Cách tỉa cá chép dưa hấu bày cỗ Trung Thu đẹp mắt, đơn giản nhất
Trung thu đang “rục rịch” ngoài ngõ, mọi người đang chuẩn bị cho mâm cỗ cúng Rằm tháng 8. Để mâm cỗ Trung thu thêm bắt mắt, độc đáo hơn nhiều người đã sáng tạo ra cách tỉa dưa hấu hình cá chép tuyệt đẹp. Vì vậy, các chị em hãy cùng tham khảo cách tỉa dưa hấu sau đây nhé.
Chuẩn bị:
- 1 quả dưa hấu tròn, già dưa
- 1 chùm nho xanh
- 5 quả hồng giòn
- 1 dao nhọn
- 1 vài que tăm nhọn
- 1 thìa múc dưa
- 1 tô đựng dưa
Cách tỉa dưa hấu hình cá chép đáng yêu đón Trung thu:
Bước 1: Đặt dưa nằm ngang, dùng tăm vẽ nhẹ một hình bầu dục ở phía trên dưa để tiện cho việc tạo hình ở bước sau, vẽ rộng bằng miệng bát tô cho dễ múc dưa sau này.
Video đang HOT
Dùng chính thìa múc dưa để tạo hình. Chỉ dùng một nửa đường tròn của thìa múc dưa, cắm sâu vào vỏ dưa cho sắc nét, các nửa đường tròn này liên tiếp nhau theo hình bầu dục vừa vẽ.
Bước 2: Sau khi tạo được một hình bầu dục có viền lượn sóng, dùng dao nhọn khoét dưa theo đường biên trong của đường lượn sóng rồi nhấc riêng phần đó ra, những phần dưa thừa sát đường viền thì bỏ đi.
Bước 3: Dùng thìa múc dưa tạo mắt cá cho quả dưa. Dùng dao gọt tỉa bớt một đường viền bao hốc mắt vừa tạo. Đặt mắt cá lại đúng vị trí, gắn bằng tăm nhọn.
Dùng thìa múc dưa để múc những viên tròn dưa hấu sang tô đựng. Múc cả phần chữ nhật vừa tách rời và phần còn lại trong quả dưa.
Bước 4: Dùng dao cắt chéo 45 từ vị trí gần cuống dưa vào sâu quả dưa chừng 7 – 9 cm. Khi nhấc dao ra, vỏ dưa già sẽ tách khẽ tự nhiên như miệng cá.
Bước 5-Tạo vây lưng cá: Dùng dao múc dưa khoét liên tiếp để được một đường lượn sóng quanh hình bầu dục dẹp trên vỏ miếng dưa bỏ ra lúc đầu.
Tiếp tục dùng dao cắt theo hình lượn sóng đó. Phần vỏ dưa còn lại dùng dao tỉa hình đuôi cá giống chiếc nơ hình hai chiếc lá châu đầu lại. Dùng tăm nhọn để cắm nối vây lưng và đuôi vào cá chép.
Bước 5 – Tạo vây bên mình cá: Dùng thìa múc dưa khoét 3 nửa tròn liên tiếp tạo đường lượn sóng ngắn, không cần khoét quá sâu như trên lưng cá, chỉ ngập thìa chừng 1cm rồi dùng dao rạch chéo hai đường kéo dài từ điểm cuối của hai đầu đường lượn sóng ngắn. Dùng dao tỉa tách nhẹ miếng vây bên vừa tạo cho chúng nổi bật ra khỏi mình cá.
Bước 6: Nho xanh rửa sạch để khô, cắt rời 1 số quả, còn lại để chùm trang trí. Hồng ngâm gọt vỏ, khía răng cưa giữ thân gủa và tách đôi tạo thành hoa trang trí. Trộn các loại hoa quả từ trong tô hoặc chỉ đơn giản là đổ những loại hoa quả khác vào trong mình cá chép đã tỉa. Dùng tăm nhọn gắn hoa từ hồng giòn trang trí lên lưng cá chép tùy theo trí sáng tạo của bạn cho đẹp.
Như vậy là chú cá chép dưa hấu đã được hoàn thành. Không cần mâm quả cao đầy, chỉ với một quả dưa hấu tỉa hình cá chép trông trăng cũng đủ tràn ngập không khí Trung thu trong gia đình rồi.
Theo Infonet
Những món tuyệt đối không nên dùng với mật ong kẻo mang hoạ
Mật ong là thực phẩm tuyệt vời cho cơ thể nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi kết hợp với những thực phẩm 'đại kỵ', mật ong có thể gây ngộ độc, thậm chí nguy hiểm cho người dùng.
Theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh, mật ong giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori - thủ phạm gây nhiều trường hợp loét dạ dày. Nó cũng làm giảm chứng viêm dạ dày do uống quá nhiều rượu, giảm khả năng gây ung thư của một số tác nhân độc hại. Các nhà khoa học Nga còn cho rằng mật ong là phương thuốc hiệu quả trong phục hồi thị lực ở những người già bắt đầu bị đục thuỷ tinh thể.
Tuy vậy, mật ong rất không an toàn cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì có thể gây ngộ độc botulism - độc tố của vi khuẩn clostridium botulinum. Trường hợp này ít xảy ra nhưng nếu nặng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có thể gây tử vong cho trẻ.
Ngoài ra, khi kết hợp với một số thực phẩm 'đại kỵ', mật ong có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng: Theo Đông y, những trường hợp sau đây không nên dùng mật ong, sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người dùng:
- KHÔNG NÊN ĂN CHUNG VỚI TÀU HŨ NƯỚC ĐƯỜNG: Tàu hũ vị ngọt, mặn, tính hàn, có thể thanh nhiệt tán huyết. Ăn chung với mật ong sẽ gây tiêu chảy. Nhiều loại enzyme trong mật ong và khoáng chất, protein thực vật... trong tàu hũ "gặp nhau" sẽ phản ứng sinh hóa không có lợi cho sức khỏe.
- KHÔNG NÊN ĂN CHUNG VỚI HẸ: Hẹ giàu vitamin C, dễ dàng bị các khoáng chất đồng, sắt... trong mật ong oxy hóa, mất tác dụng. Ngoài ra mật ong có tác dụng nhuận tràng, hẹ nhiều chất xơ sẽ gây tiêu chảy.
- KHÔNG NÊN ĂN CHUNG VỚI HÀNH: Axit hữu cơ, men có trong mật ong gặp phải axit amin có trong hành sẽ gây phản ứng sinh hóa không có lợi cho cơ thể, hoặc sản sinh chất độc, gây kích thích ruột khiến người dùng bị tiêu chảy.
- KHÔNG ĐƯỢC DÙNG NƯỚC SÔI PHA MẬT ONG: Nhiệt độ nước thích hợp nhất là 35 độ C.
- MẬT ONG KỴ VỚI HÀNH TÂY: Mật ong kết hợp với hành tây sẽ khiến cho axit hữu cơ, enzyme trong mật ong gặp axit amin chứa lưu huỳnh trong hành tây, nảy sinh phản ứng hóa học có hại, hoặc sản sinh chất có độc, kích thích dạ dày gây tiêu chảy.
- MẬT ONG KỴ VỚI ĐẬU PHỤ: Đậu cũng như các sản phẩm chế biến từ đậu và mật ong đều chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.
Không những thế, khoáng chất, protein thực vật, axit hữu cơ trong đậu phụ nếu kết hợp với enzym trong mật ong sẽ xảy ra phản ứng sinh hóa bất lợi cho sức khỏe.
- MẬT ONG RẤT KỴ VỚI CÁ CHÉP: Nếu vô tình trong món ăn nào đó, bạn kết hợp mật ong và cá chép là không tốt, cơ thể có thể bị trúng độc ngay.
Trong trường hợp này, bạn có thể dùng đậu đen, cam thảo để giải độc.
- MẬT ONG KỴ VỚI CÂY THÌ LÀ: Mật ong và cây thì là, nếu vô tình kết hợp chúng trong một món ăn nào đó sẽ không tốt, có thể gây tổn thương gan, sưng hoặc đau mắt đỏ.
- MẬT ONG VÀ CƠM: Nghe có vẻ rất khó hiểu vì cơm vốn dĩ mát, lành chúng ta vẫn ăn hằng ngày. Còn mật ong lại bổ dưỡng. Nhưng sự thật, mật ong ăn cùng cơm có thể làm bạn bị đau dạ dày.
- KHÔNG ĐỰNG MẬT VÀO BÌNH SẮT: Mật ong có tính axít yếu, khi tiếp xúc với kim loại sẽ xảy ra phản ứng hóa học, tách sắt, nhôm, kẽm ra. Như vậy chất lượng mật sẽ giảm, ăn phải dễ đau bụng.Tốt nhất nên đựng mật ong vào bình thủy tinh hoặc gốm sứ.
Theo Thanh Niên
Vì sao bánh trung thu xứ cảng thơm hấp dẫn thực khách Việt? Không chỉ là thức quà truyền thống dịp Rằm tháng 8, bánh trung thu ngày càng chú trọng vào mẫu mã, nguyên liệu để vừa đảm bảo sức khỏe, vừa đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng. Mùa Trung thu về cũng là lúc "đường đua" của các thương hiệu bánh trung thu lại được khởi động. Nếu trước đây, khách...