Cách xử lý cho khoanh giò để lâu trở nên hấp dẫn
Giò Tết để tủ lạnh nhiều ngày nên ăn luôn thì sẽ không ngon, nhưng chỉ cần đem kho lên một chút là khác hẳn đấy!
Nguyên liệu:
Cách làm:
- 200g giò lụa
- 1 củ hành khô, 4 tép tỏi
- Nước màu, xì dầu, nước mắm, đường
Bước 1:
- Thái giò thành từng miếng vừa ăn.
Bước 2:
- Với hành khô thì các bạn thái lát, còn tỏi thì chỉ cần bóc bỏ vỏ là được.
Video đang HOT
Bước 3:
- Cho giò vào chảo, rán vàng đều các mặt. Bước này sẽ giúp khử một phần mùi ôi của giò do để tủ lạnh lâu ngày đấy!
Bước 4:
- Trộn đều giò với nước mắm, xì dầu, đường, nước màu cùng hành khô và tỏi.
Bước 5:
- Đổ một bát nước con vào nồi rồi kho giò cho đến khi nước cạn gần hết và hơi sánh lại.
Giò kho còn nóng, rắc thêm một chút hạt tiêu lên trên là sẽ thơm cực kì luôn!
Chỉ cần nhìn màu thôi là đã thấy hấp dẫn lắm rồi đúng không?
Miếng giò được rán vàng nên ăn thấy hơi dai dai, ngon lắm nhé!
Thêm bát cơm nóng và một chút hành muối nữa thôi là có một bữa hoàn hảo rồi!
Theo Kênh 14
Những lỗi nấu ăn thường gặp nhất và cách xử lý
Nhận biết và khắc phục được những lỗi nấu ăn này, "tay nghề" nấu nướng của bạn sẽ được nâng cấp một cách đáng kể đấy!
1. Bạn quá chủ quan và không nếm thử món ăn
Tự tin là một điều tốt, tuy nhiên trong nấu ăn, tự tin thái quá dễ khiến món ăn "có vấn đề". Với hầu hết các đầu bếp giỏi, nêm nếm liên tục là một việc được họ thực hiện gần như tự động. Nhưng nếu có lúc công đoạn này bị bỏ qua thì cái giá phải trả có thể sẽ khá cao.
Dù chỉ nấu ăn tại gia hay thực hiện theo một công thức nào đó, bạn vẫn cần nhớ tự mình nêm nếm vì đôi khi lượng gia vị cần được điều chỉnh lại cho vừa khẩu vị, thời gian nấu trong các công thức cũng thường chỉ là ước lượng và không phải nguyên liệu nào cũng giống hệt nguyên liệu nào!
2. Bạn không đọc kĩ toàn bộ công thức trước khi nấu
Đọc lướt qua một công thức và bạn thấy nó thật đơn giản, các nguyên liệu cũng dễ kiếm, vậy là bạn bắt tay vào làm luôn. Rồi tới lúc làm gần xong rồi bạn mới phát hiện ra mình bị thiếu một hay vài loại gia vị nào đó. Bạn không thể đi mua thêm và bạn tặc lưỡi: chắc cũng không sao! Và món ăn ra đời không được như ý bạn, nó có mùi vị chẳng hề hấp dẫn như trong công thức đã mô tả.
Để tránh lỗi nấu ăn này, bạn nên tập một thói quen của các đầu bếp chuyên nghiệp: đọc và nắm kĩ công thức, tưởng tượng ra quy trình nấu và chuẩn bị mọi nguyên liệu sẵn sàng theo định lượng trước khi nấu. Như vậy quá trình nấu của bạn sẽ nhẹ nhàng hơn và đảm bảo không thiếu nguyên liệu hay dụng cụ nào.
3. Quá vội vàng khi nấu món kho, hầm
Hầu hết các món kho, hầm đều yêu cầu bạn đun nhỏ lửa, liu riu trong khoảng thời gian tương đối dài để nguyên liệu có thể chín mềm và ẩm. Tuy nhiên đôi khi do vội vàng, bạn mắc phải lỗi nấu ăn cơ bản này: vặn lửa to lên và đun cho thật nhanh cạn nước.
Nhìn bên ngoài, món ăn trông có vẻ ổn, tuy nhiên khi ăn bạn sẽ cảm nhận được ngay bởi thịt sẽ bị khô, cứng mà không có được độ ẩm mềm của món hầm ngon. Chính vì vậy những khi không có thời gian thì bạn nên tìm kiếm các món xào nhanh chứ không nên cố làm món kho hay món hầm nhé!
4. Bạn làm bơ quá mềm
Hầu hết các công thức làm bánh đều yêu cầu bơ ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên bạn quên không lấy bơ ra khỏi tủ lạnh sớm và để bơ mềm nhanh hơn bạn gói nó lại rồi quay trong lò vi sóng cho mềm. Cách này khá hay tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng canh đúng thời gian, và bơ quá mềm sẽ dẫn tới món bánh quy bị chảy quá nhiều hoặc bánh gato quá đặc (nặng).
Để tránh khỏi lỗi này và vẫn có bơ mềm đúng độ khi làm bánh, bạn hãy cắt miếng bơ to ra thành nhiều miếng vuông nhỏ cỡ khoảng 2cm rồi để khoảng 10 phút ở nhiệt độ phòng là có thể làm bánh rồi!
5. Bạn đảo / lật đồ ăn quá nhiều trong chảo hoặc nồi
"Để yên đồ ăn trong khi nấu" là một trong những bài học khó khăn nhất khi bạn muốn trở thành một người nấu ăn giỏi. Thường thì bạn sẽ cảm thấy khá sốt ruột khi chiên hay xào nên cứ liên tục lật mặt đồ chiên hoặc đảo nguyên liệu trong chảo.
Hãy nhớ rằng món xào sẽ dễ bị nát hoặc món chiên sẽ dễ bị vỡ và lớp vỏ chiên bên ngoài sẽ không được vàng đẹp khi bạn cứ liên tục lật hoặc đảo nguyên liệu. Hãy cố gắng kiên nhẫn hơn và bạn sẽ có được món ăn thật ngon và đẹp mắt đấy!
6. Cho dầu ăn vào chảo chưa đủ nóng
Những người thiếu kinh nghiệm hoặc quá hấp tấp thường mắc phải lỗi nấu ăn này - họ cho dầu ăn vào chảo khi chảo chưa đủ độ nóng, dẫn đến việc đồ ăn bị dính chảo hay thịt cá không có được độ xém cạnh đẹp mắt khi áp chảo.
"Khi bạn nghĩ rằng chảo đã đủ nóng, hãy lùi lại và đếm từ 1-100 rồi mới thêm dầu ăn" - đó là lời khuyên của Tim Cebula, một chuyên gia ẩm thực khá có tiếng.
Theo MNMN
[Chế biến] - Thịt ba chỉ kho dưa chua Từng miếng thịt mềm béo, chua chua khiến món ăn không hề ngán, lại rất đưa cơm. Nguyên liệu: - 300g thịt ba chỉ - 150g dưa cải muối chua - 1 củ hành khô, vài nhánh tỏi - Gia vị: mắm, muối, hạt nêm, hạt tiêu Cách làm: Thịt rửa sạch, cho vào nồi với một mẩu gừng nhỏ và một củ...