Cải trang thành lính cứu hỏa để ‘hôi của’ tại khu vực cháy rừng ở Mỹ
Một tên cướp đã cải trang thành lính cứu hỏa rồi đột nhập vào căn nhà tại Los Angeles (Mỹ), nơi đang chịu hoành hành bởi những vụ cháy rừng tàn khốc.
Cảnh tàn phá do cháy rừng tại Pacific Palisades, California, Mỹ, ngày 9/1. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Tên cướp này nằm trong nhóm hơn 20 đối tượng bị lực lượng chức năng bắt giữ tại khu vực Los Angeles, nơi nhiều người dân buộc phải sơ tán và rời bỏ nhà cửa do cháy rừng nguy hiểm.
Năm đám cháy đã càn quét khu vực rộng hơn 160 km, khiến 24 người thiệ.t mạn.g và hơn 12.000 ngôi nhà bị thiêu hủy.
Cảnh sát trưởng hạt Los Angeles – ông Robert Luna – chia sẻ rằng lực lượng chức năng đã bắt gặp đối tượng này vào ngày 12/1 tại Malibu, thuộc khu vực sơ tán đám cháy Palisades Fire.Tên cướp cải trang thành lính cứu hỏa này có thể chịu mức án 1 năm trong tù.
Lệnh giới nghiêm vào ban đêm đã được ban hành tại các khu vực thảm họa quanh Pacific Palisades và Altadena, nơi hai đám cháy thiêu rụi toàn bộ các cộng đồng.
Video đang HOT
Cục Khí tượng quốc gia Mỹ đã ban hành cảnh báo đỏ về nguy cơ cháy rừng nghiêm trọng kéo dài đến tối 15/1.
Lực lượng cứu hỏa đang ở trong giai đoạn quan trọng của cuộc chiến chống cháy rừng ở Los Angeles. Họ ghi nhận tiến triển ở nhiều nơi trong khu vực, tuy nhiên, các quan chức đán.h giá nguy cơ rủi ro vẫn khá cao bởi gió Santa Ana nguy hiểm quay trở lại vào đầu tuần này.
Theo ước tính của nhà dự báo tư nhân AccuWeather, thiệt hại và tổn thất kinh tế do thảm kịch này dao động từ 135 tỷ USD – 150 tỷ USD. Điều này đặt ra nhiều khó khăn cho công tác khắc phục sau thảm họa và chi phí bảo hiểm nhà ở tăng vọt.
Cháy rừng ở California thường bắt đầu vào tháng 6 hoặc tháng 7 và kéo dài đến tháng 10. Tuy nhiên, cháy rừng vào tháng 1 không phải là chưa từng có tiề.n lệ, đã có một vụ vào năm 2022 và 10 vụ vào năm 2021. Theo dữ liệu gần đây, mùa cháy rừng bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn do nhiệt độ tăng và lượng mưa giảm liên quan đến biến đổi khí hậu.
Ý kiến trái chiều về tù nhân cứu hỏa trong cháy rừng tại Mỹ
Khi cú sốc từ vụ cháy rừng Los Angeles (Mỹ) và tác động của chúng đối với rất nhiều cộng đồng, doanh nghiệp và gia đình vẫn đang được giải quyết, rất nhiều chú ý đổ dồn về lực lượng ở tuyến đầu chống giặc lửa.
Nhiều trong số đó là các tù nhân.
Lính cứu hỏa nỗ lực dập lửa cháy rừng tại Altadena, California, Mỹ. Ảnh: AP/TTXVN
Gần 1.000 nam nữ tù nhân đã tham gia tuyến đầu chống các vụ cháy rừng đang bùng phát khắp miền Nam California. Con số được triển khai hiện là 939 người. Họ thuộc chương trình tình nguyện do Sở Cải huấn và Phục hồi California (CDCR) quản lý. Có tổng cộng 1.870 tù nhân tham gia chương trình. Tù nhân bị kết án về những tội được phân loại là "nghiêm trọng" hoặc "bạo lực" không đủ điều kiện tham gia chương trình.
Số tù nhân tham gia cứu hỏa đã tăng đều đặn kể từ ngày 7/1, khi các đám cháy chế.t người bắt đầu lan rộng không kiểm soát khắp Los Angeles.
Trên thực địa, họ vẫn mặc quần áo tù nhân màu cam và phối hợp dập lửa cùng cùng với các thành viên của Sở Lâm nghiệp và phòng cháy chữa cháy California (Cal Fire). CDCR cho biết, các tù nhân cứu hỏa đã làm việc "suốt ngày đêm để kiểm soát sự lây lan của ngọn lửa và loại bỏ nhiên liệu trong các công trình để ngăn đám cháy lan rộng".
Chương trình để tù nhân tham gia chữa cháy được triển khai từ năm 1946, nhưng đã gây ra ý kiến trái chiều. Một số người coi đó là hành vi bóc lột tù nhân bởi họ chỉ được thù lao ít ỏi, trong khi những người ủng hộ cho rằng đó là một phần của việc cải tạo.
California trả cho tù nhân mức lương hàng ngày từ 5,8 USD đến 10,24 USD (147.000 đồng - 260.000 đồng) và thêm 1 USD/ngày khi được giao nhiệm vụ khẩn cấp. Mức lương đó chỉ bằng một phần nhỏ mà lính cứu hỏa California nhận được, những người có thể kiếm được hơn 100.000 USD/năm.
Ông Royal Ramey, cựu tù nhân cứu hỏa chia sẻ, nhiều người như ông sau khi mãn hạn tù, đã xin gia nhập lực lượng cứu hỏa nhưng bị từ chối. Ông Ramey nói rằng vẫn tồn tại kỳ thị.
Do đó, ông thành lập tổ chức phi lợi nhuận Forestry and Fire Recruitment Program (FFRP) để giúp những cựu tù nhân cứu hỏa vượt qua những rào cản và góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt lính cứu hỏa mà California đã phải đối mặt trong nhiều năm.
Do thiếu hụt nguồn lực, California đã huy động hơn 7.500 nhân viên cứu hộ và lực lượng ứng cứu đầu tiên, bao gồm cả Vệ binh Quốc gia và lực lượng cứu hỏa Canada. Họ đang chạy đua với thời gian trong cuộc chiến kéo dài nhiều ngày chống lại các vụ cháy rừng chế.t người ở Los Angeles, với những cơn gió giật mạnh vào đầu tuần tới dự kiến sẽ đ.e dọ.a tiến độ dập tắt đám cháy.
Năm đám cháy càn quét khu vực rộng 157,8 km vuông ở California đã khiến 11 người t.ử von.g và thiêu rụi hơn 12.000 công trình. Lệnh sơ tán đối với đám cháy lớn nhất mang tên Palisades Fire, đã mở rộng khi nó lan về phía Đông và đ.e dọ.a Brentwood cùng Encino. Palisades Fire đã được khống chế 11%.
Theo ước tính của nhà dự báo tư nhân AccuWeather, thiệt hại và tổn thất kinh tế do thảm kịch này dao động từ 135 tỷ USD - 150 tỷ USD. Điều này đặt ra nhiều khó khăn cho công tác khắc phục sau thảm họa và chi phí bảo hiểm nhà ở tăng vọt.
Trong khi đó, Tổng thống Joe Biden cam kết trong vòng 180 ngày tới, chính phủ liên bang sẽ chi 100% kinh phí cho công tác dọn dẹp mảnh vỡ và vật liệu nguy hiểm, nơi lánh nạn tạm thời và tiề.n lương của các lực lượng tham gia ứng cứu đầu tiên.
Đến nay khoảng 153.000 người thuộc diện phải sơ tán, khoảng 166.800 người được cảnh báo sẽ phải sơ tán. Lệnh giới nghiêm được áp đặt ở tất cả các khu vực sơ tán để ngăn chặn tình trạng hôi của, gây mất trật tự công cộng.
Ukraine muốn giúp Mỹ dập cháy rừng ở California Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng các lính cứu hỏa nước này đang sẵn sàng tham gia hỗ trợ dập tắt các vụ cháy rừng tại Los Angles, bang California, Mỹ. Khói bốc lên từ đám cháy rừng tại Mandeville Canyon, Los Angeles, California, Mỹ, ngày 11/1/2025. Ảnh: THX/TTXVN Theo kênh CNN, ngày 12/1, ông Zelensky đăng trên mạng xã hội X:...