California thành vùng dịch lớn nhất Mỹ
Với hơn 415.700 ca nhiễm nCoV toàn bang, California đã vượt New York, trở thành ổ dịch lớn nhất nước Mỹ.
Thống đốc California Gavin Newsom cho biết bang này ghi nhận 12.807 ca nhiễm mới nCoV trong 24 giờ qua, mức tăng hàng ngày cao nhất từ khi đại dịch bùng phát. Số người chết do nCoV tại bang hiện là 7.892, tăng 115 trường hợp so với một ngày trước đó.
Theo số liệu từ NBC, ca nhiễm nCoV tại California đã tăng lên 415.763, vượt con số 415.094 tại New York và cao hơn cả vùng dịch lớn thứ năm thế giới là Nam Phi với hơn 390.000 ca. Tuy nhiên, số người chết do nCoV tại California vẫn kém xa con số 33.368 ca tử vong ở New York.
“Đó là một lời nhắc nhở khác, khi chúng ta cần cảnh báo bất cứ ai về mức độ ảnh hưởng mà nCoV đang gây ra”, Thống đốc Newsom cho biết.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm nCoV tại một trạm lưu động ở thành phố San Diego, bang California, hôm 25/6. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Hồi tháng ba, Newsom trở thành thống đốc đầu tiên ra lệnh phong tỏa toàn bang, buộc các nhà hàng, quán bar, trung tâm giải trí và nhiều doanh nghiệp khác đóng cửa hoặc chuyển đổi cách hoạt động, giúp các ca nhiễm và tử vong mới do nCoV ở California giảm.
Tuy nhiên California, cũng như nhiều bang khác của Mỹ, chứng kiến làn sóng ca nhiễm mới tăng vọt trở lại khi chính quyền dần dỡ các biện pháp hạn chế. Newsom cho biết điều này “không có gì ngạc nhiên” với diện tích rộng lớn của bang và virus có thể dễ dàng lây từ người sang người.
Để ngăn Covid-19, Newsom đã tái áp đặt các biện pháp hạn chế. Ngoài yêu cầu đóng cửa quán bar, Thống đốc California còn ra lệnh cho các nhà hàng, rạp chiếu phim, vườn thú và bảo tàng ngừng hoạt động trong nhà. Phòng tập thể dục, nhà thờ và tiệm làm tóc phải đóng cửa tại 30 quận chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Texas và Florida, hai điểm nóng Covid-19 khác tại Mỹ, báo cáo lần lượt hơn 10.500 và hơn 9.700 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng ca nhiễm toàn bang lên gần 368.000 và gần 380.000 trường hợp.
Kể từ hồi tháng 6, Mỹ đã chứng kiến các ca nhiễm mới tăng nhanh trở lại và hiện các ca tử vong cũng có dấu hiệu tăng cao. Các chuyên gia đã cảnh báo số người chết do nCoV ở Mỹ có thể tăng đột biến sau khi ca nhiễm mới và các ca phải nhập viện gần đây liên tục vượt kỷ lục.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 15,3 triệu người nhiễm và hơn 630.000 người chết. Mỹ đang là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 4,1 triệu ca nhiễm và hơn 146.000 ca tử vong.
Mỹ muốn bắt người 'cố thủ' trong lãnh sự quán Trung Quốc
FBI cáo buộc một nghiên cứu viên Trung Quốc trốn lệnh bắt vì gian lận visa bằng cách ẩn náu trong lãnh sự quán San Francisco suốt một tháng.
Theo hồ sơ Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) trình lên tòa án tại San Francisco hôm 20/7, Juan Tang, nghiên cứu viên người Trung Quốc làm việc ở đại học California, đã khai gian trong đơn xin thị thực Mỹ rằng chưa từng phục vụ trong quân đội Trung Quốc.
Tuy nhiên, các điều tra viên FBI đã tìm thấy ảnh chụp của Juan Tang mặc quân phục Trung Quốc và phát hiện cô từng làm nghiên cứu viên trong Đại học Y Không quân Trung Quốc.
Lãnh sự quán Trung Quốc tại San Francisco sửa chữa sau vụ hỏa hoạn hồi tháng 10/2017. Ảnh: China News
FBI đã thẩm vấn Juan Tang hôm 20/6 và cô này sau đó được cho là đã tới lãnh sự quán ở San Francisco và vẫn ở trong đó tới nay. Juan Tang bị truy tố tội gian lận visa hôm 26/6, nhưng lực lượng hành pháp Mỹ không thể tự ý vào lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco để bắt người.
Lãnh sự quán Trung Quốc tại San Francisco và Juan Tang chưa đưa ra bình luận trước thông tin này. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng không trả lời yêu cầu bình luận.
Tin Juan Tang bị FBI cáo buộc đang trốn trong lãnh sự quán Trung Quốc được trang Axios đưa đầu tiên, sau khi căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang vì Mỹ ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán tại Houston trong 72 giờ.
Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston là một trung tâm tình báo, nhưng Bắc Kinh phủ nhận, cho rằng đây là động thái leo thang căng thẳng, khiêu khích chính trị đơn phương và đe dọa sẽ đưa ra phản ứng cần thiết.
Các công tố viên Mỹ gần đây cũng phản đối đề nghị bảo lãnh tại ngoại cho một nhà nghiên cứu Trung Quốc khác là Chen Song, cũng bị giới chức Mỹ bắt vì gian lận visa. Song là một nhà nghiên cứu chuyên khoa thần kinh làm việc ở đại học Stanford.
Hồ sơ tòa án cũng đề cập tới hai nhà nghiên cứu Trung Quốc khác làm việc ở đại học California và đại học Duke bị truy tố gần đây. FBI nhiều năm nay luôn cảnh báo các trường đại học Mỹ về nguy cơ bị các nhà nghiên cứu người nước ngoài đánh cắp sở hữu trí tuệ.
Gần 625.000 người chết vì nCoV toàn cầu Thế giới ghi nhận hơn 15,3 triệu ca nhiễm nCoV và gần 625.000 người chết, nhiều khu vực tái siết chặt kiểm soát để ngăn Covid-19 lây lan. 213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 15.325.206 ca nhiễm và 624.733 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 254.182 và 6.468 trong 24 giờ qua, trong khi 9.322.346 người đã bình...