Cái mác “hư danh” chạy theo mốt làm biến tướng học thật?

Theo dõi VGT trên

Tình trạng “học thật, học giả” lẫn lộn khiến cho chất lượng giáo dục vẫn chưa thể được nâng cao.

“Học thật, thi thật, nhân tài thật” là một trong những nội dung quan trọng được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đặt ra với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong buổi làm việc vừa qua.

Trong 3 vấn đề mà Thủ tướng nêu ra thì có lẽ “học thật” là vấn đề cốt lõi nhất, là gốc rễ để phát triển, làm tiền đề để rồi cái thi thật, nhân tài thật mới đúng, có hiệu quả.

Trao đổi với PV Dân trí, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ – Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết: “Tôi cho rằng ý kiến của Thủ tướng là hoàn toàn đúng đắn, bởi vì muốn làm người thì không thể làm những cái giả được, mà phải làm thật. Nhất là trí tuệ, phải làm thật”.

Cái mác hư danh chạy theo mốt làm biến tướng học thật? - Hình 1

Hiểu cho đúng!

Theo TS. Lê Viết Khuyến – nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT – Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho biết, “học thật” ở đây là phải học chăm chỉ, học những gì mình chưa biết, học cả những kiến thức chuyên môn, lẫn kiến thức về giáo dục nhân cách, đạo đức; học phải đi đôi với hành, tránh kiểu học chay thiên về lý thuyết suông.

“Học thật” là học đúng bản chất của việc học, không chạy theo hư danh, không chạy theo mốt, phong trào. Học phải đạt được mục đích đúng” – TS Khuyến nhấn mạnh.

“Học thật” là tập trung học kiến thức ở trường, không phải đi học thêm. Đối với bậc trên đại học như cao học, đào tạo tiến sĩ, hoặc đào tạo cho những người đã đi làm nhưng cần “bằng cấp” phải đầu tư học thật sự để lấy kiến thức chuyên sâu, chứ không phải theo học đủ trường một cách hình thức chỉ để lấy các loại văn bằng, chứng chỉ làm “đẹp hồ sơ”.

Tình trạng “học thật, học giả” lẫn lộn khiến cho chất lượng giáo dục vẫn chưa thể được nâng cao.

“Việt Nam mình đại bộ phận là học thật, nhưng không thể tránh khỏi những nơi học giả, thi giả, bằng giả rồi chạy chọt để làm cán bộ giả. Và rất nhiều cái giả khác” – PGS. TS Trần Xuân Nhĩ nói.

Bóp chết tư duy khi… theo mẫu

Học theo mẫu” – cụm từ không còn xa lạ đối với học sinh. Nhìn vào thực tế mà nói chương trình dạy và học của chúng ta bây giờ vẫn “thầy đọc, trò chép”. Giáo viên lên lớp chủ yếu đảm bảo thời lượng chương trình dạy, còn đến khi thi hoặc kiểm tra học sinh chỉ cần chép nguyên xi hoặc làm theo bài giảng mẫu có sẵn là có điểm cao. Điều này đã vô tình làm mất đi sự sáng tạo, phát triển và làm thui chột tư duy của các em, tạo thói quen chỉ cần bắt chước làm theo.

Đơn cử như là việc làm theo bài mẫu các môn toán, lý, hóa đã đành đằng này lại làm mẫu cả ở môn văn – môn học có thể khơi dậy khả năng tư duy của riêng của các em.

Có em học sinh viết bài văn tả “ông ngoại em” nào là lưng còng, da nhăn nheo, đồi mồi, tóc bạc phơ, răng rụng… nhưng trong khi đó ông ngoại vẫn khỏe, tóc vẫn đen, răng vẫn còn rất đẹp. Hỏi tại sao lại viết ông không giống ngoài đời như thế, em học sinh dõng dạc nói rằng: “Phải làm theo bài văn mẫu của cô thì mới điểm cao ạ”.

Chính bởi vậy, có một phụ huynh phàn nàn rằng: Có lần tôi ra một đề bài văn và bảo cháu làm nhưng ngồi một lúc lâu vò đầu bứt tai cháu mới viết được đúng một câu.

Video đang HOT

Có thể thấy rằng, việc ngay từ những lớp mầm các em đã phải học theo hướng có sẵn mẫu, chỉ là học vẹt nên khi mà không có đề mẫu các em chẳng biết phải làm gì cả. Năng lực tư duy khai phóng của các em đã bị cướp mất ngay từ cấp tiểu học, và kẻ cướp chính là những bài văn mẫu, những đề thi mẫu.

“Học hộ” công khai

Đây cũng là một vấn đề còn tồn đọng, gây nhức nhối trong xã hội. Không ít lần những vụ việc học hộ đã bị phanh phui song vẫn đâu lại vào đấy. Người đăng ký đi học nhưng lại chẳng thấy học, tình trạng này xảy ra phổ biến ở các trường đại học, cao đẳng các cơ sở bồi dưỡng giáo dục thường xuyên, tại chức.

Do đặc thù đây là các lớp học có số lượng người học đông nên giảng viên không thể kiểm soát được hết, chỉ có thể đếm số lượng; bởi vậy mà nhiều người đã lợi dụng điều đó nhờ người đi học hộ để có đủ số lượng buổi học.

Và chỉ cần vài thao tác đơn giản là lên mạng xã hội (facebook) gõ từ khóa

“Học hộ” thì một loạt các nhóm sẽ hiện ra. Ai có nhu cầu chỉ cần vào nhóm đăng lên với đầy đủ các thông tin liên quan đến ngày giờ, địa điểm, môn học, giá kèm theo… ngay lập thức sẽ có hàng chục lượt bình luận xin ứng tuyển.

Cái mác hư danh chạy theo mốt làm biến tướng học thật? - Hình 2

Các fanpage học hộ, thi hộ hoạt động công khai.

N.T.H – sinh viên một trường đại học ở Hà Nội cho biết: “Em đã học hộ khá nhiều cho các bạn sinh viên ở nhiều trường đại học.

Chỉ cần gửi họ tên, tên trường, phòng học, mã sinh viên, tên môn học, tên giảng viên là được. Một buổi học hộ tùy theo số tiết em sẽ nhận giá từ 50-100 nghìn”.

Như vậy, thực chất là người cần học thì có học gì đâu.

“Bệnh thành tích” – căn bệnh nguy hiểm hàng đầu của ngành giáo dục

Thi cử thì học tủ, học vẹt; thi học sinh giỏi thì luyện bài mẫu, tâng bốc nhau bằng những điểm số cao ngất ngưởng, có những lớp đạt 47/49 học sinh giỏi, xuất sắc.

Việc “ làm đẹp học bạ” đang trở nên rất phổ biến, nhất là cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Giáo viên nâng điểm để nâng cao thành tích cho lớp, và để các em dễ dàng được các trường top đầu xét tuyển.

Có những trường vì thành tích mà luôn cố gắng tập trung luyện học sinh giỏi, tạo mọi điều kiện để các em có thời gian tập trung học môn mình thi nhằm đạt kết quả cao mang vinh dự cho trường, còn những môn khác các thầy cô sẽ tạo điều kiện, không cần đầu tư thời gian công sức học tập nhiều; để trở thành “trường chuẩn quốc gia”.

Còn cha mẹ thì vì muốn con có được điểm cao, trường tốt mà không ngại ngần “chạy chọt, đút lót”.

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ cũng chỉ ra một thực trạng nữa là: Hiện nay, có nhiều vụ bồi dưỡng cán bộ chỉ qua loa, nhiều hội trường đào tạo thì không cho chất lượng gì nhưng để có thành tích, có tiếng thì họ vẫn cấp chứng chỉ.

Và hậu quả là đào tạo ra những chứng chỉ giả, thi quay cóp, sửa điểm như ở Hòa Bình, Hà Giang,… năm 2018, và còn rất nhiều nơi khác mà mình vẫn chưa phát hiện được. Hay là có rất nhiều cán bộ ở nhiều tỉnh bị phát hiện ra là không học, bằng cấp không đầy đủ rải rác khắp nơi, đâu cũng có cả.

Mỗi năm có đến hàng ngàn tiến sĩ, thạc sĩ được “ra lò” nhưng không biết số lượng tiến sĩ, thạc sĩ đạt chất lượng thực sự được bao nhiêu.

Để rồi, cuối cùng cái cốt lõi nhất bên trong là học được gì, học được bao nhiêu bị che mờ mất bởi những cái mác “hư danh”.

Để “học thật” thực sự là học thật…

Những tồn đọng của vấn đề “học thật” vẫn còn đó, song để dẹp được các vấn nạn này thì không chỉ cần sự nỗ lực của các cấp, bộ ngành giáo dục mà cần cả sự chung tay của cả xã hội.

Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ cho biết: “Trước hết là trách nhiệm của toàn bộ xã hội, cần phải giáo dục cho con em mình thấy tầm quan trọng của việc “học để nắm lấy kiến thức”, là học cho mình, chứ không phải học cho ai khác. Bởi có nắm được kiến thức thật thì mới trở thành con người vững vàng. thì mới đem lại lợi ích cho xã hội, cho bản thân và cho gia đình.

Hai là các phụ huynh học sinh cũng phải hiểu rằng con mình phải có kiến thức thật, chứ không phải vì sĩ diện hay thành tích mà chạy chọt điểm trác, lo lót chức vụ”.

Bên cạnh đó PGS.TS Trần Xuân Nhĩ cũng nhấn mạnh rằng, các cơ quan nhà nước phải tôn trọng sự thật và làm thật chặt chẽ, và nghiêm trị những trường hợp có bằng cấp “giả”, mua quan bán chức,… Dứt khoát xử lý, thậm chí là phải có những chế tài về hình sự cho những kẻ gian lận vì họ đã làm điều nguy hại cho đất nước. Chắc chắn phải rất mạnh tay thì mới có thể mang lại công bằng cho nhân tài thật và cán bộ thật”.

“Trước đây quan điểm học để có một cái nghề. Giờ đây học không chỉ để có một cái nghề mà học để biết, để làm và để làm người, để mọi người chung sống với nhau. Mục tiêu của việc học là để dần hoàn thiện hơn. Đích đi tới của việc học không còn đơn giản như xưa”, TS. Lê Viết Khuyến cho hay.

Bệnh thành tích còn "lộng hành", học thật, thi thật khó thành hiện thực

"Học thật, thi thật và nhân tài thật" là mong đợi từ ngàn xưa, nhưng do tình hình phát triển lại có hướng "học giả, thi giả và nhân tài giả", đặc biệt là "thi giả" ngày càng hoạt động mạnh.

Trong buổi làm việc với Bộ GD&ĐT vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh một số yêu cầu đối với ngành, mà nhiệm vụ hàng đầu là "học thật, thi thật và nhân tài thật".

Theo đó, cần đánh giá tổng thể, toàn diện, thẳng thắn về tình hình thực hiện nhiệm vụ của ngành, nhất là trong thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT; nêu rõ những kết quả, thành tựu đạt được, những mặt chưa được, các bài học kinh nghiệm, rút ra nguyên nhân, đề xuất các giải pháp đột phá, tổng thể cho thời gian tới.

Bệnh thành tích còn lộng hành, học thật, thi thật khó thành hiện thực - Hình 1

(Ảnh minh họa Ngọc Diệp)

TS. Lê Viết Khuyến (Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học Việt Nam) cho rằng: "Học thật, thi thật và nhân tài thật" là mong đợi từ ngàn xưa, nhưng do tình hình phát triển lại có hướng "học giả, thi giả và nhân tài giả", đặc biệt là "thi giả" ngày càng hoạt động mạnh mẽ.

"Để đất nước có một nền giáo dục thật tốt phải khắc phục được chuyện đó. Nhưng cũng không phải dễ vì chừng nào bệnh thành tích còn "lộng hành" từ cấp hệ thống đến cấp cơ sở thì mong muốn đó khó thành hiện thực" - TS Khuyến nhấn mạnh.

Người xưa đã có câu: "học tài thi phận" để ám chỉ những người học giỏi nhưng thi chưa chắc đỗ mà còn do nhiều yếu tố khác quyết định, yếu tố khác hiện nay là "gian lận". Gian lận trong thi cử đã trở thành căn bệnh trầm kha của nền giáo dục, gây ra những bức xúc, lo âu, thậm chí là căm phẫn trong xã hội.

GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam chia sẻ: "việc thi cử đòi hỏi một sự rất phải nghiêm minh, rất công bằng, cho nên phải đánh giá phải hết sức chặt chẽ và rất công tâm. Còn việc thi của chúng ta hiện nay nó được châm trước bởi nhiều lý do ngoài chuyên môn, ngoài việc đào tạo".

TS. Lê Viết Khuyến (Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học Việt Nam) nhận định: "Học thật" là học như thế nào thì thi cử như thế, không thể học một đằng thi cử một nẻo. Thi phải đúng nội dung quy định trong chương trình học, đánh giá chuẩn đầu ra phải xem kết quả học được có chuẩn đầu ra không. Việc hình thành văn hóa trung thực trong thi cử không phải dễ".

Để yêu cầu "thi thật" của Thủ tướng được thực hiện đúng thì chúng ta cần có những thay đổi từ cấp trung ương đến các cấp cơ sở.

TS. Lê Viết Khuyến (Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học Việt Nam) khuyến nghị: "Ở cấp cơ sở là đội ngũ thầy cô giáo, học sinh các trường phải nghiêm túc hơn, phải chặt chẽ tránh sự gian lận; tư lệnh ngành, những người đứng đầu thì phải có quan điểm, chỉ đạo rõ ràng, phải nghiêm túc, xây dựng chặt chẽ, tránh quy trình học để lấy bằng".

Thi cử là cách để đánh giá một quá trình học, thi cử trong từng giai đoạn, cần có những thay đổi cho phù hợp. Tuy nhiên, đầu tiên phải "học thật" thì mới có thể "thi thật".

Ngoài ra, Ngành giáo dục ảnh hưởng từ nhiều năm nay có thói quen chuộng thành tích, chúng ta phải bài trừ căn bệnh thành tích thì mới có thể "học thật", hình thành tính trung thực trong thi cử, từ đó "thi thật" mới có thể thực hiện.

97,74% người khẳng định là "có bệnh thành tích"

Nhóm khảo sát, nghiên cứu về "Bệnh thành tích" trong giáo dục của GS.TS Nguyễn Ngọc Phú đã thực hiện ở 8 trường trên địa bàn 4 tỉnh, thành phố và cho ra kết quả 97,7% người khẳng định có "bệnh thành tích" trong giáo dục.

GS.TS Nguyễn Ngọc Phú cho biết, "Bệnh thành tích" trong giáo dục, có thể được hiểu, đó là các hoạt động, hành động không trung thực trong báo cáo về kết quả giáo dục và đào tạo, tạo dựng thành tích ảo không có thực, dấu diếm các lỗi lầm trong hoạt động giáo dục và đào tạo của đơn vị do mình phụ trách, lừa dối, báo cáo sai sự thật, thổi phồng, phô trương các kết quả công việc mình đã thực hiện không đúng như thực tế đã có nhằm đạt được một mục đích cá nhân nào đó.

Đây là các hoạt động, hành động, hành vi gian lận lừa dối (GLLD) trong giáo dục, đào tạo. Bởi vậy, chúng ta có quyền gọi cái gọi là "Bệnh thành tích" trong giáo dục là đồng nghĩa với các hoạt động, hành vi gian lận lừa dối trong giáo dục.

Theo khảo sát ở 222 giáo viên và các cán bộ quản lý các nhà trường về có "Bệnh thành tích" trong giáo dục và đào tạo không và mức độ như thế nào thì 97,74% người khẳng định là "có bệnh thành tích", chỉ có 2,3% ý kiến cho rằng không có hiện tượng này.

Trong đó, có 72,35% số người trả lời (bao gồm giáo viên và cán bộ quản lý) cho rằng mức độ vi phạm này là "nghiêm trọng".

Số người cho rằng "rất nghiêm trọng" chiếm 23,04%. Số người đánh giá "đặc biệt nghiêm trọng" chiếm 4,6%.

Bệnh thành tích còn lộng hành, học thật, thi thật khó thành hiện thực - Hình 2

GS.TS Nguyễn Ngọc Phú cho rằng, thông qua khảo sát điều tra, chúng tôi cũng muốn làm rõ động cơ của các hành vi gian lận, lừa dối cũng nhằm hiểu sâu thêm cội nguồn của các hành vi bất ổn này.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tai nạn máy bay tại Hàn Quốc: Đã tìm thấy 120 thi thểTai nạn máy bay tại Hàn Quốc: Đã tìm thấy 120 thi thể
20:37:18 29/12/2024
Chồng ca sĩ Bích Tuyền thuê thêm 2 luật sư, nâng tổng số lên 6 người chống lại Đàm Vĩnh HưngChồng ca sĩ Bích Tuyền thuê thêm 2 luật sư, nâng tổng số lên 6 người chống lại Đàm Vĩnh Hưng
23:33:01 29/12/2024
Gia thế của Hoa hậu Quốc gia Việt Nam - Nguyễn Ngọc Kiều DuyGia thế của Hoa hậu Quốc gia Việt Nam - Nguyễn Ngọc Kiều Duy
22:05:46 29/12/2024
Á hậu Bùi Khánh Linh xin lỗi sau phát ngôn nói xấu người cũÁ hậu Bùi Khánh Linh xin lỗi sau phát ngôn nói xấu người cũ
22:09:05 29/12/2024
Hồ Ngọc Hà đẹp mê mẩn ở Bangkok, Bảo Thy hạnh phúc bên chồng doanh nhânHồ Ngọc Hà đẹp mê mẩn ở Bangkok, Bảo Thy hạnh phúc bên chồng doanh nhân
23:30:27 29/12/2024
Những "đại án" được dư luận quan tâm năm 2024Những "đại án" được dư luận quan tâm năm 2024
21:02:18 29/12/2024
Chị đẹp đạp gió bị chê ít drama, Mỹ Linh đăng đàn nhắc thẳng ồn ào của đồng nghiệpChị đẹp đạp gió bị chê ít drama, Mỹ Linh đăng đàn nhắc thẳng ồn ào của đồng nghiệp
21:31:48 29/12/2024
Vén màn hôn nhân 15 năm kín tiếng của Triệu Vy và chồng trước khi ly hônVén màn hôn nhân 15 năm kín tiếng của Triệu Vy và chồng trước khi ly hôn
21:26:53 29/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vợ chồng chủ 2 doanh nghiệp bị bắt vì "hô biến" tài liệu kế toán

Vợ chồng chủ 2 doanh nghiệp bị bắt vì "hô biến" tài liệu kế toán

Pháp luật

06:38:04 30/12/2024
Đều là chủ của 2 công ty kinh doanh điện tử, điện lạnh lớn tại Đắk Lắk, vợ chồng Kiệt đã chỉ đạo thay đổi nhiều tài liệu kế toán nhằm che giấu lợi nhuận gần 7 tỷ đồng gây thiệt hại ngân sách nhà nước.
Với 2 bước đơn giản, có ngay món sườn chua ngọt cực 'đưa cơm'

Với 2 bước đơn giản, có ngay món sườn chua ngọt cực 'đưa cơm'

Ẩm thực

06:15:15 30/12/2024
Sườn chua ngọt là món ăn quen thuộc với mọi nhà, món ăn này rất được lòng nhiều người bởi hương vị đậm đà, dễ ăn của nó.
Quyền Tổng thống Hàn Quốc đối mặt thêm thách thức sau vụ tai nạn máy bay

Quyền Tổng thống Hàn Quốc đối mặt thêm thách thức sau vụ tai nạn máy bay

Thế giới

06:04:36 30/12/2024
Ông Choi Sang-mok trở thành quyền tổng thống sau khi Quốc hội do phe đối lập kiểm soát bỏ phiếu luận tội Thủ tướng, quyền Tổng thống Han Duck-soo vào ngày 27/12.
3 phim Hàn tái hiện tai nạn máy bay kinh hoàng ai xem cũng xót xa: Bom tấn của "tình đầu quốc dân" 5 năm vẫn hot

3 phim Hàn tái hiện tai nạn máy bay kinh hoàng ai xem cũng xót xa: Bom tấn của "tình đầu quốc dân" 5 năm vẫn hot

Phim châu á

05:59:14 30/12/2024
Những vụ tai nạn hàng không là tình tiết quen thuộc trong các bộ phim hành động, được các nhà sản xuất sử dụng nhằm mang lại những hiệu ứng cảm xúc mạnh mẽ cho khán giả.
Mỹ nam Việt 33 tuổi "cưa sừng làm nghé" đóng học sinh thất bại, netizen ngán ngẩm "tưởng đâu đúp lớp 10 năm"

Mỹ nam Việt 33 tuổi "cưa sừng làm nghé" đóng học sinh thất bại, netizen ngán ngẩm "tưởng đâu đúp lớp 10 năm"

Phim việt

05:58:09 30/12/2024
Được khán giả quan tâm và ưu ái hơn cả so với cả dàn cast nhưng đáng tiếc khi Dũng Bino lại không được tán dương nhiều như giai đoạn xuất hiện trong Tham Vọng Giàu Sang.
5 bài hát nào view 'khủng' nhất showbiz Việt?

5 bài hát nào view 'khủng' nhất showbiz Việt?

Nhạc việt

05:57:31 30/12/2024
Trong top bài hát view khủng nhất showbiz Việt, bài đứng đầu gây ngạc nhiên; một ca sĩ bất ngờ chiếm đến 3 vị trí.
Em gái Trấn Thành giải thích về chi tiết trong phim bị chỉ trích dữ dội

Em gái Trấn Thành giải thích về chi tiết trong phim bị chỉ trích dữ dội

Hậu trường phim

05:56:39 30/12/2024
Trang phục của nhân vật em gái Trấn Thành mặc trong phim kinh dị Thái Lan đang chiếu ngoài rạp Việt bị chỉ trích khiến Uyển Ân phải lên tiếng trên trang cá nhân.
Tại sao trứng tốt cho bạn?

Tại sao trứng tốt cho bạn?

Sức khỏe

23:44:39 29/12/2024
Mặc dù có những giả định không chính xác về trứng trong quá khứ, nhưng việc ăn trứng không liên quan đến bệnh tim. Trứng là một trong những thực phẩm bổ dưỡng nhất trên hành tinh.
Diễn viên Thanh Duy U40 phong độ, thay đổi nhiều từ khi làm 'bố bỉm sữa'

Diễn viên Thanh Duy U40 phong độ, thay đổi nhiều từ khi làm 'bố bỉm sữa'

Sao việt

23:27:33 29/12/2024
Diễn viên Thanh Duy và vợ - diễn viên Kha Ly hạnh phúc đón con đầu lòng sau nhiều năm mong mỏi. Cả hai động viên, hỗ trợ nhau làm tốt vai trò làm cha, làm mẹ.
'Sonic the Hedgehog 3' xưng vương phòng vé cuối năm

'Sonic the Hedgehog 3' xưng vương phòng vé cuối năm

Phim âu mỹ

22:01:41 29/12/2024
Bộ phim chuyển thể từ trò chơi điện tử Sonic the Hedgehog 3 của hãng Paramount Pictures vươn lên thống trị phòng vé dịp cuối năm, đặc biệt ở thị trường Bắc Mỹ.
Nam ca sĩ xấu hổ vì vào top 100 gương mặt đẹp trai nhất thế giới 2024

Nam ca sĩ xấu hổ vì vào top 100 gương mặt đẹp trai nhất thế giới 2024

Sao châu á

21:56:10 29/12/2024
Nam ca sĩ, diễn viên Khương Đào cho biết anh cảm thấy xấu hổ khi có tên trong top 100 gương mặt đẹp nhất thế giới năm 2024 bảng dành cho nam của chuyên trang TC Candler.