Cách phòng bệnh tiểu đường khi mang thai
Bị bệnh tiểu đường thai kì nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, thậm chí tăng nguy cơ dị tật thai nhi.
Em mang thai được 7 tháng, trong lần khám thai vừa rồi, bác sĩ nói em cần ăn ít đường và tinh bột để tránh bị tiểu đường thai kì. Em mới chỉ nghe nói về bệnh tiểu đường chứ không biết bệnh tiểu đường thai kì. Bác sĩ cho em hỏi bệnh tiểu đường thai kì có khác gì so với bệnh tiểu đường nói chung không? Và em phải làm sao để bệnh này không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Em xin cảm ơn bác sĩ! (Hồng Hà)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Hồng Hà thân mến,
Bệnh tiểu đường là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào. Có thể nói bệnh tiểu đường thai kì chính là một thể của bệnh tiểu đường, sở dĩ người ta gọi là tiểu đường thai kì vì tình trạng này chỉ xuất hiện trong thời gian người phụ nữ mang thai và sẽ tự biến mất trước hoặc sau khi sinh. Nếu sau khi sinh 6 tuần mà người phụ nữ vẫn còn các triệu chứng của bệnh tiểu đường thì lúc đó được coi là bị bệnh tiểu đường chứ không còn là tiểu đường thai kì nữa.
Nếu bác sĩ đã cảnh báo nguy cơ bạn có thể bị tiểu đường thai kì thì bạn nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để phòng bệnh. Bị bệnh tiểu đường thai kì nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai.
Video đang HOT
Bị bệnh tiểu đường thai kì nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Ảnh minh họa
Đối với sức khỏe của người mẹ: Nguy cơ tiền sản giật tăng 4 lần, nhiễm trùng dễ xảy ra và thường nặng nề hơn, nhất là viêm thận, bể thận; dễ băng huyết sau sinh và thai to có thể gây rối loạn tuần hoàn và hô hấp cho mẹ.
Đối với thai nhi: Người mẹ bị tiểu đường thai kì có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, trọng lượng thai tăng nên gây sanh khó và sang chấn lúc sinh như trật khớp vai, gãy xương đòn, liệt đám rối thần kinh cánh tay… Một số trẻ còn có thể bị suy hô hấp do sự trưởng thành của phổi bị ảnh hưởng do insulin tăng cao, rối loạn chuyển hóa như hạ đường huyết, hạ canxi huyết…
Thai phụ bị tiểu đường thai kì cần thực hiện chế độ ăn uống theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Cần được theo dõi chặt chẽ lượng đường huyết và điều chỉnh liều thuốc. Ngoài ra, cần thực hiện các xét nghiệm khác để đánh giá sức khoẻ của thai nhi, siêu âm máu để theo dõi những thay đổi hệ thống mạch máu có thể làm tổn hại đến thai nhi.
Để phòng bệnh tiểu đường thai kì, bạn cần thực hiện theo lưu ý của bác sĩ. Cách đơn giản nhất là thay đổi chế độ ăn uống. Tuy nhiên, nhu cầu năng lượng của người mẹ thường cao hơn so với lúc không mang bầu nên bạn cần tham khảo tư vấn của bác sĩ để thay đổi chế độ ăn uống cho mình. Ngoài việc hạn chế ăn tinh bột, bạn cần ăn ít đường và thực hiện các biện pháp giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu, bao gồm thường xuyên vận động nhẹ nhàng. Trong tập luyện, người bệnh cần giữ nhịp tim không vượt quá 140 lần/phút, không nên để tình trạng nhịp tim nhanh kéo dài và tránh tập luyện quá sức. Cũng như các bà mẹ mang thai khác, người mẹ bị tiểu đường thai kì nên đi bộ hoặc bơi lội nếu có điều kiện.
Chúc mẹ con bạn khỏe mạnh!
Theo MNMN
Có nên "cấm vận" chồng khi mang thai?
Nếu có quan hệ tình dục khi mang thai thì ạn cần lưu ý là phải hết sức nhẹ nhàng, đừng quá cuồng nhiệt hay thô bạo để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Tôi mới mang bầu được 2 tháng, trong 2 tháng này tôi quyết tâm "cấm vận" ông xã trong "chuyện ấy" vì sợ ảnh hưởng đến em bé. Tôi nghe nói rằng, nếu tiến hành chuyện ấy khi đang bầu bí, nhất là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ có thể gây xảy thai.
Tuy nhiên, ông xã mình lại nghĩ khác. Anh bảo là, khi mang bầu vẫn nên quan hệ tình dục bình thường nếu sức khỏe của mình không có vấn đề gì. Nếu quá lo lắng cho em bé thì có thể chỉ thực hiện 1-2 lần/tuần. Dù cho chồng nói vậy nhưng tôi vẫn chưa thực sự yên tâm. Vì vậy, bác sĩ cho tôi hỏi, khi mang bầu thì có nên "quan hệ vợ chồng" hay không. Nếu có thì tần suất thế nào mới là hợp lý? Tôi xin cảm ơn! (Thanh Hải)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Thanh Hải thân mến,
"Quan hệ vợ chồng" là nhu cầu không thể thiếu của bất kì cặp vợ chồng nào, ngay cả khi người vợ mang thai. Có một số chị em muốn an toàn cho con mà cắt luôn khoản này, nhưng với nhiều người, thời gian có bầu là là thời điểm có nhu cầu tình dục cao, nếu phải "nhịn" suốt 9 tháng thì sẽ vô cùng khó chịu.
Chưa có bất cứ nghiên cứu nào đưa ra một tần suất cụ thể cho "chuyện ấy" khi mang bầu, mà điều quan trọng nhất là tùy vào sức khỏe của từng bà bầu, tùy vào tình cảm của hai vợ chồng để điều chỉnh "chuyện ấy" cho phù hợp. Nếu bạn khỏe mạnh thì không nhất thiết phải kiêng hẳn "chuyện ấy" khi mang thai.
Nếu bạn khỏe mạnh thì không nhất thiết phải kiêng hẳn "chuyện ấy" khi mang thai. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, nếu có quan hệ tình dục trong thai kì thì ạn cần lưu ý là phải hết sức nhẹ nhàng, đừng quá cuồng nhiệt hay thô bạo để tránh ảnh hưởng đến thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và tháng cuối. Nếu bạn có nguy cơ cao bị chuyển dạ sớm thì càng cần tránh quan hệ tình dục có xuất tinh vào trong âm đạo vì trong tinh dịch có chất gây co bóp tử cung, vì nếu không nguy cơ chuyển dạ sớm sẽ càng tăng.
Những người có tiền sử sẩy thai, có dấu hiệu song thai, rau tiền đạo bán trung tâm (che một phần lỗ trong cổ tử cung), có tiền sử sinh non, vỡ ối sớm cũng phải hạn chế quan hệ tình dục để giảm thiểu nguy cơ sẩy thai, sinh non...
Bạn cũng không nên quá lo lắng cho sức khỏe thai nhi khi vợ chồng có sinh hoạt tình dục vì em bé không bị ảnh hưởng nhiều như bạn nghĩ đâu. Các cơ dày quanh thành bụng, ở cổ tử cung, các cơ trong dạ con và túi nước ối sẽ bảo vệ thai nhi tránh được viêm nhiễm và những tác động từ bên ngoài.
Bạn cần giữ vệ sinh cho "vùng kín" thật sạch sẽ để tránh viêm nhiễm, hạn chế quan hệ tình dục tháng cuối cùng, "quan hệ" điều độ, nhẹ nhàng, là những cách để vợ chồng bạn vẫn có cuộc sống ái ân lãng mạn khi mang bầu. Không nên quá chú trọng chuyện giao hợp, vợ chồng bạn cũng có thể âu yếm, vuốt ve, trò chuyện cùng thai nhi để tạo niềm vui và gắn kết tình cảm vợ chồng.
Chúc vợ chồng bạn sức khỏe và hạnh phúc!
Theo VNE
Cách phòng bệnh viêm xoang, viêm mũi lúc giao mùa Trường hợp bị viêm mũi dị ứng, tái đi tái lại nhiều lần có thể điều trị bằng cách sử dụng các vị thuốc thảo dược như thương nhĩ tử, kim ngân hoa, phong phong, bạc hà... để làm ấm cơ thể, tăng sức đề kháng và phòng bệnh. Vào thu, thời tiết thay đổi, ngày nắng, chiều mưa, tối hôm trước trời...