Cách ông trùm thời trang chạm đỉnh người giàu nhất thế giới
Tỷ phú thời trang vốn xuất thân là kỹ sư xây dựng nhưng nhờ sự nhạy bén trong công việc, ông điều hành LVMH trở thành tập đoàn xa xỉ.
Bernard Arnault đã hơn 72 tuổi và sở hữu giá trị tài sản ròng ước tính khoảng 196,2 tỷ USD. Trong khi hầu hết tỷ phú trên thế giới là chủ sở hữu của các tập đoàn công nghệ khổng lồ, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của tập đoàn hàng xa xỉ LVMH vẫn dễ dàng đánh bại và trở thành người đàn ông giàu nhất thế giới với ngành thời trang.
Phát minh điên rồ
Chủ tịch tập đoàn hàng xa xỉ LVMH nổi tiếng với những phát minh “điên rồ” và đó là nguồn gốc của phần lớn tài sản hiện tại mà ông có.
Mặc dù Bernard Arnault đứng sau Jeff Bezos về khối tài sản thu được, ông vẫn thành công trong việc vượt qua giá trị tài sản ròng của Bill Gates và Elon Musk dù xuất thân không phải là người chuyên về công nghệ.
Theo Forbes , Bernard Arnault trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới. Ảnh: Insider.
Bernard Arnault sinh năm 1949 tại Roubaix, Pháp. Cha của ông – Jean Leon Arnault – là nhà sản xuất và chủ sở hữu của công ty kỹ thuật xây dựng dân dụng Ferret Savinel.
Sau khi tốt nghiệp, Bernard Arnault gia nhập công ty của cha mình vào năm 1971. Năm 1976, ông thuyết phục cha thanh lý bộ phận xây dựng của công ty và thay đổi trọng tâm sang bất động sản. Năm 1979, ông kế nhiệm cha mình là chủ tịch của công ty.
Theo Marco Ops , niềm đam mê với hàng xa xỉ của Arnault bắt nguồn từ mẹ. Bà từng mê mẩn những chai nước hoa Dior. Ông bị ám ảnh bởi Dior cũng như sự công nhận thương hiệu này đã tạo ra.
Bernard Arnault từng là kỹ sư xây dựng trước khi bắt đầu sự nghiệp với thời trang. Ảnh: Forbes.
Kẻ hủy diệt
Bernard Arnault bắt làm việc ngay sau khi tốt nghiệp và ông quyết định công ty của cha sẽ là nơi lý tưởng để bắt đầu. Trong vòng ba năm, ông tham gia vào việc đưa ra các quyết định về quản lý cơ sở hạ tầng cho Ferret Savinel.
Bernard Arnault trở thành chủ tịch công ty vào năm 1971 và giữ chức vụ này cho đến năm 1987, đánh dấu chuỗi thành công đầu tiên trong cuộc đời làm nghề của ông. Sau đó, ông làm ngành dệt may khi tiếp quản tập đoàn kinh doanh Boussac Saint-Frères, trong đó có cả Dior.
Vào năm 1984, Bernard Arnault nhận được thông báo khi chính phủ Pháp đang tìm người tiếp quản công ty hàng xa xỉ tên là Financière Agache. Nhờ sự hỗ trợ của Antoine Bernheim, ông đã hoàn thành việc chuyển nhượng của mình.
Video đang HOT
Nhờ con mắt tinh tường và chiến lược kinh doanh đúng đắn, LVMH trở thành một trong những tập đoàn xa xỉ lớn nhất thế giới. Ảnh: Vogue, Pop Sugar.
Cùng năm đó, khi biết tin Christian Dior được rao bán, ông đã chớp lấy thời cơ. Arnault bỏ ra 15 triệu USD của gia đình mình và Lazard cung cấp phần còn lại cho giá mua 80 triệu USD. Bằng cách chiến thắng trong cuộc chiến đấu thầu, Bernard Arnault trở thành chủ nhân của Dior và Le Bon Marché.
Theo Forbes , Bernard Arnault sau đó trở nên nổi tiếng với biệt danh “kẻ hủy diệt” vì sa thải khoảng 9.000 công nhân sau khi trở thành giám đốc điều hành.
Bernard Arnault quyết định chỉ nắm giữ cửa hàng bách hóa Le Bon Marché, thương hiệu Christian Dior và bán phần còn lại tài sản kinh doanh của mình. Là nhà đầu tư và người đứng đầu doanh nghiệp, các kỹ năng của Bernard Arnault bắt đầu thể hiện khi Financière Agache phát triển mạnh trở lại với tư cách là doanh nghiệp ở Pháp.
Việc sử dụng các ngôi sao có tầm ảnh hưởng làm đại sứ thương hiệu là công thức giúp tập đoàn thời trang phát triển mạnh hơn. Ảnh: WWD, Elle.
Trở thành một trong những doanh nhân vĩ đại trên thế giới
Thành công của Bernard Arnault luôn gắn liền với việc tạo ra LVMH. Hành trình vinh quang này bắt đầu vào năm 1988 khi Bernard Arnault chi 1,5 tỷ USD để thành lập công ty mẹ. Ông trở thành cổ đông lớn nhất của LVMH bằng cách chi 600 triệu USD để mua thêm khoảng 16,7% cổ phần của tập đoàn kinh doanh này.
Quyền kiểm soát của Bernard đối với tập đoàn LVMH được mở rộng khi ông đầu tư 500 triệu USD vào năm 1989 để mua thêm cổ phiếu. Ông có khoảng 43,5% cổ phần và khoảng 35% quyền biểu quyết. Đối thủ mạnh nhất của ông trong kinh doanh là Henry Racamier – chủ tịch tập đoàn Louis Vuitton.
Đến năm 1989, Arnault đủ quyền lực để tước bỏ vị trí của Racamier trong ban giám đốc của tập đoàn.
Tập đoàn thời trang xa xỉ hiện sở hữu khoảng 75 thương hiệu cao cấp khác nhau. Ảnh: Prozeny.
Nhờ sự nghiệp kinh doanh “vươn lên như diều gặp gió”, ông được nhất trí chọn làm chủ tịch hội đồng quản trị điều hành LVMH. Dưới trướng của Arnault, LVMH trở thành một trong những tập đoàn xa xỉ lớn nhất thế giới. Hiện tập đoàn được ví như “thế lực thống trị trong ngành thời trang”, sở hữu khoảng 75 thương hiệu cao cấp khác nhau trên thị trường.
Các chiến lược kinh doanh của Arnault cho phép các công ty riêng lẻ có đủ tự do và không gian để phát triển vượt bậc thay vì bị xếp vào nhóm LVMH. Phương pháp phân quyền này hoạt động khá hiệu quả đối với ông. Bí mật đằng sau công thức thành công của Arnault là con mắt tinh tường, sẵn sàng nắm bắt cơ hội vào đúng thời điểm và tình yêu đối với sự sang trọng.
Những nỗ lực khác
LVMH là thành tựu to lớn trong cuộc đời của Bernard Arnault đến nỗi nó đôi khi làm lu mờ những thành công khác của ông. Ông từng đầu tư vào các công ty web như Boo.com, Libertysurf và Zebank thông qua công ty mẹ có tên là Europatweb. Vào năm 1999, ông đầu tư vào dịch vụ phát trực tuyến Netflix thông qua công ty cổ phần khác có tên Groupe Arnault.
Đến năm 2007, Bernard Arnault hợp tác với công ty Colony Capital của California, được cho là sở hữu khoảng 10,69% cổ phần của nhà bán lẻ lớn nhất nước Pháp Carrefour. Đây là chiến thắng lớn cho nhà đầu tư tỷ phú khi Carrefour là nhà phân phối thực phẩm lớn thứ hai trên toàn cầu.
Những cửa hàng thời trang được đặt ở vị trí đắc địa, thu hút khách hàng. Ảnh: RB.
13 tỷ phú thời trang giàu nhất
Sự lên ngôi của thời trang nhanh và hàng xa xỉ trong mùa dịch đã giúp các thương hiệu trong nhóm này tăng trưởng.
13. Laurence Graff (4 tỷ USD) đứng sau Graff Diamonds International. Theo Forbes, khi nói đến thị trường trang sức kim cương xa xỉ, Laurence Graff trong top đầu. Với hơn 50 cửa hàng bán lẻ trên thế giới, công ty của ông tự hào có danh sách nhiều khách hàng nổi tiếng bao gồm Oprah Winfrey, Elizabeth Taylor và cựu tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Celebrity Net Worth.
12. Ralph Lauren (7,5 tỷ USD) là nhà thiết kế thời trang, doanh nhân người Mỹ. Ông được biết đến với Ralph Lauren Corporation - tập đoàn thời trang lớn chuyên làm việc với một số nhân vật và người nổi tiếng của Mỹ. Công ty của ông chuyên sản xuất các sản phẩm từ tầm trung đến cao cấp. Các mặt hàng phổ biến là quần áo, đồ gia dụng, phụ kiện và nước hoa. Ảnh: Makanje.
11. Giorgio Armani (gần 8,1 tỷ USD) là nhà thiết kế sáng tạo quần áo nam cao cấp. Giorgio Armani S.p.A, được biết đến nhiều hơn dưới tên Armani. Hãng thời trang của Italy nổi tiếng trên các lĩnh vực như thiết kế, sản xuất, phân phối và bán lẻ quần áo thời trang, phụ kiện kính, đồng hồ, đồ trang sức, mỹ phẩm, nước hoa, đồ nội thất... Đồng thời, ông bước vào lĩnh vực làm đẹp và mỹ phẩm với những sản phẩm xa xỉ. Giorgio Armani có được tài sản kếch xù nhờ công việc kinh doanh tiếp tục phát đạt. Ảnh: Galerie Magazine.
10. Stefan Persson (24,8 tỷ USD) được coi là người giàu nhất Thụy Điển. Ông thu về nguồn lợi nhuận thông qua nhà bán lẻ thời trang giá rẻ toàn cầu Hennes & Mauritz. Ông sở hữu 32% cổ phần của H&M và là chủ tịch của công ty thời trang này. Ảnh: Brief.
9. Leonard Lauder (25,8 tỷ USD) là tỷ phú, nhà từ thiện, nhà sưu tập nghệ thuật người Mỹ. Ông và anh trai của mình - Ronald Lauder - là những người thừa kế duy nhất tài sản mỹ phẩm của Estée Lauder Enterprises, được thành lập bởi cha mẹ của họ vào năm 1946. Nhờ Estée Lauder, ông bắt đầu mua lại các thương hiệu như MAC, Bobbi Brown và Aveda vào giữa những năm 1990. Ảnh: The Times.
8. Leonardo Del Vecchio (27,8 tỷ USD ) là người sáng lập tập đoàn kính mắt xa xỉ Luxottica vào năm 1961 khi mới 25 tuổi. Kể từ đó, Luxoticca tiếp tục mua lại Sunglass Hut, Ray-Ban và Oakley. Thương hiệu của ông chuyên sản xuất và bán lẻ kính lớn nhất thế giới, với 77.734 nhân viên và hơn 8.000 cửa hàng. Ảnh: Corriere.
7. Alain và Gerard Wertheimer (35,1 tỷ USD): Năm 1974, Alain và Gerard Wertheimer bắt đầu tiếp quản vai trò đồng sở hữu thương hiệu Chanel sau khi cha họ, ông Jacques Wertheimer qua đời. Alain nắm vai trò chủ tịch Chanel, còn Gerard đứng đầu bộ phận đồng hồ. Sự giàu có của họ tăng lên nhiều thông qua các thương vụ mua bán và kinh doanh khổng lồ mà Chanel chỉ là một trong số đó. Ảnh: Bussiness Insider.
6. Tadashi Yanai (40,2 tỷ USD) được coi là người giàu thứ 27 trên thế giới, theo GQ. Yanai điều hành đế chế quần áo bán lẻ Fast Retailing được niêm yết tại Tokyo, công ty mẹ của Uniqlo. Mục tiêu của ông là biến Uniqlo trở thành nhà bán lẻ lớn nhất thế giới, vượt qua H&M và Inditex (công ty mẹ của Zara). Ảnh: Fashion Network.
5. Francois Pinault (42,9 tỷ USD) là chủ tịch danh dự của tập đoàn xa xỉ Kering sở hữu các thương hiệu thời trang lớn như Saint Laurent, Alexander McQueen và Gucci. Pinault đã thay đổi hướng kinh doanh biến đế chế thời trang của mình trở thành một trong những mặt hàng xa xỉ sau khi ông mua cổ phần kiểm soát của Gucci Group. Ảnh: SCMP.
4. Phil Knight (53 tỷ USD) là người sáng lập hãng đồ thể thao khổng lồ Nike. Sau khi chạy đường trường tại Đại học Oregon, ông đã tạo ra đôi giày Nike với huấn luyện viên đường đua của mình - Bill Bowerman. Vào tháng 2/2021, Knight được tạp chí Forbes xếp hạng 24 trong số những người giàu nhất trên thế giới, với khối tài sản trị giá 53 tỷ USD. Ảnh: Medium.
3. Francoise Bettencourt Meyers (84 tỷ USD) là người phụ nữ duy nhất trong danh sách này. Bà và gia đình sở hữu 33% cổ phiếu LOreal. Francoise Bettencourt Meyers tham gia Hội đồng quản trị của LOréal từ năm 1997 nhưng đến năm 2018, Bettencourt Meyers mới gia nhập danh sách tỷ phú của Forbes, sau khi mẹ Liliane Bettencourt qua đời và để lại toàn bộ tài sản thừa kế cho bà. Về kinh doanh, nữ thừa kế tỷ phú tỏ ra ít quan tâm đến các vấn đề của LOreal mặc dù bà đã là thành viên của hội đồng quản trị trong hơn 2 thập kỷ. Ảnh: Pandaancha.
2. Amancio Ortega (85,1 tỷ USD) đồng sáng lập Inditex, được biết đến với chuỗi cửa hàng thời trang Zara. Ortega sở hữu khoảng 60% Inditex niêm yết tại Madrid, có 8 thương hiệu trong đó nổi bật là Massimo Dutti và Pull & Bear. Ảnh: Hk01.
1. Bernard Arnault (184,2 tỷ USD) là ông trùm kinh doanh, nhà đầu tư và nhà sưu tầm nghệ thuật người Pháp. Arnault hiện là chủ tịch và giám đốc điều hành của LVMH - công ty thời trang xa xỉ lớn nhất thế giới. Ông là người giàu nhất châu Âu và người giàu thứ 5 trên thế giới theo tạp chí Forbes. Ảnh: Fashion Network.
Chỉ mất hơn 1 tháng để mua lại Tiffany & Co nhưng LVMH (tập đoàn sở hữu Dior, Louis Vuitton) lại mất gần 2 thập kỷ để rồi chịu thua trước thương hiệu này Đây cũng là một trong những phi vụ làm ăn tốn nhiều giấy mực của giới thời trang nhất. Tháng 10 năm 2010, trong khi đang đạp xe ở vùng núi Alps thuộc Pháp, Giám đốc điều hành của Hermès lúc bấy giờ là Patrick Thomas nhận được cuộc điện thoại từ Bernard Arnault, chủ tịch tập đoàn LVMH (chủ sở hữu nhiều...