coi như quản lý được tiền chợ. Ngày trước mình cũng lười đi chợ hay siêu thị nên mỗi lần đi là mua bán tưng bừng, xách lệch cả người. Các bà ở chợ thích lắm, nhưng về nhà lại ngại nấu, thích ăn ngoài hơn nên thực phẩm luôn trong tình trạng cấp cứu rồi mang bỏ, 1 vòng luẩn quẩn như mình nói ở trên. Nên giờ mình chỉ cần ăn uống tại nhà, mua gì ăn đó thôi là đạt mục tiêu rồi “, chị Ngọc Nhung ở Sài Gòn chia sẻ.
Để tránh tình trạng cầm nhiều tiêu nhiều, thích gì là mua được như chị Thanh Huyền mắc phải cần làm tốt khâu quản lý chi tiêu. Có thể đầu tháng trích 1 khoản quy định rồi bỏ riêng. Ví dụ như đồ ăn gia đình mỗi tháng hết từ 3-5 triệu thì khi đi chợ chỉ dùng đúng khoản đó. Gần hết thì gia đình cuối tháng phải chịu ăn kham khổ, thế mới rút được kinh nghiệm.
Chỉ từ 100K chị vợ mỗi ngày "cân đẹp" mâm cơm cho 6 người, khoản bày biện đến đầu bếp nhìn cũng khen
Với các món ăn bổ dưỡng, đa dạng, chi phí chỉ từ 100K cho mỗi mâm mà 6 người ăn. Hội chị em có ghen tị với tài đi chợ của chị Bích Vân không nào.
Đang làm công việc kế toán cho một khách sạn 4 sao nên công việc của chị Bích Vân (hiện đang ở Sài Gòn) khá là bận rộn.
Tuy nhiên, chị Vân chưa bao giờ quên đi trọng trách của mình, đó là người phụ nữ, người vợ trong gia đình. Đối với chị Vân, việc nấu ăn hàng ngày cho gia đình là không thể thiếu, bởi lẽ nó mang đến cho chị niềm vui.
Nhà chị Vân có 6 thành viên, 3 người lớn, 3 trẻ nhỏ. Ban ngày vợ chồng chị đi làm, các con ở nhà được bà ngoại nấu nướng, chăm ăn. Cuối tuần được nghỉ chị sẽ dành thời gian vào bếp nấu những món ngon đổi bữa cho gia đình.
Chị Bích Vân.
Từng là người không giỏi chuyện bếp núc nhưng tới khi lấy chồng chị đã thay đổi suy nghĩ đó hoàn toàn. Vì muốn chồng con có những bữa cơm ngon, đầy đủ dinh dưỡng mà chị Vân đã học nấu ăn rất nhiều. Cũng chỉ là những món cơm nhà rồi đôi ba món ăn chơi nhưng vì tham khảo trên mạng, biết chú trọng dinh dưỡng cũng như trang trí nên mâm cơm nhà chị Vân lúc nào trông cũng rất hấp dẫn, ngon miệng.
" Mỗi lần nấu ăn, mình đều cố gắng chiêu theo ý thich của mỗi thanh viên trong gia đinh. Phần quan trọng nhất là dinh dương phải cân bằng gồm rau củ thịt cá tráng miêng cho mỗi bữa ăn. Trang trí thì cứ đơn giản, dễ thương là được rồi", chị vợ khéo tay này chia sẻ.
Chị Vân sẽ đầu tư thêm các món decor trang trí cho bàn ăn giúp mâm cơm thêm điểm cộng cho phần nhìn. Những sản phẩm decor này cũng khá rẻ, chỉ dao động từ 30 - 50.000 đồng/chiếc.
Theo đó, mỗi mâm cơm 6 người ăn của nhà chị Vân thường có giá khoảng 100-200K. Đặc biệt, vì quen tay nên thời gian để nấu ăn của chị Vân thường rất nhanh chóng. Tính cả sơ chế lẫn nấu nướng dọn dẹp, chị Vân chỉ mất khoảng 30 phút cho 2-3 món và 60 phút cho 4-5 món.
Theo chị Vân: " Không biêt nấu thì từ tư học dần rôi cũng sẽ thành thạo thôi, làm nhiêu sẽ quen tay nâu nhanh và ngon. Chị thường lên các nhóm về ẩm thực để tham khảo thực đơn, sau đó lựa chọn các món phù hợp với khẩu vị của gia đình để nấu. Ngoài ra, để bữa ăn trông đầy đặn, hấp dẫn hơn, chị cũng chọn mua các loại bát đĩa đồng màu, có kích thước vừa phải".
Cả hai vợ chồng chị Bích Vân đều đi làm về muộn. Thường chị Vân về nhà lúc 6h30, anh xã thì tầm 7h. Lúc này bà ngoại với các cháu đã ăn uống xong, còn lại chị sẽ nấu để 2 vợ chồng ăn. Nếu hôm nào công việc xong sớm chị sẽ tranh thủ về để kịp nấu ăn cho cả nhà. Chi phí một bữa cơm gồm đầy đủ các thành viên gia đình của nhà mình rơi vào khoảng 100k tới 200K. Hôm nào chỉ có 2 vợ chồng ăn thì chỉ tiêu hết tầm 70k đến 100K.
Chị Vân cho hay, vì công việc không có nhiều thời gian rảnh nên cuối tuần được nghỉ chị sẽ đi siêu thị gần nhà lựa chọn thực phẩm đủ ăn trong tuần về sơ chế qua, chia từng phần bỏ tủ lạnh. Những ngày trong tuần 4 bà cháu ở nhà có sẵn đồ trong tủ lạnh nấu rất tiện. Chỉ những thực phẩm trong siêu thị không có hoặc chất lượng không đáp ứng được như nhu cầu mong muốn chị mới ra chợ mua như cua sống xay tươi, rau thơm,...
Để đi chợ tiết kiệm nhất, chị Vân thường hình dung sẵn thực đơn từng bữa trong tuần. Chị chỉ mua với số lượng vừa đủ, đặc biệt chị dự tính rõ ràng với định mức chi tiêu cụ thể từ 200K đổ lại. Trong bữa cơm gồm những món gì, đắt rẻ ra sao chị đều có sự sắp xếp, kết hợp xen kẽ với nhau như một công thức để bữa ăn nào cũng đảm bảo tiêu chí ngon, bổ, đủ chất mà vẫn tiết kiệm.
" 1 bữa cơm của nhà mình luôn phải có đủ 2 món chính, thêm 2 món món phụ đê tiêt kiêm. Ví dụ đồ ăn mặn ngon và giá thành đắt đỏ hơn chút như gà ta, sườn non, tôm tươi thì mình chỉ nấu thêm món canh và rau luôc đơn giản. Còn nêu hôm nào nấu món canh và món xào tốn kém rồi thì món mặn mình chỉ chọn nấu những món nhẹ nhang, đơn giản như thịt luôc, chả chiên, chả lụa, cá chiên, cá kho, trưng chiên".
Trái cây chị thường mua theo mùa để tiết kiệm. Nêu hôm nào tiền thức ăn mua hết ít, chị sẽ mua loại hoa quả tráng miệng cao cấp hơn như măng cụt, nhãn tiêu. Ngược lại nêu chi tiêu vào thức ăn nhiều rồi thì chị sẽ lựa mua hoa quả rẻ như trái thơm, chôm chôm, chuối, ổi.
Cùng ngắm một số hình ảnh mâm cơm ngon miệng khác được chị Bích Vân chuẩn bị cho gia đình nhé.
Nữ bác sỹ khoe mâm cơm chỉ 100 nghìn cho 4 người, chị em tưởng khó đi chợ ai ngờ ngã ngửa trước thực đơn đa dạng Không những vậy, mà mâm cơm của chị Phương Thảo lúc nào cũng đầy ắp món, ai thấy cũng thích mê. Giữa thời buổi giá cả leo thang, nhất là giá các thực phẩm tăng hàng ngày khiến chị em nội trợ vô cùng lo lắng chi tiêu sao cho hợp lý, cân đối giữa các khoản trong gia đình. Khi nhiều người...