Cách xử lý “quân phiệt” khi học sinh đi toilet không bỏ giày đúng chỗ và triết lý giáo dục “yêu thương cần tàn nhẫn” ở 1 ngôi trường tại Hà Nội
Thầy chủ trường đã kể câu chuyện về một cậu bé vội đi vệ sinh mà quên “luật định” phải xếp giày dép ngay ngắn trên giá, cùng cách “xử lý” của trường trước tình thế này…
* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không thuộc về tòa soạn.
Trước đây 2 luồng tư tưởng giáo dục trẻ nên dùng nhiều yêu thương hay sự nghiêm khắc vẫn là đề tài được bàn luận sôi nổi. Tuy nhiên, rõ ràng nếu chỉ yêu thương hay chỉ nghiêm khắc có lẽ sẽ khó mang lại kết quả như ý muốn.
Tại trường Spring Hill (Trường Đồi), ở huyện Quốc Oai, Hà Nội, có cách giáo dục rất khác lạ so với số đông các môi trường giáo dục khác tại Việt Nam. Trường tuy không đặt gánh nặng điểm số hay áp lực bài tập về nhà… nghe thì tưởng dễ, nhưng thực ra vẫn luôn có những “luật lệ” rất riêng học sinh cần tuân thủ. Quan điểm giáo dục của trường cũng rất đặc biệt không chỉ có “mềm” không mà phần “rắn” cũng cần được áp dụng hợp lý.
Một giờ học thiền qua việc thưởng trà của trường Đồi.
Bàn về việc giáo dục thế nào để hiệu quả, thầy chủ trường Nguyễn Đức Quang vừa chia sẻ xung quanh chủ đề này: “Yêu thương thôi là chưa đủ, cần tàn nhẫn đủ liều mới giáo dục được trẻ”.
Bài viết chia sẻ quan điểm của thầy đã nhanh chóng nhận được nhiều sự đồng tình của cha mẹ vì thầy Quang cũng nói rõ về khái niệm tàn nhẫn nên được hiểu theo cách nào, tàn nhẫn bao nhiêu là đủ…
Tàn nhẫn theo định nghĩa của thầy là “không một chút lòng thương” và không được đánh, xúc phạm, quát tháo trẻ, ngoài ra thì làm gì cũng được.
Nội dung bài viết như sau:
“YÊU THƯƠNG trẻ thôi chưa bao giờ là đủ, cần có TÀN NHẪN đủ liều mới giáo dục được trẻ.
Video đang HOT
Mình kể các cha mẹ nghe chuyện thế này để thấy được vai trò của TÀN NHẪN trong giáo dục con trẻ, và YÊU THƯƠNG thôi chưa bao giờ là đủ để có thể giáo dục được trẻ nhé.
Nhưng trước khi kể mình phải thống nhất với các cha mẹ thế nào là tàn nhẫn. Tàn nhẫn được định nghĩa là: Không một chút lòng thương. Đơn giản vậy thôi. Làm gì cũng được miễn sao là phải “không một chút lòng thương” và không được đánh, xúc phạm, quát tháo trẻ, ngoài ra thì làm gì cũng được.
Ngược với thời xưa, ngày nay học sinh mầm non ở nhiều trường dân lập được YÊU THƯƠNG hơi quá nhiều nhưng lại thiếu yếu tố TÀN NHẪN. Và hầu hết các cha mẹ trẻ hiện nay đều có thừa yêu thương mà thiếu tàn nhẫn với con mình. Trường Đồi là mô hình dung hòa cả yêu thương và tàn nhẫn. Kể cả ở trên đồi hay ở Ecopark hay ở Nam Từ Liêm hay bất kì ở nơi đâu sau này mở ra. Thầy cô Đồi luôn luôn đề cao yếu tố tàn nhẫn trong giáo dục trẻ nhỏ.
Có một bạn mới chuyển tới học, mặc dù các thầy cô đã dạy rất kỹ về các kỹ năng xếp giày dép và thực hành có sự chỉ bảo giám sát, giải thích đầy đủ bằng tình yêu thương rồi. Bạn làm khá tốt khi có sự giám sát của giáo viên nhưng khi không có sự giám sát và đặc biệt là khi vội là bạn sẽ không tuân theo cách để giày dép đã được đào tạo.
Một lần sau khi tan giờ học ngoài trời về, bạn vội vàng vứt dép ngoài cửa và chạy thẳng vào nhà để đi toilet. Nếu là một giáo viên chỉ thuần có yêu thương, thuần đồng cảm thì giáo viên sẽ nghĩ học sinh đang buồn tè quá nên sẽ nhặt giày dép cho con hoặc chờ cho con đi toilet xong mới gọi ra xếp dép lại. Nhưng theo kiểu giáo dục ở Đồi là không chấp nhận cách làm đó, ngoại trừ học sinh có bệnh hay có vấn đề về tâm sinh lí thì có chương trình giáo dục riêng theo nhu cầu của gia đình.
Trong tình huống đó, người giáo viên phải nhẹ nhàng nhưng đủ cứng rắn để yêu cầu con ngừng lại, quay lại cất giày dép gọn gàng như đã được đào tạo thì mới được đi toilet. Nếu con không chịu làm và lý sự là đòi đi toilet xong mới làm thì giáo viên cương quyết yêu cầu con làm, không giải thích thêm.
Nếu học sinh cương quyết không làm thì giáo viên sẽ đưa ra thông điệp nếu con không làm thì cô sẽ tịch thu đôi giày và ngày mai con sẽ phải đi chân đất đi học. Giáo viên sẽ trao đổi với phụ huynh và làm đúng như thế. Tới khi nào con xin lỗi thì mới được đi giày dép đi học.
Đó là sự tàn nhẫn: Không một chút lòng thương. Không để lòng thương xen lẫn khi xử lý tình huống cần phải gạt bỏ lòng thương như thế này. Bởi một lần vi phạm kỷ luật thì một lần học sinh đó mất cơ hội rèn luyện ý chí và một lần học sinh đó làm ảnh hưởng, làm phiền tới học sinh khác. Sống chung với nhau trong một tập thể thì phải tôn trọng kỉ luật của tập thể. Kỷ luật là sức mạnh.
Học sinh Trường Đồi leo đồi mỗi ngày.
Tuy nhiên người giáo viên cũng không được quên rằng sự tàn nhẫn luôn trên nền tảng yêu thương. Đó là khi ngay cả khi ta xử lý bằng sự tàn nhẫn như thế thì giáo viên cũng phải giữ giọng nói trung lập nhất, ánh mắt và miệng nói giao tiếp với học sinh cũng trung lập về cảm xúc.
Không cáu gắt, không gào thét mà chỉ cao giọng và cứng giọng hơn một chút để đưa ra những yêu cầu và mệnh lệnh khi cần phải đưa ra. Khi học sinh hợp tác trở lại thì giáo viên thể hiện nét mặt giãn ra, cử chỉ nhẹ nhàng trở lại, ánh mắt yêu thương và lời khen ngợi động viên con, trò chuyện về đôi giày dép của con để kết thân trở lại. Gợi lại câu chuyện về lòng biết ơn đôi giày dép của con để con hiểu sâu hơn và có lý trí để thực hiện tốt hơn các kỷ luật của tập thể vào các lần sau.
Yêu thương và Tàn nhẫn cần được áp dụng một cách linh hoạt và sáng tạo trong ứng xử với trẻ. Một người giáo viên giỏi là một người giáo viên có ấm có lạnh, có mềm có cứng, có yêu thương có tàn nhẫn xen lẫn nhau ở những liều lượng phù hợp.
Một người thầy giỏi là một người thầy được học trò yêu và nể phục. Người thầy mà chỉ có lòng yêu thương thôi không thì cực kì khó để giáo dục trẻ, nhất là trẻ con trong thời đại ngày nay. Nhớ là thầy cô giỏi là thầy cô được học sinh yêu thương và nể phục, chỉ có yêu thương thôi thì không phải là người thầy giỏi.
Thế nên nhiều cha mẹ mới đến Đồi hoặc sang Ecopark xem cách các thầy cô vận hành trường lớp, nếu gặp phải các khoảnh khắc mà lúc đó thầy cô phải tỏ ra tàn nhẫn thì có thể nghĩ thầy cô Đồi quân phiệt và ác độc. Nhưng hãy kiên trì ngắm cả 1 quá trình để hiểu rõ hơn. Ngắm một bức tranh chứ đừng chỉ biết nhìn vào 1 chi tiết. Hãy nhìn vào những đôi mắt của trẻ xem chúng đi học có vui không, có tự tin không, có nền nếp không, học hành vui chơi có hiệu quả không.
Thầy cô theo hệ thống Đồi toàn chân đeo dép lê, quần áo thì thường phục, mặt mũi mộc mạc nhưng tình yêu trẻ luôn đầy ắp và sự tàn nhẫn thì cũng đủ liều để giáo dục trẻ”.
Những bài học gần gũi thiên nhiên…
Trường Đồi vốn là ngôi trường nổi tiếng với việc cho học sinh học từ thiên nhiên và cuộc sống, đây cũng là ngôi trường chú trọng sự tự do. Tuy nhiên, hóa ra mọi sự tự do đều phải nằm trong khuôn khổ, có những “luật định” rất riêng của trường mà học sinh phải tuân thủ chấp hành và cha mẹ phải hiểu, hợp tác tốt với thầy cô giáo để giáo dục ra những con người vừa chan hòa yêu thương vừa có ý chí kỷ luật.
Như câu chuyện bỏ giày lúc đi toilet mà thầy Quang kể là một ví dụ. Câu chuyện cũng giải thích rất cụ thể cho lý do trường thực hiện sự “tàn nhẫn” là vì tình yêu thương. Không chỉ là chuyện xếp 1 đôi giày đúng chỗ, đó còn là câu chuyện về ý thức và thái độ sống có trách nhiệm các thầy cô rèn cho học trò của mình để áp dụng trong cuộc sống sau này.
Có lẽ với 1 số người sẽ cho rằng sự tàn nhẫn là không cần thiết với 1 đứa trẻ thì chuyện xếp đôi giày này sẽ mang lại cho họ sự phản ứng tiêu cực. Nhiều phần đông sẽ đồng tình với câu chuyện và cách xử lý của nhà trường. Họ hưởng ứng bằng những câu nói “không có áp lực, không có kim cương” và “vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương” để đồng tình vì hiểu được đằng sau sự tàn nhẫn là phương pháp giáo dục luôn chứa đựng sự yêu thương của người thầy trong đó.
Đây là thứ có thể quyết định vận mệnh của một con người: Chớ dại xem thường
Gương mặt chính là cánh cửa mở ra nội tâm của mỗi con người, giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với người khác, cũng như quyết định vận mệnh của bạn.
Tướng mạo quyết định vận mệnh
Dương Lan - một nhà báo nổi tiếng của Trung Quốc từng nói: "Không ai có nghĩa vụ phải bất chấp vẻ ngoài lôi thôi mà chính bạn cũng không hề bận tâm để tìm hiểu sự tài giỏi bên trong bạn". Thực tế, gương mặt chính là cánh cửa mở ra nội tâm của mỗi con người, giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với người khác, cũng như quyết định vận mệnh của bạn.
Những người mặt mày hung dữ, sắc mặt xám xịt, ánh mắt tràn đầy sự mưu mô, sẽ khiến người khác đề phòng, rợn tóc gáy, không dám mở lòng để kết giao. Trong khi đó, những người lại hiền lành nhã nhặn, mặt mày rạng rỡ, sẽ khiến người khác an tâm, dễ dàng chấp nhận.
Chúng ta không thể thay đổi vẻ ngoài cha mẹ ban tặng, nhưng có thể khiến nội tâm mình trở nên đôn hậu và tươi sáng. Cổ nhân dạy: "Tâm sinh tướng", tâm càng nhân ái, tướng mạo sẽ tự khắc hài hòa. Tướng mạo quyết định vận mệnh, vì thế mỗi người hãy tích cực thay đổi ngay từ lúc này. Và cách thay đổi tích cực nhất và hiệu quả nhất chính là nuôi dưỡng một nội tâm quảng đại và thuần khiết.
Những suy nghĩ thiện niệm, giúp dung mạo bạn ngày càng hòa ái
1. Sống tôn trọng người khác, dần dần sẽ trở nên trang nghiêm đạo mạo, ai gặp cũng phải kính trọng, không dám xem thường.
2. Sống lạc quan tiến về phía trước, bất chấp nghịch cảnh, dần dần sẽ tỏa ra hào quang rực rỡ, ai gặp cũng quý, nghiêng mình kính phục.
3. Sống tiết kiệm, không bị dắt mũi bởi vật chất, dần dần tâm hồn sẽ thành ra mộc mạc, tỏa ngát hương thơm thuần khiết như hoa sen.
4. Sống biết bố thí, cho đi, dần dần tâm hôn sẽ dần trở nên quảng đạo, hào phóng, khiến bao kiếp nhân sinh khổ hạnh được an ủi đỡ đần.
5. Sống hay dùng lòng từ bi đi giúp đỡ người khác, dần dần sẽ tích thêm thiện niệm, lâu dần thành ra từ bi lương thiện, luôn được người khác nể trọng, yêu thương.
Mẹ đơn thân không dám đi theo tiếng gọi của tình yêu Tình yêu với chồng sắp cưới và thương yêu con khiến chị vượt qua được nỗi đau cuộc đời mình. Một cô gái trẻ làm mẹ đơn thân lúc 24 tuổi, nơi đất khách quê người, biết bao khó khăn. Thương con chưa chào đời đã không còn bố, bao nhiêu yêu thương chị dành hết cho con, chị làm ngày làm đêm...