Cải xoong chữa bướu cổ
Ngoài ra, cây cải xoong còn có thể chữa tàn nhanh, huyết áp, bí tiểu tiện…
Về thành phần hoá học, trong 100g cải xoong có 93,7g nước, 2,1g protit, 1,4g gluxit, 2g xenlulo, 69mg canxi, 28mg photpho, 1,6mg sắt, nhiều iốt và vitamin C. Cây có hoạt chất gọi là senevol và tinh dầu, tỷ lệ tinh dầu khoảng 0,05%.
Cải xoong có nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và đặc biệt là hoạt chất senevol, iốt chữa được bệnh.
Cải xoong được dùng ăn sống (trộn dầu giấm), ăn tái, xào tái, nấu canh với thịt nạc. Ngoài giá trị ăn uống, cải xoong còn được dùng làm thuốc chữa ho, viêm phế quản mạn tính, phòng và chữa bướu cổ, chữa chứng chảy máu chân răng và bệnh scorbut (một bệnh do thiếu vitamin C).
Thường cải xoong được dùng tươi, ngày 20 – 100g rau tươi và ép lấy nước. Không nên sắc uống vì sẽ kém tác dụng do hoạt chất của cây thuốc đã bị bay hơi. Chính nhờ hoạt chất này (chất senevol) nên cải xoong có mùi đặc biệt và có tác dụng chữa ho.
Ở miền núi, nơi có bệnh bướu cổ lưu hành, việc phát triển trồng cải xoong rất tốt, không những có một loại rau ăn ngon mà còn góp phần phòng chống bướu cổ vì cải xoong là nguồn cung cấp iốt cho cơ thể.
Món cải xoong trộn dầu giấm ăn sống không chỉ là một món ăn ngon được nhiều người ưa thích, mà còn là một bài thuốc chữa ho, chảy máu chân răng và phòng bệnh bướu cổ tốt.
Video đang HOT
Cách làm rất đơn giản. Nguyên liệu gồm một mớ cải xoong khoảng 200g; Một quả cà chua; Rau mùi, kinh giới mỗi thứ một ít; Dầu ô liu hai thìa canh; Tỏi, ớt, mắm, giấm vừa đủ.
Các loại rau đều được nhặt và rửa thật sạch, vẩy hết nước. Cà chua thái lát mỏng. Cách trộn dầu giấm như trộn rau xà lách.
Cũng có thể dùng những nguyên liệu trên, thêm lạc rang giã nhỏ vào chế biến thành món nộm cải xoong, ăn vừa ngon vừa có tác dụng chữa bệnh.
Ngoài ra, cải xoong còn được dùng chữa một số bệnh khác, như tàn nhang, tăng huyết áp, bí tiểu tiện…
Chữa tàn nhang: Dùng hỗn dịch gồm dịch cải xoong 3 phần, mật ong 1 phần, trộn đều. Lấy vải mềm đắp tẩm ngày 2 lần (sáng, chiều), rồi rửa sạch.
Chữa bí tiểu tiện: Cải xoong 1 nắm, hành 3 củ, củ cải 2 củ, nước 1 lít, sắc lấy nước uống vào giữa bữa ăn.
Chữa tăng huyết áp: Lấy dịch cải xoong uống ngày 2 lần, mỗi lần 100ml.
Theo VNE
Làm sao biết bạn có bị bướu cổ?
Bướu cổ hầu như không gây nên những triệu chứng cụ thể và nó quá nhỏ để chúng ta có thể cảm nhận được.
Chúng thường chỉ được phát hiện qua các đợt kiểm tra sức khoẻ hoặc các cuộc xét nghiệm khác như chụp CT, siêu âm...
Nếu cái bướu của bạn lớn, bạn có thể nhận biết được chúng hoặc bạn có thể để ý thấy cổ của bạn bị cứng và bành ra. Nhưng trong nhiều trường hợp, khi bướu chỉ mới phát sinh hoặc còn nhỏ thì hầu như bạn không thể cảm nhận được. Tuy nhiên, có thể nhận biết sự có mặt của nó qua các biểu hiện:
- Cảm thấy đau cổ họng hoặc luôn cảm giác cổ họng bị ứ đầy.
- Khó nuốt
- Khó thở
- Cảm thấy hồi hộp, có những cơn đau tim thoáng qua, đổ mồ hôi nhiều, giảm cân hay có các triệu chứng của thừa hormone...
- Mệt hoặc căng thẳng, trí nhớ giảm sút, bị táo bón, da khô, cảm thấy lạnh...
Nếu có những biểu hiện này thì bạn phải đến ngay bệnh viện để khám và xét nghiệm. Phần lớn các bướu này thuộc loại lành nhưng cũng không loại trừ nó là ung thư. Để có thể xác định rõ, liệu bướu đó có phải là ung thư hay không thì cách duy nhất là thực hiện biện pháp sinh thiết.
Nguy cơ bướu là ung thu càng cao nếu bạn có thêm các triệu chứng:
- Có một cái bướu cứng khác hoàn toàn với những u bướu khác.
- Cái bướu này tiếp tục phát triển theo từng tuần, từng tháng.
- Nó không di chuyển khi bạn sờ vào nó.
- Cái bướu sưng phồng lên trong cổ.
- Giọng khàn khàn và rin rít.
Dù trong trường hợp nào thì bạn cũng phải tới ngay bệnh viện để xét nghiệm. Cần phát hiện bệnh sớm để có những xử lí kịp thời.
Theo VNE
Chữa vô sinh bằng thay đổi lối sống Việc chữa trị vô sinh sẽ tăng cao nếu bạn theo đuổi một lối sống lành mạnh. Hiện nay, vô sinh là bệnh khá phổ biến và là nỗi ám ảnh cho những cặp vợ chồng đang muốn có con. Trên thực tế, vô sinh không đồng nghĩa với việc mất khả năng sinh sản vĩnh viễn. Ảnh minh họa: internet Có rất...