Cách vệ sinh bao quy đầu cho bé trai
Đừng tìm cách vuốt ngược bao quy đầu ở trẻ nhỏ vì trong hầu hết trường hợp, nó chưa tự tách được.
Việc này không đòi hỏi sự khác biệt nào so với chăm sóc các bộ phận khác của cơ thể. Rửa sạch từ bên ngoài bằng nước sạch và xà phòng hàng ngày là đủ.
Khuyến cáo của Viện Hàn lâm nhi khoa Mỹ (AAP) nêu rõ, những cố gắng lộn bao quy đầu có thể khiến bé bị đau đớn, chảy máu và hình thành sẹo dính. Phải mất nhiều năm quá trình tự tách của da quy đầu khỏi quy đầu mới hoàn tất.
Ảnh minh họa: Newparent.com.
Đặc điểm sinh lý phần bao quy đầu của trẻ
Phần đầu dương vật (quy đầu) được một đoạn da mỏng (gọi là bao quy đầu) bảo vệ. Bao quy đầu gồm 2 lớp: lớp da ở bên ngoài và lớp niêm mạc ở bên trong. Trước khi bé chào đời, bao quy đầu và đầu dương vật phát triển như một thể thống nhất, chúng dính chặt với nhau. Dần dần, mặt trong của bao quy đầu và lớp da của đầu dương vật bắt đầu tách rời nhau, nhờ hiện tượng bong tế bào ở bề mặt mỗi lớp. Biểu mô của hai lớp này thường xuyên được thay mới. Tế bào chết tích tụ thành chất tiết trắng, dần dần được đẩy ra ngoài qua phần chóp của bao quy đầu. Trên thực tế, có khi phải mất 5-10 năm hoặc hơn, quá trình tách mới hoàn thành, và bao quy đầu mới có thể lộn được khỏi đầu dương vật về phía bụng.
Ở trẻ sơ sinh, bao quy đầu thường chưa tách khỏi quy đầu và không thể tự lộn được. Hơn nữa, khi ý thức được hơn về cơ thể, các bé đều tìm cách “khám phá” bộ phận sinh dục của mình và có thể tự lộn bao quy đầu. Nếu bao không thể tự lộn một cách dễ dàng khi bé còn nhỏ, cha mẹ cần hiểu đó không phải là điều bất thường.
Bã Smegma: Quá trình bong tế bào da từ da dương vật và lớp trong của bao quy đầu diễn ra trong suốt cuộc đời người nam giới và đặc biệt mạnh mẽ ở trẻ em. Sự bong da tự nhiên giúp bao quy đầu tách khỏi quy đầu. Do diễn ra ở một nơi khá chật hẹp, các tế bào chết không thể thoát ra một cách dễ dàng. Chúng phải tìm cách đi tới phần đỉnh của bao quy đầu, tạo ra bã smegma, xuất hiện dưới dạng những mảng trắng ở dưới da.
Video đang HOT
Khuyến cáo của Viện Hàn lâm nhi khoa Mỹ:
- Vệ sinh bao quy đầu: Da quy đầu rất dễ chăm sóc. Hãy tắm rửa thường xuyên cho bé. Tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có cả cơ quan sinh dục, cần được rửa sạch sẽ, không đòi hỏi chăm sóc đặc biệt nào. Không được tìm cách rửa đầu dương vật bằng tăm bông, xối nước mạnh hoặc dùng thuốc diệt khuẩn. Chỉ cần dùng nước sạch và xà phòng để rửa bên ngoài là đủ.
- Lộn bao quy đầu: Quá trình tách bao quy đầu và quy đầu đòi hỏi thời gian, không nên thúc ép. Khi nào thì bao quy đầu có thể lộn được? Điều này tùy thuộc mỗi bé. Có thể là từ khi bé mới sinh, nhưng điều này rất hiếm, có thể mất vài ngày, vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí là vài năm. Điều này là bình thường. Mặc dù rất nhiều bao quy đầu có thể lộn được khi trẻ lên 5, bạn không cần lo lắng nếu phải chờ lâu hơn. Một số bé trai chỉ có thể lộn bao quy đầu hoàn toàn khi tới tuổi trưởng thành.
- Vệ sinh bao quy đầu đã lộn được hoàn toàn: Trong vài năm đầu, chỉ cần thỉnh thoảng lộn bao và rửa phía dưới là đủ. Vệ sinh dương vật sau này sẽ trở thành một phần thói quen vệ sinh thân thể của trẻ, giống như việc gội đầu, đánh răng. Khi đến tuổi dậy thì, các em trai phải hiểu được tầm quan trọng của việc lộn da quy đầu và vệ sinh bên dưới một cách sạch sẽ hằng ngày.
Chăm sóc “cậu nhỏ” cho trẻ đúng cách
- Khi chưa lộn được bao quy đầu: Lúc tắm cho bé, hãy rửa “cậu nhỏ” như những phần còn lại của cơ thể rồi lau khô. Đừng tìm cách tuốt mạnh bao quy đầu về phía bụng. Trong 90% trường hợp, bao quy đầu sẽ tự lộn được khi bé lên 3.
- Khi đã lộn được bao quy đầu: Nhẹ nhàng vuốt ngược da quy đầu về phía bụng và rửa phần ở dưới rồi lau khô. Nhẹ nhàng vuốt xuôi bao quy đầu để trả nó về vị trí cũ.
Bác sĩ nhi khoa Trần Thu Thủy
Theo VNE
27 tuổi có nên cắt bao quy đầu?
Mình năm nay 27 tuổi mà chưa cắt bao quy đầu, không rõ việc không cắt bao quy đầu có sao không và có ảnh hưởng gì đến quan hệ vợ chồng không.
Hiện tại mình đã có bạn gái và 2 đứa vẫn giữ gìn cho nhau tới ngày cưới. Mình đọc báo nhiều thấy hầu như toàn nói những lợi ích khi cắt bao quy đầu mà chưa thấy nói không cắt có bị sao không? Mình chưa cắt bao quy đầu, nó hơi dài nhưng mình vẫn vệ sinh sạch sẽ và vẫn kéo nó tụt xuống được, chỉ lúc cương có hơi khó chịu.
Mình thấy lúc bình thường có bao quy đầu rất dễ chịu vì nó không bị cọ xát với bên ngoài. Không rõ việc không cắt bao quy đầu có ảnh hưởng gì đến quan hệ vợ chồng sau này không. (Tuan).
Ảnh minh họa: Menshealth.
Trả lời:
Thân chào bạn,
Bình thường, nam giới khi đến tuổi trưởng thành thì lớp da bao ngoài dương vật (gọi là da quy đầu) sẽ tuột xuống ít hoặc nhiều khi dương vật cương cứng để lộ ra phần quy đầu.
Ở một số thiếu niên lớp da này vẫn bao lấy toàn bộ phần đầu dương vật chỉ chừa lại một lỗ nhỏ để tháo nước tiểu, không thể lộn lên được thì được coi là hẹp bao quy đầu. Hiện tượng bao quy đầu dài là miệng bao quy đầu gần với lỗ liệu đạo nhưng vẫn có thể lộn lên được.
Khi bị hẹp bao quy đầu hoặc bao quy đầu dài, nước tiểu thường còn sót lại bên trong bọc da, đóng cặn, gây khó khăn cho việc giữ gìn vệ sinh. Theo thời gian có thể gây viêm nhiễm quy đầu ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng đời sống tình dục, thậm chí gây ung thư dương vật.
Cắt bao quy đầu đơn giản chỉ là một cuộc tiểu phẫu với mục đích cắt bỏ lớp da thừa để quy đầu sạch sẽ hơn. Bác sĩ sẽ tách bỏ lớp da thừa, giữ lại phần dây thắng sao cho vùng khoái cảm không bị tổn thương. Vùng da được giải phẫu xong có thể sẽ sưng lên một chút và hơi bị phù do thuốc gây tê còn đọng lại, nhưng chỉ vài ngày sau vùng da sẽ trở lại hình dạng bình thường với phần bao quy đầu đã được cắt bỏ.
Việc cắt bao quy đầu có lợi ích là giúp giữ gìn vệ sinh cho bộ phận sinh dục, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm dương vật. Tuy nhiên, tùy theo tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ nên khi phẫu thuật có khi không đạt yêu cầu có thể dẫn đến giảm khoái cảm trong lúc quan hệ tình dục vì lớp da đã bị cắt bỏ ấy đôi khi có liên kết với một số dây thần kinh khoái cảm.
Trong trường hợp của bạn, có thể không cần phẫu thuật cắt bao quy đầu nếu nó không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Điều quan trọng là luôn nhớ chú ý vệ sinh sạch sẽ bạn nhé.
Chúc bạn dồi dào sức khỏe.
Theo Ban tư vấn Tổng đài 1900 6233
Viện Tâm lý & Giáo dục Pháp luật
VnExpress
Bị đau vì tuột bao quy đầu lúc khô Bao quy đầu của em lúc bình thường cũng như khi cương đều lột ra được hết, nhưng khi chạm vào phần quy đầu em có cảm giác nhột va hơi đau. Mỗi lần tắm, em đều vệ sinh nó sạch sẽ. Chỉ cần có nước hay xà phòng thì việc bao quy đầu tuột ra bình thường, nhưng khi khô lột ra...