Cách nhận biết cơn đau tim thầm lặng nguy hiểm
Một cơn đau tim không phải lúc nào cũng xảy ra với những triệu chứng giống nhau ở mỗi người. Trong đó, cơn đau tim thầm lặng được coi là ’sát thủ’ vô hình của bệnh tim mạch, khi mà các triệu chứng đến và đi không có đặc điểm rõ ràng nên dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác.
Ảnh minh họa
Cơn đau tim thầm lặng hay còn được gọi là nhồi máu cơ tim thầm lặng (tiếng anh là: silent heart attack) không có triệu chứng rõ ràng như bất kỳ một cơn đau tim thông thường nào, nhưng vẫn có thể gây tổn thương mô tim, nên dễ dẫn tới sự chậm trễ trong quá trình điều trị và gây ra nhiều biến chứng nặng nề cho sức khỏe. Người càng lớn tuổi, khả năng bị đau tim thầm lặng càng lớn.
Theo Healthline, dưới đây là một số thông tin mà bạn cần biết về cơn đau tim thầm lặng bao gồm dấu hiệu, rủi ro, cách đối phó,… Lưu ý, các thông tin này không thể thay thế cho chẩn đoán của bác sĩ, nếu nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, hãy nhanh chóng thăm khám càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng sức khỏe nguy hiểm.
1. Cơn đau tim thầm lặng là gì?
Đúng như tên gọi, cơn đau tim thầm lặng là một biến cố tim mạch có thể xảy ra mà người mắc không hề hay biết do không có triệu chứng rõ ràng hoặc các triệu chứng dễ dàng bị nhầm lẫn với các tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như ợ nóng hay bệnh cúm.
Giống như bất kì cơn đau tim nào thì cơn đau tim thầm lặng là kết quả của việc lưu lượng máu tới cơ tim bị gián đoạn. Thường là do cục máu đông xuất hiện chặn một phần hoặc toàn bộ con đường lưu thông máu trong động mạch vành.
Cơn đau tim thầm lặng là một biến cố tim mạch có thể xảy ra mà người mắc không hề hay biết (Ảnh: ST)
Một khi nguồn cung máu có oxy ổn định bị chặn lại, mô tim sẽ bị tổn thương và có thể dẫn tới chết mô tim.
2. Có cách nào nhận biết một cơn đau tim thầm lặng đang xảy ra không?
Trong một số trường hợp cơn đau tim thầm lặng có thể xảy ra mà không có bất kỳ một triệu chứng đáng chú ý nào và bạn có thể không phát hiện ra cho tới nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau đó.
Theo Healthline, cơn đau tim thầm lặng có thể gây ra:
- Cơn đau ở hàm, cổ, vai hoặc lưng trên.
- Khó thở.
- Buồn nôn.
- Các triệu chứng tương tự như khi bị cúm, chẳng hạn như mệt mỏi, đau nhức cơ thể.
Video đang HOT
- Chóng mặt.
- Đổ mồ hôi.
- Khó chịu nói chung và mệt mỏi quá mức kéo dài.
- Khó ngủ.
- Cảm giác khó tiêu.
Các triệu chứng do cơn đau tim thầm lặng có thể kéo dài trong vài phút hoặc lâu hơn, bắt đầu một cách từ từ và dần trở nên nghiêm trọng hơn nhưng cũng có thể chỉ là triệu chứng thoáng quá, đến rồi biến mất. Do vậy, nếu cảm thấy bị khó thở hay các cơn đau dai dẳng đặc biệt ở vùng hàm, cổ, vai và lưng trên thì cần nhanh chóng liên hệ với cơ sở y tế để được hướng dẫn.
- Đau ngực có thể là triệu chứng của nhiều tình trạng, từ ợ nóng hoặc căng cơ hay nghiêm trọng như đau tim. Khi tim bị giảm lưu lượng máu mang oxy tạm thời, người bệnh sẽ phát triển một loại đau gọi là đau thắt ngực. Nếu cơn đau ngực không giảm nhẹ sau khi nghỉ ngơi hoặc tiếp tục phát triển tồi tệ hơn, hãy nghĩ tới cơn đau tim và thăm khám càng sớm càng tốt.
3. Ai có nguy cơ phát triển cơn đau tim thầm lặng?
Đầu tiên, cần nhớ rằng cơn đau tim thầm lặng có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Nhưng loại đau tim này có vẻ phổ biến hơn ở phụ nữ so với nam giới. Theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đau tim thầm lặng bao gồm:
- Bệnh tiểu đường type 2.
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh động mạch vành.
- Huyết áp cao.
- Cholesterol cao.
- Béo phì.
- Lối sống ít vận động.
- Hút thuốc.
- Người trên 65 tuổi.
- Từng có tiền sử đau tim trước đó.
Cơn đau tim thầm lặng có thể xảy ra với bất kỳ ai (Ảnh: ST)
4. Biến chứng tiềm ẩn
Vì người gặp cơn đau tim thầm lặng không biết bản thân bị đau tim nên thường họ không nhận được hướng dẫn và chăm sóc cần thiết để dự phòng các biến cố tim mạch trong tương lai. Một cơn đau tim thầm lặng có thể tổn thương mô tim dẫn tới sẹo tim và tăng nguy cơ: Rối loạn nhịp tim, đau tim tái phát và nghiêm trọng hơn là suy tim, đột quỵ.
Đặc biệt, khi máu ngừng chảy về tim trong khoảng 20 phút, tim có thể bị những tổn thương không thể phục hồi được. Khoảng thời gian này có thể ngắn hoặc dài hơn tùy thể trạng từng người.
Theo một nghiên cứu năm 2019 trên NCBI cho thấy, người mắc bệnh tiểu đường từng bị đau tim thầm lặng có tỷ lệ tái phát cơn đau tim và thậm chí là tử vong trong vòng 5 năm cao hơn so với người không mắc bệnh tiểu đường và cũng bị đau tim thầm lặng.
Theo một nghiên cứu khác năm 2018 trên NCBI, một người từng bị đau tim thầm lặng có nguy cơ bị suy tim cao hơn tới 35% và đột quỵ so với người không có tiền sử trước đó.
Nhìn chung, cơn đau tim thầm lặng nghe có vẻ vô hại nhưng thực tế khi xảy ra, cơn đau tim này có thể khiến mô tim bị tổn thương và làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng sức khỏe khác trong tương lai.
Một cơn đau tim thầm lặng có thể tổn thương mô tim dẫn tới sẹo tim (Ảnh: ST)
5. Chẩn đoán
Mặc dù, chúng ta không thể làm gì với một cơn đau tim khi không có triệu chứng nhưng điều quan trọng chính là nhận ra và thăm khám sớm khi cơ thể phát triển các triệu chứng không giải thích được, chẳng hạn như đau thắt ngực đột ngột, đau thân trên, khó thở không phải do gắng sức,…
Thăm khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các bất thường, điều này đặc biệt quan trọng khi bạn có nguy cơ cao gặp phải cơn đau tim thầm lặng. Đau tim thầm lặng thường được phát hiện trong một lần khám sức khỏe có đo điện tâm đồ. Vì thế, mọi người không nên bỏ qua kỳ kiểm tra sức khỏe hàng năm và mỗi năm nên đo điện tâm đồ ít nhất một lần.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện các xét nghiệm khác ngoài điện tâm đồ để chẩn đoán cơn đau tim thầm lặng bao gồm: Siêu âm tim, chụp MRI đánh giá động mạch vành, đánh giá mức độ căng thẳng,…
5. Điều trị đau tim
Tùy theo nguyên nhân gây ra cơn đau tim là gì mà biện pháp điều trị đau tim cũng có sự khác biệt. Các điều trị thường bao gồm điều trị nội khoa và phẫu thuật can thiệp.
Điều trị nội khoa thường sử dụng các loại thuốc có tác dụng giãn mạch, tăng cường máu nuôi tim, kết hợp thuốc giảm stress, thuốc tiêu huyết khối.
Phẫu thuật can thiệp tùy theo từng loại đau tim, bác sĩ có thể chỉ định những phương pháp nong mạch, đặt Stent mạch vành, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành,… Đồng thời yêu cầu người bệnh thay đổi lối sống lành mạnh và khoa học hơn cũng như kiểm soát tốt các nguy cơ có thể gây ra cơn đau tim tái phát sau này.
Gia tăng ca viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang khi mùa mưa tới
Mùa mưa tới tại các tỉnh, thành phố phía nam là cơ hội cho kiến ba khoang sinh sôi, nảy nở, làm tăng ca tổn thương nhiễm trùng da do nọc độc của kiến ba khoang.
Tổn thương do kiến ba khoang.
Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Kim Dung, chuyên khoa Da liễu-Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh cho biết, trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận 10-15 ca phồng rộp, nhiễm trùng da do kiến ba khoang vào mùa.
Chị T.V.H.T. (32 tuổi) tới Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khám trong tình trạng mặt, cổ, tai có nhiều chùm mụn mủ màu trắng và vàng, kéo dài như các vết cào gãi. Hai ngày trước, khi ở nhà trên tầng 27 chung cư, thấy con vật nhỏ bằng đầu tăm bò trên bàn, chị dùng tay bắt giết. Hôm sau thấy da phồng rộp, hơi đau rát vài điểm trên cổ, nghĩ bị côn trùng đốt nên chị xức dầu gió. Càng ngày sang thương càng lan rộng, ngứa rát nhiều.
Được bác sĩ cho xem ảnh kiến ba khoang, chị T. mới biết mình đã tiếp xúc với loại kiến chứa chất tiết độc gấp 10 lần rắn hổ và thói quen sờ tay lên vùng da đỏ và chảy dịch là nguyên nhân khiến độc tố lan rộng.
Chị được bác sĩ kê thuốc kháng dị ứng và thuốc thoa kháng viêm để làm dịu tổn thương nhưng vết thương sẽ bị thâm kéo dài. Thông thường, biểu hiện viêm da do độc tố của kiến ba khoang không quá nặng nề, có thể khỏi trong vòng một tuần và ít để lại sẹo, chủ yếu vết thâm. Các vết thâm do tăng sắc tố sau viêm sẽ mờ dần sau 2-3 tháng nếu người bệnh chống nắng kỹ.
Tại Bệnh viện Da liễu TP Hồ Chí Minh, từ tháng 7-10 hàng năm, bệnh viện ghi nhận gia tăng ca viêm da tiếp xúc với kiến ba khoang.
Kiến ba khoang còn được gọi là kiến kim, kiến lác, kiến nhốt, kiến cong,... thuộc giống Paederus, họ Staphilinidae, bộ cánh cứng. Kiến ba khoang với đặc trưng là phần bụng chia thành ba đốt màu nâu cam và đen xen kẽ, đuôi nhọn. Loại côn trùng này sống chủ yếu ở những nơi ẩm ướt trên ruộng đồng, vườn cây, thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa khi thời tiết có độ ẩm cao, thuận lợi cho chúng sinh sản và phát triển.
Kiến ba khoang buổi tối bị thu hút bởi ánh đèn trắng nên chúng thường bay vào nhà theo ánh đèn, đậu vào quần áo, giường chiếu, chăn màn, vật dụng...
Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Kim Dung khám cho người bệnh.
Theo bác sĩ Dung, chất pederin trong dịch tiết của kiến ba khoang là loại axit có độc tính mạnh gấp 10-15 lần nọc độc của rắn hổ mang, nhưng lượng chất độc này trong cơ thể kiến ba khoang rất ít, chỉ tiếp xúc ngoài da, không đủ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Độc lực của pederin rất mạnh, chỉ cần một lượng nhỏ dính lên da sẽ kích hoạt phản ứng viêm tại chỗ, gây bỏng da, ngứa, rát, sưng đỏ do giãn mạch, phồng rộp, mụn nước, mụn mủ... Nếu chất độc này dính vào vùng nhạy cảm như mắt có thể gây viêm kết mạc, tổn thương giác mạc, nặng hơn là mất thị lực, gây dị ứng toàn thân ở người có cơ địa mẫn cảm.
Nếu người bệnh làm vỡ mụn mủ và lan dịch tiết sang thương sang các vùng lân cận có thể xuất hiện thêm các tổn thương tương tự, việc chăm sóc, điều trị không đúng cách dễ dẫn đến nhiễm trùng và tăng nguy cơ để lại sẹo xấu.
Bác sĩ Dung nhấn mạnh, điều trị viêm da do kiến ba khoang không quá khó, tuy nhiên, triệu chứng của nhiễm độc kiến ba khoang với zona khi mới xuất hiện tương đối giống nhau, như nổi mụn nước, mụn mủ trên nền da đỏ, đau rát và ngứa.
Nhiều người bệnh nhầm lẫn nên tự điều trị bằng đắp lá cây, dùng thuốc gia truyền, chữa mẹo hoặc tới hiệu thuốc mua thuốc kháng virus, thuốc xanh để điều trị zona. Trong khi đó, kiến ba khoang phải điều trị theo hướng viêm da tiếp xúc. Việc dùng thuốc không đúng bệnh khiến tình trạng da chậm cải thiện hoặc nặng hơn, da nổi nhiều mẩn đỏ, chùm mụn mủ và đau rát rất nhiều.
Theo khuyến cáo của chuyên gia này, người bệnh không nên dùng tay không để bắt hoặc giết kiến ba khoang. Nếu có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ, cần rửa sạch tay hoặc vùng tiếp xúc với kiến bằng xà phòng, hạn chế sờ, cào gãi da. Tốt nhất nên đến cơ sở y tế khi xuất hiện các chùm mụn mủ trên da để được chẩn đoán và điều trị phù hợp, nhất là người già, trẻ em, phụ nữ mang thai.
Để đề phòng kiến ba khoang, bác sĩ Dung khuyến cáo người dân lắp đặt lưới chống côn trùng ở các cửa; vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, quang đãng, phun thuốc diệt côn trùng, đóng kín cửa buổi tối và hạn chế ánh sáng trắng từ đèn huỳnh quang giảm thu hút côn trùng. Luôn giũ quần áo, khăn tắm, chăn màn trước khi sử dụng để tránh kiến ba khoang ẩn nấp bên trong.
Bệnh nhi nữ 6 tuổi mắc bệnh Kawasaki hiếm gặp Bé D. mắc phải bệnh lý Kawasaki hiếm gặp và đây cũng là trường hợp đầu tiên tại khu vực phía Nam được Bệnh viện Chợ Rẫy can thiệp thành công. Ngày 23/7, TS.BS.CKII Lê Thành Khánh Vân - Trưởng khoa Hồi sức Phẫu thuật tim trẻ em, Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) - cho biết, bệnh nhi N. N. M. D. (sinh...