Cách phòng táo bón cho trẻ
Táo bón là tình trạng trẻ đi đại tiện phân quá ít, rắn và khô, hoặc khoảng cách giữa hai lần đi ngoài quá lâu. Đối với trẻ số lần đại tiện hàng ngày khác nhau theo từng lứa tuổi.
Đối với trẻ dưới 1 tuổi
Thường đi đại tiện 2 – 3 lần một ngày, nhưng nếu trẻ chỉ đi 1 lần 1 ngày nhưng phân mềm dẻo, khối lượng bình thường thì vẫn không gọi là táo bón.
Ngược lại, đối với ở trẻ lớn đi đại tiện 1 lần/ngày, nhưng có khi đi 2 – 3 lần/ngày nhưng phân rắn và ít thì vẫn gọi là táo bón.
Trẻ bị táo bón không nên cho ăn cà rốt, táo, hồng xiêm. (Ảnh minh họa)
Các nguyên nhân dẫn đến táo bón
Ở trẻ nhỏ còn bú mẹ dưới 2 tuổi:
- Chủ yếu là do sai lầm trong chế độ ăn uống:
- Ăn chưa đủ số lượng hàng ngày: ăn thiếu, ăn ít.
- Ăn sữa bò dễ bị táo bón hơn bú sữa mẹ.
- Mẹ bị táo bón con bú cũng dễ bị táo bón.
- Trẻ uống ít nước, ăn ít hoa quả, ít rau xanh.
- Do giảm trương lực ruột trong bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu.
Video đang HOT
- Do tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa:
Các dị tật bẩm sinh: phình đại tràng, giãn đại tràng. Táo bón thường bắt đầu sớm ngay sau khi sinh và thường kéo dài hàng tháng.
Mắc phải: trẻ bị nứt hậu môn, hoặc bị trĩ, nên khi đi ngoài bị đau gây co thắt hậu môn.
Ở trẻ lớn:
- Yếu tố tinh thần: trẻ sợ bẩn, sợ thối nên không đi ngoài, trẻ đi mẫu giáo sợ cô không dám xin phép đi ngoài.
- Do chế độ ăn uống: uống ít nước, không chịu ăn rau và hoa quả.
- Do dùng thuốc: kháng sinh, giảm ho có codein.
Cách xử trí
Nếu táo bón mới xảy ra cần điều chỉnh lại chế độ ăn:
- Cho trẻ ăn đủ số lượng, uống nhiều nước trong ngày.
- Cho trẻ ăn nhiều rau xanh có tính chất nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, rau dền, củ khoai lang. Khi nấu bột và cháo phải băm nhỏ cho trẻ ăn cả cái. Cho trẻ ăn các loại quả: chuối tiêu, đu đủ, bưởi, cam, quít, thanh long… Khi trẻ đã bị táo bón không nên cho ăn cà rốt, hồng xiêm, táo.
- Có thể dùng khoai lang sống gọt vỏ, rửa sạch đem giã nhỏ vắt lấy nước cho trẻ uống.
Trẻ ăn sữa bò bị táo bón: pha sữa loãng hơn bình thường một chút, có thể pha thêm 1 thìa cà phê nước quả (cam, quít…) vào cốc sữa cho trẻ hoặc dùng nước cháo pha sữa cho trẻ từ 4 tháng trở lên.
- Mẹ bị táo bón cho con bú thì phải điều trị táo bón cho mẹ: ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước.
- Xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải qua trái ngày 3 – 4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn để kích thích làm tăng nhu động ruột.
Đối với trẻ lớn:
- Tập thói quen ăn nhiều rau trong bữa ăn: thái nhỏ nấu canh, luộc rau cho trẻ ăn trước. Trẻ lứa tuổi mẫu giáo cần 100 – 150g rau/ngày. Cho trẻ ăn cả múi các loại quả: cam , quít, bưởi, ăn đu đủ, chuối tiêu, thanh long.
- Vệ sinh đại tiện đóng một vai trò quan trọng: tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ quy định, nên chọn sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột hoạt động tăng, tránh bắt trẻ ngồi bô hoặc hố xí quá lâu.
- Các trường hợp táo bón do nứt hậu môn: rửa sạch hậu môn bôi dung dịch nitrat bạc 2%.
- Điều trị các bệnh: còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu nếu có.
- Khi đã dùng các biện pháp trên không có kết quả thì mới dùng thuốc và thụt tháo.
- Cho trẻ uống dầu Parafin: 5 – 10ml (trẻ nhỏ), 10 – 20ml (trẻ lớn) vào buổi sáng.
- Thụt tháo: biện pháp cuối cùng đó là dùng nước ấm có pha Glyxerin: 30 – 100ml (trẻ dưới 1 tuổi), 100 – 250ml (trẻ trên một tuổi).
Những trường hợp phải cho trẻ đi bệnh viện
– Táo bón kéo dài trên một tuần, thay đổi chế độ ăn không có tác dụng.
– Táo bón sau khi trẻ mới sinh, bụng trướng.
– Táo bón ảnh hưởng đến tiêu hóa: kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng kèm theo nôn.
Theo PGS.TS. NGUYỄN THỊ LÂM – ThS.BS. LÊ THỊ HẢI ( Sức khỏe đời sống)
Khi cơ thể mất nước
Cảm giác khát nước, khô miệng, nhức đầu, khó tập trung khi làm việc, phản xạ chậm... là những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo cơ thể mất nước. Phải làm sao?
Tập thói quen thường xuyên bổ sung nước
Theo BS Trọng Thông (Bộ môn Dược lý, Trường ĐH Y Hà Nội), trung bình một ngày cơ thể chúng ta có thể mất hai - ba lít nước qua tiết mồ hôi, tiểu tiện, đại tiện và cả trong quá trình hô hấp. Thời tiết nắng nóng, cơ thể có thể mất nước nhiều hơn. Bởi vậy, nếu không cung cấp nước đầy đủ rất dễ dẫn đến tình trạng cơ thể mất nước. Trẻ em và người cao tuổi là đối tượng đặc biệt bị đe dọa nguy cơ mất nước. Trẻ em thường ham chơi hoặc mải mê học tập mà ít uống nước. Với người cao tuổi, một số gặp vấn đề về trí nhớ khiến họ quên uống nước, một số sợ phải đi tiểu nhiều, tiểu đêm, nên hạn chế uống nước.
Khi cơ thể mất nước, thậm chí cả khi mất nước không nhiều, chỉ ở mức xấp xỉ 2% trọng lượng cơ thể, đã có thể dẫn đến những hiện tượng khó chịu, như nhức đầu, mệt mỏi, kém tập trung, dễ quên và phản xạ chậm chạp. Để ngăn ngừa tình trạng đó, bạn cần uống nước thường xuyên, ngay cả khi không cảm thấy khát nước. Bạn nên uống từng ngụm nhỏ, thường xuyên trong ngày, không nên uống ít lần với số lượng lớn vì dễ gây tức bụng. Bằng cách này chúng ta cung cấp cho cơ thể lượng nước cần, để cơ thể duy trì hoạt động bình thường.
Nam giới trưởng thành cần uống trung bình 2,5 lít nước/ngày, phụ nữ cần khoảng hai lít. Nguồn nước trong thực đơn bao gồm cả thức ăn hàng ngày (chiếm khoảng 20-30% nhu cầu nước của cơ thể) và các loại đồ uống đảm bảo khoảng 70-80% còn lại, tuy nhiên, tỷ lệ này tùy thuộc vào thực đơn cụ thể của từng người. Đó là khuyến cáo của Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA). Theo khuyến cáo của EFSA, với trẻ sơ sinh đến sáu tháng tuổi cần bổ sung 680ml/ngày, hoặc 100-190ml/ngày (sữa mẹ hoặc sữa bò đã chế biến). Trẻ từ 6-12 tháng tuổi cần bổ sung 0,8 - 1,0 lít/ngày (sữa mẹ, sữa bò đã chế biến và những thức ăn, đồ uống thích hợp). Trẻ từ một-hai tuổi cần 1,1 - 1,2 lít/ngày. Trẻ từ hai-ba tuổi cần 1,3 lít/ngày. Trẻ em từ bốn-tám tuổi cần 1,6 lít/ngày. Trẻ em trai từ 9-13 tuổi cần 2,1 lít/ngày, tuổi tương tự với trẻ em gái cần 1,9 lít/ngày. Trẻ vị thành niên 14-18 tuổi, cần 2-2,5 lít/ngày. Lượng nước này được chỉ định trong điều kiện thời tiết và cường độ hoạt động thể chất bình thường.
Điều trị mất nước
Trường hợp người lớn hay trẻ nhỏ mất nước và các chất điện giải do bị bệnh như tiêu chảy hoặc sốt cao... thì phải bù nước bằng thuốc. Theo BS Trọng Thông, khi rối loạn nước, điện giải, nhẹ có thể bị chướng bụng, mệt mỏi, khát nước nặng có thể đi tiểu ít, co giật, hôn mê. Nếu không bù nước và chất điện giải kịp thời sẽ gây nên rối loạn chuyển hóa và dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Tốt nhất, người bệnh nên dùng Oresol.
Trên thị trường hiện nay, Oresol có hai dạng đóng gói: gói bột 27,9g (gồm có: glucose khan 20g atri clorid 3,5g natri citrat 2,9g kali clorid 1,5g), cách dùng: hòa tan cả gói trong một lít nước đun sôi để nguội. Người lớn uống theo nhu cầu. Trẻ em uống theo liều (theo bảng hướng dẫn, trong bốn giờ đầu). Với gói bột 5,5g (gồm có: glucose khan 4.000mg, natri citrat 580mg, natri clorid 700mg, kali clorid 300mg), sử dụng như sau: hòa tan cả gói trong 200ml nước đun sôi để nguội. Người lớn uống theo nhu cầu. Trẻ em uống theo liều (theo bảng hướng dẫn, trong bốn giờ đầu).Với trẻ nhỏ cần cho uống từng ít một, uống chậm và nhiều lần. Nếu chưa hết 24 giờ, trẻ đã uống hết 150ml dịch/kg thì nên cho uống thêm nước trắng để tránh tăng natri huyết và đỡ khát.
Lưu ý, các dung dịch Oresol pha xong chỉ uống trong ngày, sô còn thừa phải bỏ.
Đối với người dân các vùng nông thôn, miền núi, nếu không có điều kiện mua Oresol, theo BS Trọng Thông, có thể tạo dung dịch muối - đường bằng một trong hai cách. Cách 1: pha một muỗng cà phê muối ăn (gạt ngang) và tám muỗng cà phê đường (gạt ngang) vào một lít nước đun sôi để nguội, vắt nửa quả cam vào dung dịch để có thêm kali. Cách 2: nấu 50g gạo với nước, cho thêm một muỗng cà phê muối, ninh nhừ thành cháo, lấy nước cháo uống (tinh bột của gạo khi nấu lên đóng vai trò chất đường).
Theo PNO
Suy tĩnh mạch và bệnh trĩ. Lối sống ít vận động, thói quen ăn uống không cân đối... đang gia tăng bệnh lý về tĩnh mạch. Những mạch máu thương tổn nổi ngoằn nghèo trên đôi tay, chân làm cho chúng ta mất đi vẻ tự tin ngày nào. Hay cảm giác đau rát, chảy máu khi đi đại tiện do bệnh trĩ, cũng đều làm đảo lộn ít...