Cái giá phải trả nếu Ukraine gia nhập NATO
Cựu quan chức Ukraine cho rằng, Kiev nên ‘dừng hạ thấp mình’, và chấm dứt ‘ảo tưởng’ sẽ sớm được gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và NATO.
Theo hãng tin RT, đây là nhận định hôm 5/1 của ông Aleksey Arestovich, cựu trợ lý cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, liên quan tới quyết định vào giữa tháng 12/2023 của Hội đồng châu Âu về tiến trình đàm phán để Ukraine gia nhập EU.
“Dù chúng ta có muốn gia nhập NATO và EU đến chừng nào, chúng ta cũng không được chào đón ở đó”, ông Arestovich nói.
Ông Aleksey Arestovich, cựu trợ lý cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: UNIAN
Cũng theo ông Arestovich, cái giá phải trả cho “khả năng” Ukraine gia nhập NATO là khởi đầu của “cuộc xung đột lớn với Nga”, và kịch bản tương tự cũng sẽ xảy ra với các quốc gia phương Tây. Theo ông, phương Tây “hiện chưa sẵn sàng để trả cái giá này”.
Cựu trợ lý cho Tổng thống Zelensky cảnh báo mục tiêu “gia nhập một liên minh lớn” của Ukraine là “không khả thi”, và cách duy nhất để thoát khỏi tình trạng này là “dừng hạ thấp mình” để các vấn đề chính sách đối nội và đối ngoại được xử lý ở Kiev, chứ “không phải ở Brussels, Washington hay Moscow”.
Video đang HOT
Do đó, theo ông Arestovich, Ukraine nên “nhận ra thực tế”, và bắt đầu phát triển theo hướng riêng của mình, thay vì theo đuổi “ảo tưởng” giành lại đường biên giới năm 1991, gia nhập EU và NATO. Ông cho biết Azerbaijan, Israel và Hàn Quốc là ví dụ về các quốc gia không phải là thành viên của các liên minh, nhưng đang “phát triển khá tốt”.
Chia sẻ với hãng tin CNN vào tháng 7/2023, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho hay xung đột Nga – Ukraine cần phải chấm dứt trước khi đơn xin gia nhập NATO của Kiev có thể được xem xét. Vào tháng 11 cùng năm, Tổng thống Zelensky cũng thừa nhận ông không biết liệu Ukraine có thể gia nhập NATO hay không.
Châu Âu đang mệt mỏi và mất tập trung về Ukraine?
Thật khó để thoát khỏi cảm giác rằng các đồng minh phương Tây của Ukraine - ngay cả ở châu Âu - đang mất dần sự quan tâm đến những gì từng là ưu tiên hàng đầu của họ.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel (trái), Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (giữa) và Tổng thống Moldova Maia Sandu tại cuộc họp báo ở Kiev, ngày 23/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo bình luận của kênh CNN (Mỹ) ngày 14/12, trước khi cuộc chiến giữa Israel và Hamas thu hút gần như toàn bộ sự chú ý của cộng đồng quốc tế, xung đột Nga - Ukraine là cuộc khủng hoảng cấp bách nhất mà các nhà ngoại giao đang tìm cách giải quyết.
Tại Brussels, tuần này được coi là một thời điểm quan trọng đối với quá trình gia nhập EU của Ukraine, khi các quốc gia thành viên của khối gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh cuối cùng trong năm để "bật đèn xanh" về việc tài trợ thêm cho Kyiv và cuối cùng là mở các cuộc đàm phán về tư cách thành viên Ukraine.
Tất cả những điều đó đang bị một quốc gia thành viên đặt ra nghi vấn: Hungary. Hầu hết các quyết định lớn do Brussels đưa ra đều cần có sự chấp thuận nhất trí của tất cả 27 quốc gia thành viên. Điều này có nghĩa là mọi quốc gia thành viên đều có quyền phủ quyết mà họ có thể sử dụng để ngăn chặn chính sách cốt lõi của EU, chẳng hạn như gửi hàng tỷ euro đến một quốc gia bị xung đột tàn phá hoặc cho một quốc gia gia nhập khối.
Về lý thuyết, quyền phủ quyết này chỉ nên được sử dụng nếu một quốc gia thành viên thực sự phản đối chính sách hàng đầu của EU, nhưng nó ngày càng được sử dụng như một công cụ để các nhà lãnh đạo chính trị đạt được những điều họ muốn trong các lĩnh vực khác. Trong trường hợp của Hungary, quyền này thường là để đảm bảo việc giải phóng các quỹ quan trọng của EU đang bị Brussels từ chối cấp cho Hungary.
Điều đó dường như đã xảy ra trong tuần này, khi các nhà ngoại giao và quan chức EU dành thời gian đầu tuần để đàm phán về việc giải phóng hàng tỷ euro đã bị phong tỏa với các cáo buộc về tham nhũng và lo ngại về pháp quyền.
Có khả năng vấn đề này sẽ được giải quyết ở một mức độ nào đó và EU có thể kết thúc tuần này bằng một cuộc họp báo kỷ niệm việc Hungary tiếp tục ủng hộ Ukraine và con đường gia nhập khối của Kiev.
Nhưng đối với một số quan chức Ukraine và phương Tây thường xuyên làm việc với Kiev, sự việc này chỉ là bằng chứng mới nhất cho thấy điều họ lo sợ nhất cuối cùng đã xảy ra: Sự mệt mỏi về Ukraine.
Cố vấn cấp cao của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói với CNN rằng: vì với Kiev việc gia nhập EU gắn liền trực tiếp với tư cách thành viên NATO nên bất kỳ sự lưỡng lự nào từ các đồng minh châu Âu đều là "tín hiệu xấu sẽ khuyến khích Nga tiếp tục hành động".
Một quan chức cấp cao của NATO làm việc trực tiếp với Ukraine nhận định đây là một phần của xu hướng dài hạn dẫn đến kết quả tồi tệ nhất: phương Tây mất tập trung vào Ukraine.
Để có thêm bằng chứng về điều này, chúng ta chỉ cần nhìn vào các cuộc tranh luận đang diễn ra ở Washington liên quan đến việc tài trợ cho Ukraine và đặc biệt là đặt trong bối cảnh trong năm bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới. Ở châu Âu, năm tới cũng diễn ra chu kỳ bầu cử Nghị viện EU, điều có thể sẽ tác động lớn đến chính sách của EU về Ukraine.
Đến cuối tuần, chắc chắn EU sẽ có điều gì đó tích cực để nói về Ukraine: Có thể tiền sẽ được gửi, các cuộc đàm phán về việc gia nhập sẽ tiếp tục. Và tất nhiên EU sẽ phản bác lại những tuyên bố về sự mệt mỏi về Ukraine bằng cách cho chúng ta biết chính xác họ đã gửi cho Kiev bao nhiêu tiền và hàng viện trợ.
Nhưng thật khó để thoát khỏi cảm giác rằng các đồng minh phương Tây của Ukraine - ngay cả ở châu Âu - đang mất dần sự quan tâm đến những gì từng là ưu tiên hàng đầu của họ. Và nếu ngay cả người châu Âu cũng mất sự chú ý đến một cuộc chiến trên bộ trên lục địa của họ, thì phần còn lại của thế giới sẽ nghĩ gì?
Tổng thống Zelensky thừa nhận Ukraine có thể không bao giờ gia nhập NATO Khi được hỏi về tương lai an ninh quốc gia, Tổng thống Volodymyr Zelensky thừa nhận Ukraine có thể không bao giờ gia nhập NATO. Theo hãng tin RT, tại cuộc gặp mới đây với các sinh viên đại học ở thành phố Nikolaev, Tổng thống Zelensky nói ông không biết liệu Ukraine có thể gia nhập NATO hay không. "Chúng tôi không...