Cách sơ cứu cho người bị ngộ độc thực phẩm
Nguy cơ ngộ độc thực phẩm ngày càng tăng cao, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gặp biến chứng nguy hiểm.
Ngộ độc thực phẩm là gì?
Thực phẩm sử dụng hàng ngày rất dễ ô nhiễm và có thể gây độc cho người sử dụng. Vi khuẩn, nấm mốc, virut và kí sinh trùng là những tác nhân gây ô nhiễm chính.
Ngoài ra còn một số thực phẩm chứa chất độc nguy hiểm và có khả năng gây độc cao như sắn, măng, mầm khoai tây, đậu kiếm, đậu mèo…
Khi xảy ra hiện tượng ngộ độc do thức ăn hoặc nghi ngờ là bị độc thì nhất thiết không được sử dụng thức ăn đó nữa đồng thời giữ lại những thức ăn thừa, chất nôn, phân, nước tiểu… gửi đi xét nghiệm để xác định nguyên nhân. Cần báo cho các cơ sở y tế gần nhất để điều tra, xác minh và tổ chức cấp cứu người bị ngộ độc.
Cách sơ cứu người bị ngộ độc thực phẩm
Cần cho bệnh nhân nôn. Nôn ra ngoài càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, sau khi bệnh nhân nôn khoảng 2-3 lần, độc tố giảm đi khá nhiều, cần ngăn không cho họ tiếp tục nôn. Thông thường, họ sẽ được tiêm một mũi thuốc chống nôn, bởi dùng thuốc đường uống lúc này vô tác dụng. Sau khi bệnh nhân hết nôn, cần bù dung dịch muối và điện giải khẩn trương.
Nếu bệnh nhân có đi ngoài, hãy để cho họ bị tiêu chảy bởi có thể giúp thải bỏ độc tố ở ruột qua đường hậu môn. Cũng tương tự như nôn, chỉ nên để bệnh nhân đi 3-5 lần rồi cho uống thuốc cầm tiêu chảy. Sau đó, tiếp tục bù nước và điện giải .
Kỹ thuật bù nước và điện giải đối với người bị ngộ độc thực phẩm rất quan trọng. Người bệnh có thể dùng oresol hòa với nước đun sôi để nguội, uống dần.
Video đang HOT
Cứ 10-15 phút, uống một lần, mỗi lần chừng 70-100 ml, tương đương với 1-2 ngụm nước to. Không khát cũng uống. Khi bệnh nhân uống qua mốc 500 ml có thể tạm yên tâm. Sau đó, tốc độ bù nước sẽ chậm lại tùy thuộc vào mức độ khát của họ. Dung dịch oresol không để quá 24 h, không tái sử dụng, kể cả khi đã để trong tủ lạnh
Tuy nhiên trong trường hợp bệnh nhân có nhịp tim chậm lại hoặc nhịp timquá nhanh, quá yếu, tụt huyết áp, bù nước bằng đường uống sẽ trở nên vô nghĩa. Lúc này, cần nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế để truyền dịch. Dịch truyền sẽ chảy trực tiếp vào trong mạch máu và bệnh nhân sẽ tỉnh dần. Ưu tiên bù dịch muối đẳng trương mà không sử dụng các loại dịch khác.
Theo www.phunutoday.vn
Top thực phẩm tưởng an toàn nhưng lại rất độc hại mà bạn vẫn ăn hằng ngày
Có nhiều loại thực phẩm thiết yếu thường xuất hiện trong mâm cơm gia đình bạn nhưng lại chứa không ít chất độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nếu sử dụng sai cách.
1. Săn
Sắn là môt trong nhưng thực phẩm chính hiên nay, cung cấp chế độ ăn kiêng cơ bản cho nhiều người. Nhưng hãy nhớ rằng việc sơ chê sắn không đúng cách có thể khiên dư lượng xyanua dư thừa gây nhiễm độc xyanua cấp tính, thậm chí gây tử vong.
2. Tôm
Tôm được nuôi trong các trang trại va thưc tê la đê ngăn ngừa lây lan nhiễm trùng, bệnh tật và ký sinh trùng, không ít người nuôi đã bơm thức ăn chứa kháng sinh hay bơm thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm vào nước. Một lượng lớn phụ gia hóa học, bao gồm clo, cũng được thêm vào, là nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng.
3. Khoai tây
Nhin chung, khoai tây là một loại thực phẩm hoàn toàn an toàn. Tuy nhiên nếu bạn bỏ khoai tây trong điều kiện ẩm ướt, quá sáng hoặc để chúng ơ ngoài quá lâu chúng sẽ bắt đầu mọc mâm.
Lúc này, khoai tây sẽ trở nên rất độc hại vì những mầm ấy chứa các hợp chất được gọi là glycoalkaloids. Ngay cả khi bạn cắt bỏ mầm, chât đôc vân co thê con trong khoai tây va gây hai cho cơ thê ngươi ăn.
4. Măng
Măng được sử dụng trong nhiều món ăn nhưng không phải ai cũng biêt răng măng tươi có chứa các glycosid cyanogenic, cùng một chất độc chứa trong sắn. Những chất độc này phải được tiêu hủy bằng cách nấu chín kỹ và vì lý do này, măng tươi thường luộc trước khi được sử dụng theo những cách khác.
5. Nâm
Không có môt đặc điểm cu thê nao đê xác định các loại nấm độc hại và cũng không dê đê tim đươc cac loai nâm co thê ăn đươc. Ngoài ra, do nấm có khả năng hấp thụ các kim loại nặng, kể cả các chất phóng xạ, nên chung ta phai vô cung cân thân trong viêc chon lưa nâm trong chế biến thức ăn.
6. Thưc ăn môc
Thưc ăn môc thường nhìn thấy được nhưng chất độc sinh ra từ các loại nấm mốc lai vô hình và có thể xâm nhập sâu vao bên trong thực phẩm. Vì vậy, bạn không nên chi cắt bỏ các phần mốc ma hãy bỏ tất cả các phân khác đi.
7. Cá nóc
Cá nóc là một trong những nguyên liệu chế biến món ăn nổi tiếng trong ẩm thực nhiều quốc gia, đặc biệt là Nhật Bản. Cá nóc phải được chuẩn bị cẩn thận để loại bỏ các phần chưa chất độc hại và để tránh nhiễm độc vào thịt. Do đó, các đầu bếp phải trải qua 3 năm kinh nghiệm và phải có giấy phép mới được phục vụ món ăn này.
8. Đỗ
Đỗ sống có chứa một độc tố độc hại không vị co tên la lectin, loai đôc tô nay chi co thê được loại bỏ bằng cách nấu chin. Khi chế biến các món ăn với đỗ, bạn nên đun sôi ít nhất 10 phút.
Theo Huyền Anh
Dân Việt
Top 5 món ăn chứa nhiều con "ngoe nguẩy" bạn nên coi trước khi ăn Chúng ta thường nói "khuất mắt trông coi" sau mỗi lần ăn thực phẩm thiếu an toàn. Đây là 5 món ăn chứa nhiều ký sinh trùng nhất bạn nên "coi" trước khi ăn để tránh mang bệnh. Chúng ta thường xem tin tức về những bệnh nhân có hàng ngàn ký sinh trùng tồn tại trên cơ thể và cảm thấy vô...