Cải tạo hầm rượu, sốc vì 300 khúc xương quái thú khổng lồ
Số xương khủng khiếp dưới nền một hầm rượu ở Áo thuộc về những con quái thú sống vào khoảng 40.000 năm trước, nay đã tuyệt chủng.
Theo Ancient Origins, ông Andreas Pernerstorfer, một nhà sản xuất rượu ở thị trấn Gobelsburg của Áo đã cải tạo hầm rượu của mình và phát hiện vô số khúc xương quái thú ngoại cỡ trong quá trình đào bới.
Ông đã nhanh chóng báo cáo điều này với Văn phòng Di sản liên bang của Áo. Sau đó, việc khai quật, nghiên cứu được chuyển giao cho Viện Khảo cổ Áo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Áo (OeAW).
Một phần xương quái thú đang được các nhà khoa học lấy lên từ lớp trầm tích – Ảnh: OeAW
Kể từ giữa tháng 5, các nhà khảo cổ học từ OeAW đã khai quật tỉ mỉ các lớp xương tại địa điểm này.
Video đang HOT
Kết quả phân tích sơ bộ cho thấy các khúc xương quái thú này thật ra là xương voi ma mút.
Tổng cộng khoảng 300 khúc xương đã được thu thập, thuộc về ít nhất 3 cá thể và bao gồm các loài ma mút khác nhau.
Một số phần xương khác còn nằm một nửa trong trầm tích – Ảnh: OeAW
Hai nhà nghiên cứu Thomas Einwgerer và Hannah Parow-Souchon cho biết rằng các hiện vật bằng đá và than đi kèm trong lớp trầm tích chứa xương cho thấy các di tích thực sự có niên đại cổ xưa, thuộc khoảng thời gian từ 30.000 đến 40.000 năm trước.
“Lớp xương voi ma mút dày đặc như vậy là rất hiếm. Đây là lần đầu tiên chúng tôi có thể điều tra một vụ việc như thế này ở Áo bằng các phương pháp hiện đại” – các nhà nghiên cứu nói.
Trong số xương này cũng bao gồm các phần hiếm gặp trong các bộ hài cốt ma mút khác, ví dụ xương ở lưỡi.
Khám phá này đặt ra những câu hỏi thú vị về sự tương tác giữa con người thời đồ đá và những quái thú khổng lồ này.
Sự tụ tập nhiều mảnh xương nằm rời rạc và thuộc về nhiều loài ma mút cho thấy đây là điểm tập kết và xử lý “chiến lợi phẩm” của con người thời đồ đá, những người đã săn bắt loài quái thú này.
Cùng tồn tại với con người thời đồ đá, ma mút đóng vai trò là nguồn tài nguyên quan trọng, với xương và ngà của chúng được sử dụng để chế tạo các công cụ, tác phẩm nghệ thuật và các đồ tạo tác khác nhau, đồng thời là nguồn cung cấp thực phẩm.
Một nghiên cứu công bố năm 2023 cho thấy không chỉ chúng ta – loài Homo sapiens – mà cả loài người cổ Neanderthal cũng săn ma mút từ 125.000 năm trước.
Khai quật hầm mộ 7.000 năm tuổi chứa hàng chục bộ xương thời tiền sử
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy hài cốt của hàng chục người trong một ngôi mộ đá 7.000 năm tuổi ở Oman.
Hài cốt của hàng chục người được chôn cất cách đây 7.000 năm đã được các nhà khảo cổ phát hiện trong một ngôi mộ đá ở Oman, trên bán đảo Ả Rập. Ngôi mộ nằm gần Nafūn, tỉnh Al Wusta, miền trung Oman. Đây là một trong những công trình kiến trúc nhân tạo lâu đời nhất từng được tìm thấy ở Oman.
Alžběta Danielisová, nhà khảo cổ học tại Viện Khảo cổ học Cộng hòa Séc ở Praha, đánh giá: "Không có bất kỳ ngôi mộ nào thuộc thời kỳ đồ đồng hoặc cũ hơn từng được biết đến ở trong khu vực. Ngôi mộ này thật độc đáo".
Một báo cáo về dự án cho biết các bức tường của ngôi mộ được làm bằng đá phiến. Hai phòng chôn cất hình tròn bên trong được chia thành từng ngăn riêng lẻ. Toàn bộ ngôi mộ được lợp bằng mái tro, tuy nhiên đã bị sập một phần do thời tiết. Một số "cụm xương" đã được tìm thấy trong các phòng chôn cất, điều này cho thấy người chết đã bị phân hủy trước khi được đưa vào lăng mộ. Hộp sọ của họ được đặt gần bức tường bên ngoài, với xương dài hướng về phía trung tâm của căn phòng.
Nhóm nghiên cứu cũng hy vọng trong tương lai sẽ tìm thấy một khu định cư cổ đại gần đó, nơi người dân có thể đã từng sinh sống.
Động vật có vú trên cạn lớn nhất từng sống là Paraceratherium - Thực sự là nó lớn đến mức nào? Paraceratherium, còn được gọi là Indricotherium, là động vật có vú trên cạn lớn nhất từng được biết đến. Kích thước khổng lồ của nó khiến nó trở thành một trong những sinh vật ấn tượng nhất từng bước đi trên Trái Đất. Những tàn tích hóa thạch của Paraceratherium tiết lộ nó là một loài động vật có kích thước gần như...