Cải thiện giấc ngủ cho người cao tuổi
Hỏi: Tôi năm nay 65 tuổi, thường khó ngủ về đêm. Xin hỏi bác sĩ đây có phải là dấu hiệu cánh báo một số loại bệnh hay không? Và tôi cần làm gì để có giấc ngủ sâu? Nguyễn Văn Hậu (đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội)
Ảnh minh họa
Đáp: Người cao tuổi dễ bị mất ngủ do tuổi tác, sức khỏe, bệnh mạn tính hoặc thói quen sinh hoạt hằng ngày. Có nhiều loại bệnh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người cao tuổi, thường gặp nhất là đau nhức xương, khớp (thoái hóa khớp, bệnh gout…). Các loại bệnh về tim mạch cũng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người cao tuổi, hay gặp nhất là bệnh tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim làm cho người cao tuổi hay bị đau tức ngực, khó chịu; sự lo lắng cũng gây ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ.
Video đang HOT
Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi cũng liên quan đến các bệnh về đường hô hấp, nhất là bệnh giãn phế quản, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… gây ho nhiều. Càng ho nhiều, người cao tuổi càng khó ngủ. Các bệnh đường hô hấp thường xuất hiện nặng về ban đêm, nhất là lúc có áp thấp nhiệt đới, gió mùa đông bắc, ẩm ướt…
Để có giấc ngủ ngon, người cao tuổi nên tránh những loại nước uống có chất cafein. Nên tránh xa khói thuốc lá (không hút thuốc lá, đồng thời vận động những thành viên trong gia đình và hàng xóm bỏ thuốc lá). Đặc biệt, người cao tuổi không nên uống rượu, bia để tránh làm tổn hại tế bào gan.
Người cao tuổi nên thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ, xoa bóp…; phòng ngủ phải ở nơi yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Một lưu ý nữa là chỉ lên giường khi thấy buồn ngủ.
Nếu mất ngủ thường xuyên, người cao tuổi nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn. Việc tự ý dùng thuốc ngủ, không theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Người cao tuổi mất ngủ
Người cao tuổi thường gặp tình trạng mất ngủ. Đây là nguyên nhân kéo theo nhiều bệnh tật, khiến người cao tuổi suy giảm sức khỏe, chất lượng cuộc sống.
Ở bệnh nhân rối loạn giấc ngủ kéo dài, quá trình khôi phục sức khỏe không đầy đủ, làm cho người bệnh thường xuyên mệt nhọc, yếu đuối, kèm nhiều triệu chứng khác như bần thần, chóng mặt, hay quên, buồn bã, bi quan, chán ăn.
Mắc nhiều bệnh lý mạn tính là lý do dẫn đến rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi.
Rối loạn giấc ngủ kéo dài gây suy nhược cơ thể và thần kinh. Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi thường gặp 2 dạng: mất ngủ và đảo lộn giấc ngủ. Người cao tuổi bị mất ngủ hay than phiền giấc ngủ trong đêm ngắn dưới 4 giờ. Người bệnh khó đi vào giấc ngủ nên ngủ rất khuya hay đi vào giấc ngủ dễ nhưng thức giấc rất sớm, sau đó trằn trọc đến sáng. Ban ngày, các cụ than phiền mệt mỏi, lừ đừ.
Nguyên nhân mất ngủ có thể do môi trường xung quanh không yên tĩnh hay dùng thức uống gây hưng phấn như trà, cà phê. Tình trạng đau mãn tính ở khớp hay cột sống, khó thở khi ngủ, chứng co giật chân khi ngủ, rối loạn nhịp tim, trào ngược thực quản, tiểu đêm nhiều lần, các bệnh nội tiết như hội chứng cushing, cường tuyến giáp trạng... cũng là những nguyên nhân tác động đến giấc ngủ. Ngoài ra, tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc điều trị các bệnh lý khác, trong đó có nhóm thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương hay các thuốc trị trầm cảm cũng là nguyên nhân. Tình trạng lo âu mãn tính kéo dài, ngoài việc bị mất ngủ còn có thể bị những cơn ác mộng. Một số nguyên nhân khác như không vận động thể lực, không tập thể dục, thể thao thường gặp ở những trường hợp nhàn rỗi, người lao động trí óc nhiều không chú ý rèn luyện thân thể...
Theo các bác sĩ chuyên khoa, thay đổi lối sống hàng ngày góp phần quan trọng vào việc cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ. ó là tập luyện thể dục, thể thao mỗi sáng; cân bằng giữa lao động trí óc và chân tay; dành thời gian thư giãn, cân bằng tinh thần. ặc biệt, liên quan trực tiếp đến giấc ngủ, cần tạo môi trường tuyệt đối yên tĩnh, không có ánh sáng khi ngủ; dùng những yếu tố vật lý có thể gây ngủ như tiếng động đều đều, tiếng mưa rơi, lá xào xạc. Khi bắt đầu ngủ, không suy nghĩ miên man, tập trung vào nhịp thở, đếm số 1, 2, 3 để tự gây ức chế vỏ não dễ đi vào giấc ngủ. iều trị các bệnh khác như đau nhức, dị ứng, bệnh tim mạch... Ngoài ra, người bệnh có thể tạo giấc ngủ bằng thuốc an thần, theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không tự ý dùng thuốc ngủ, có thể bị nghiện, thậm chí ngộ độc.
Dạng thứ hai của rối loạn giấc ngủ là đảo lộn giấc ngủ. ây là hiện tượng không ngủ được vào ban đêm mà ngủ vào ban ngày. Khác với tình trạng mất ngủ là người bệnh không ngủ được cả ngày lẫn đêm, người bị đảo lộn giấc ngủ ngủ vào ban ngày, đến ban đêm tỉnh táo, có thể làm việc bình thường. Ban đêm nếu cố gắng ngủ sẽ trằn trọc, bứt rứt, càng cố gắng càng khó chịu. Tình trạng đảo lộn giấc ngủ hay gặp ở người già rối loạn chức năng hoạt động tại não trong quá trình lão hóa, hay xảy ra sau tai biến mạch máu não hoặc một cơn bệnh nặng. Việc điều trị đối với tình trạng này là đưa giấc ngủ trở về đêm như bình thường, bằng cách không cho người bệnh ngủ ngày. Nếu ban đêm không ngủ được thì có thể dùng thêm ít thuốc an thần, sau đó giảm liều cho đến khi giấc ngủ trở về bình thường thì ngưng thuốc an thần.
Kiểm tra giấc ngủ chẩn đoán mất trí nhớ Phương pháp kiểm tra giấc ngủ không xâm lấn do các nhà khoa học Mỹ tạo ra có thể giúp chẩn đoán và dự báo tình trạng mất trí nhớ ở người lớn tuổi. Ảnh: Daily Mail Do lão hóa và thoái hóa thần kinh, giấc ngủ của người cao tuổi thường bị gián đoạn trong khi thời lượng giấc ngủ sóng chậm...