Cách phân biệt ho gà với ho thông thường ở trẻ cha mẹ cần lưu ý
Thời tiết chuyển mùa, những cơn ho kéo dài thường xuất hiện ở trẻ nhỏ khiến các bậc phụ huynh không ngừng lo lắng. Đặc biệt ho gà khá nguy hiểm, vậy làm thế nào để phân biệt được ho gà với ho thông thường.
Bệnh ho gà nguy hiểm thế nào?
Ho gà là bệnh do vi khuẩn ho gà (tên khoa học là Bordetella pertussis) gây nên, vi khuẩn này lây theo đường hô hấp.
Nguyên nhân chính gây bệnh ho gà là do sự xâm nhập của vi khuẩn Bordetella pertussis đi vào đường hô hấp trên, sau đó khu trú và phát triển ở lông mao biểu mô trụ của đường thanh quản, khí quản, ở đó vi khuẩn sẽ tiết ra một loại độc tố có tên là Pertussis toxin – đây là loại protein độc lực chính đóng vai trò gây bệnh.
Vào mùa thời tiết thường xuyên ẩm ướt, không khí không nóng cũng không lạnh là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn Bordetella pertussis sinh sôi và phát triển nhanh chóng.
Cách phân biệt ho gà với ho thông thường
Ho gà
Video đang HOT
Con đã bị cảm lạnh hơn một tuần và bây giờ đang bị các cơn ho hành hạ, có lúc ho nhiều hơn 20 lần trong một hơi. Giữa các cơn, con thấy khó thở, có tiếng ho khúc khắc khi hít vào.Ho gà chính là tên của thủ phạm. Vi khuẩn ho gà tấn công niêm mạc đường hô hấp, gây viêm nhiễm nặng làm thu hẹp đường hô hấp. Trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ có nhiều nguy cơ mắc ho gà. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh là nguy cơ cao nhất. Trẻ nhỏ dưới 6 tháng chưa đủ sức nên tiếng ho gà cũng không rõ ràng lắm, vì vậy bố mẹ sẽ khó phát hiện. Thay vào đó, khi cơn ho có thể kéo dài đến đỉnh điểm là bé sẽ nôn ói, tạm ngưng thở, và môi có thể ngả thành màu tím vì bé không tiếp nhận đủ oxy.Gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn thấy các triệu chứng trên. Trẻ dưới 6 tháng sẽ cần phải nhập viện. Vùng nhiễm trùng sẽ được điều trị bằng kháng sinh, và những người khác trong gia đình cũng cần uống để phòng bệnh và tăng cường hệ miễn dịch, vì ho gà rất dễ lây và khả năng miễn dịch lại bị suy yếu trong vòng năm năm sau khi chủng ngừa.
Bé nhà bạn phải đi ngủ với một cái mũi nghẹt nước nhưng may là bé vẫn ngủ yên trong một vài giờ. Đột nhiên, bạn nghe thấy tiếng ho văng vẳng của bé. Bạn thấy con đang rất khó khăn trong mỗi nhịp thở của mình.Nguyên nhân là do viêm thanh khí phế quản, một căn bệnh do virus gây viêm ở thanh quản và khí quản. Bệnh này phổ biến nhất là giữa tháng 10 và tháng 3, thường ảnh hưởng đến trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi. Cơn ho này thường trở nên dịu hơn vào ban ngày nhưng sẽ quay trở lại vào ban đêm. Tiếng ho đôi khi cũng nghe như tiếng thở rít. Một vài trẻ cũng thường mắc bệnh này khi bị cảm lạnh.
Ho co dich nhây, ngoài ra bé còn bị sổ mũi, đau họng, chảy nước mắt, và chán ăn.Chỉ là chứng cảm lạnh thông thường, có thể kéo dài 1-2 tuần, nặng nhất (và dễ lây nhất) là thời gian vài ngày đầu tiên. Một thông tin thêm là trẻ thường bị cảm lạnh trung bình từ 6-10 lần một năm.Vì cảm lạnh là do virus nên thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng gì. Nếu be còn quá nho không thê hỉ mũi đươc, me hay dung nươc muôi nho mũi chuyên dung và ông hút mui để giúp lây đi các chất nhầy, giup be bơt ngưa mui, ngứa họng gây ho.Máy phun sương tạo độ ẩm và tắm nước ấm cũng rât co ich luc nay. Ngoài ra, ban phai hỏi y bác sĩ trước khi cho con uông bất kỳ loại thuốc không cân ban theo đơn nao, và đưng quên hoi ơ tuôi cua be thi co thê ngậm thuốc ho đươc hay chưa.
Ho khò khè, ùng ục
Bé đã bị cảm lạnh vài ngày nay rồi, bây giờ cơn ho của bé trở nên mệt nhoài, nghe hết hơi như tiếng huýt sáo. Hình như bé đang thở nhanh gấp và còn rất dễ cáu kỉnh.Nguyên nhân có thể là viêm phế quản, nhiễm trùng tiểu phế quản. Khi cổ họng sưng lên, đầy chất nhờn thì rất khó thở. Bệnh này thường tấn công các em bé sơ sinh vào mùa đông. Liên hệ bác sĩ nhi khoa ngay nếu con có dấu hiệu khó thở hoặc khó uống.
Theo www.phunutoday.vn
Dự kiến tháng 6 sẽ sử dụng vắc xin mới, thay thế vắc xin Quinvaxem
Ngày 27.3, tin từ Bộ Y tế cho biết, dự kiến đến tháng 6.2018, Bộ Y tế sẽ đưa vào sử dụng trên quy mô nhỏ tại 04 tỉnh vắc xin 5 trong 1 mới, thay thế vắc xin Quinvaxem đang sử dụng hiện nay.
Theo ông Nguyễn Đình Anh - Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng (Bộ Y tế), vắc xin phối hợp 5 trong 1 phòng các bệnh bach hâu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib. Trong hơn 7 năm qua, Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã sử dụng vắc xin Quinvaxem để tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi. Hiện nay, nhà sản xuất Berna Biotech đã ngừng sản xuất vắc xin Quinvaxem, sô văc xin Quinvaxem còn lại dư kiên se sư dung đên hêt thang 5.2018 trên quy mô toan quôc.
Dự tính đến tháng 5, vắc xin Quinvaxem sẽ được sử dụng hết (Ảnh minh họa D.L)
Vì vậy, Bộ Y tế đã có kế hoạch chuyển đổi sử dụng vắc xin Quinvaxem bằng loại vắc xin phối hợp 5 trong 1 tương tự về thành phần và hiệu quả phòng bệnh. Theo kế hoạch, loại vắc xin phối hợp 5 trong 1 này sẽ được đưa vào sử dụng trên quy mô nhỏ tại 04 tỉnh, sau đó sẽ đưa vào sử dụng rộng rãi trên quy mô toàn quốc vào cuối quý II năm 2018.
Vắc xin Quinvaxem vẫn tiếp tục được sử dụng trong chương trình TCMR cùng với việc chuyển đổi sử dụng loại vắc xin phối hợp 5 trong 1.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng thông tin, năm 2018, Bộ Y tế có kế hoạch đưa một số vắc xin mới vào chương trình TCMR. Cụ thể như vắc xin phòng bệnh sởi - rubella: Giai đoạn 2014 - 2016, Việt Nam đã triển khai thành công chiến dịch tiêm vắc xin Sởi - Rubella cho hơn 23 triệu trẻ em dưới 19 tuổi trên toàn quốc do Ấn Độ sản xuất, góp phần kiểm soát dịch bệnh sởi rubella. Năm 2017 số ca mắc sởi - rubella thấp nhất trong 10 năm gần đây.
Được sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản, Việt Nam đã sản xuất thành công vắc xin sởi - rubella. Trong tháng 3.2018, vắc xin sởi - rubella được đưa vào sử dụng trong chương trình TCMR, bước đầu triển khai tại 04 tỉnh, kết quả thu được cho thấy tính an toàn tương tự như vắc xin sởi - rubella đã sử dụng như giai đoạn 2014 - 2016.
Theo kế hoạch, từ tháng 4.2018, vắc xin sởi - rubella (MRVAC) do Việt Nam sản xuất sẽ được sử dụng trên quy mô toàn quốc cho trẻ từ 18 tháng tuổi trong TCMR.
Ngoài ra, vắc xin bại liệt tiêm (IPV) cũng giúp Việt Nam đã thanh toán bệnh bại liệt từ năm 2000 và bảo vệ thành quả trong hơn 17 năm qua. Để tiếp tục duy trì thành quả thanh toán bại liệt đạt được, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, cùng với tiếp tục cho trẻ 2,3,4 tháng tuổi uống 3 liều vắc xin bại liệt bOPV (vắc xin bại liệt 2 tuýp), Bộ Y tế sẽ đưa vắc xin tiêm IPV cho trẻ 5 tháng tuổi vào chương trình TCMR từ tháng 8.2018.
Do tình hình dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp và kết quả của một số nghiên cứu, đánh giá cho thấy miễn dịch bảo vệ phòng sởi ở phụ nữ mang thai thấp, Bộ Y tế khuyến cáo các phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đến các cơ sở y tế tiêm vắc xin phòng bệnh sởi - rubella để chủ động phòng bệnh cho chính mình và phòng bệnh sởi, hội chứng rubella bẩm sinh với đa dị tật cho con.
Đồng thời, Bộ Y tế chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục nghiên cứu về việc tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 tháng tuổi vào cuối năm 2018.
Bộ Y tế khuyến cáo các bậc cha mẹ tiếp tục đưa con đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các vắc xin trong chương trình mở rộng, để trẻ em không bị mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Theo Danviet
Hổ cái tấn công ăn thịt 2 người, không thèm ăn dê Giới chức trách ở tỉnh Riau trên đảo Sumatra, Indonesia vừa phải thành lập một nhóm thợ săn đặc biệt để bắt một con hổ cái đã giết hại 2 người dân địa phương. Ảnh minh họa Cụ thể, giới chứng trách vùng Indragiri Hilir, tỉnh Riau đã quyết định thành lập nhóm thợ săn đặc biệt để ngăn chặn mối đe dọa...