Cách nấu chè dưỡng nhan thanh mát thơm ngon khó cưỡng
Chè dưỡng nhan là sự kết hợp đơn giản giữa tuyết đào, nhãn nhục, đường phèn, táo đỏ, hạt sen không chỉ để giải khát mà còn chứa nhiều collagen thực vật, rất tốt để làm đẹp da, bồi bổ khí huyết, giữ gìn vóc dáng cân đối.
Chè dưỡng nhan là chè gì?
Đây là một món chè được biết đến nhiều từ các bộ phim cổ trang Trung Quốc, dùng để dưỡng nhan sắc cho các cung tần, mỹ nữ. Thực tế cũng đã chứng mình các nguyên liệu trong chè thực sự có tác dụng với việc cải thiện làm da, vóc dáng cho người phụ nữ.
Một tên gọi khác của chè dưỡng nhan là chè tuyết yến nhựa đào. Nguyên liệu chính từ các loại nhựa đào, tuyết yến ( có nơi thay bằng mủ trôm), nấm tuyết, táo đỏ, kỉ tử, long nhãn,… Tùy theo khẩu vị của người nấu mà còn có thể bổ sung thêm hạt chia, hạt bồ mễ,…
Công dụng của chè dưỡng nhan
Công dụng của chè dưỡng nhan là tổng hợp tác dụng của các nguyên liệu:
Do thành phần chính của chè là tuyết yến nên món chè có nhiều công dụng của nguyên liệu này như: giúp ổn định cholesterol trong máu; chống huyết khối và bình ổn huyết áp; chữa trị bệnh tiểu đường; giúp phòng ngừa các biến chứng tim mạch, tai biến; giúp tăng cường sức khỏe, giảm tình trạng căng thẳng mệt mỏi; giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc; thanh lọc cơ thể; làm đẹp, giảm béo…
Collagen, galactose, rhamnose và các amino axit đều có chứa trong nhựa đào. Collagen vô cùng tốt cho việc làm sáng mịn làn da, ngăn ngừa các vết nhăn. Đặc biệt nhựa đào còn có tác dụng làm sạch máu, giảm mỡ, tốt cho tiêu hóa và kiểm soát cân nặng.
Táo đỏ sấy khô có tính ôn, vị ngọt; có tác dụng hỗ trợ bổ ích tỳ vị, dưỡng huyết an thần, có hiệu quả hỗ trợ điều trị với người tỳ vị suy nhược. Loại quả này cũng có tính giữ nhiệt, giàu dinh dưỡng vì vậy vào mùa đông cũng có thể chế biến các món ăn có tác dụng tránh cảm cúm, phòng lạnh.
Táo đỏ còn là liều thuốc bổ rất tốt cho thần kinh, dạ dày. Ăn táo đỏ thường xuyên giúp đẹp da, tăng cường tuần hoàn máu, chống lão hóa cơ thể.
Long nhãn: Trong đông y long nhãn có tác dụng dưỡng huyết an thần, giảm căng thẳng, tốt cho những người hay bị mất ngủ.
Tuy nhiên người bị rối loạn tiêu hóa không nên sử dụng, trẻ dưới 5 tháng hay dưới 1 tuổi cũng chưa nên dùng.
Tuyết liên tử là một loại thực phẩm giàu năng lượng, giàu carbohydrate, ít đạm và ít béo, đồng thời cũng chứa chất xơ. Có công dụng bồi bổ cơ thể công năng ngũ tạng.
Video đang HOT
Với thanh niên, ăn kỷ tử có tác dụng làm đẹp da, chống lão hóa, bổ gan, giúp tinh thần phấn chấn. Với người già, giúp hạ mỡ máu, ổn định huyết áp. Đặc biệt có thể trị triệu chứng như thiếu nước bọt, miệng khô, bí tiểu, ngũ tâm đều nóng, đổ mồ hôi trộm, thường xuyên mất ngủ.
Nguyên liệu nấu chè dưỡng nhan
Nhựa đào: 10g
Tuyết yến: 10g
Tuyết liên tử: 10g
Long nhãn (Nhãn nhục): 10g
Kỳ tử sấy khô: 10g
Táo đỏ: 20g
Hạt chia: 5g
Đường phèn
Nước lọc
Chú ý: nên chọn nguyên liệu loại ngon nhất để món chè ngon và đúng chuẩn.
Công thức nấu chè dưỡng nhan
Bước 1: Sơ chế thành phần nấu chè dưỡng nhan
Cho nhựa đào, tuyết yến, tuyết liên tử vào riêng từng tô, đổ nước đầy tô rồi ngâm qua đêm ít nhất 12 tiếng cho nở hoàn toàn.
Sau khi ngâm xong, bạn lọc rửa lại nhựa đào cho kỹ vì nhựa đào thường có nhiều bụi dơ.
Bạn có thể lọc bằng cách đổ bỏ nước ngâm rồi xả nước qua rây.
Táo đỏ và nhãn cũng cho ra tô riêng, đổ ngập nước ấm rồi ngâm mềm.
Bước 2: Cách nấu nước dưỡng nhan
Cho nước, nhựa đào, tuyết liên tử và đường phèn vào đun sôi. Sau đó, đun thêm khoảng 10 phút ở mức lửa vừa.
Tiếp theo, cho tuyết yến, long nhãn vào đun đến khi sôi to là tắt bếp.
Cuối cùng, cho kỉ tử, quế hoa, và hạt chia vào đảo đều rồi để nguội.
Bước 3: Hoàn thành
Bạn múc chè ra tô hoặc thố, sau đó đặt vào tủ lạnh cho mát là có thể thưởng thức.
Để chè nguội hẳn rồi hãy bỏ tủ lạnh nhé.
Chè nên đảm bảo được độ đặc nhất định, chè loãng sẽ không ngon. Tuyết liên tử có vị bùi, còn nhựa đào khi cho vào miệng sẽ mềm và hơi dai. Bạn không nên nấu lâu quá nhựa đào sẽ dai ăn sẽ không còn ngon nữa. Khi các nguyên liệu còn lại hoà quyện với nhau sẽ tạo ra vị ngọt thanh do nấu hoàn toàn bằng đường phèn.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!
Món ăn thuốc dành cho người mắt kém
Suy giảm thị lực, mắt nhìn mờ, cận thị hay quáng gà là những bệnh mắt phổ biến ở người cao tuổi, trẻ em, người làm việc và học tập bằng trí óc và đôi mắt liên tục, căng thẳng...
Xin giới thiệu một số món ăn thuốc có tác dụng bổ dưỡng can thận, ích khí dưỡng huyết giúp tăng cường thị lực để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
Bài 1: Gan lợn 60g, táo đỏ 10 trái, hoài sơn 20g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Gan lợn rửa sạch, cắt miếng, ướp gia vị. Táo đỏ, hoài sơn rửa sạch, để ráo. Tất cả cho vào bát sành, đem chưng cách thủy 3 giờ, nêm gia vị ăn trong bữa cơm. Công dụng: Bổ can, bổ tỳ, dưỡng huyết, làm sáng mắt.
Bài 2: Hoa cúc trắng 15g, thảo quyết minh 15g, gạo tẻ 100g, đường kính trắng 15g. Cách làm: Rang thảo quyết minh cho có mùi thơm, để nguội, rồi cùng nấu với hoa cúc trắng, lấy nước bỏ bã, lọc trong. Cho gạo tẻ vo sạch vào nước thuốc thêm nước nấu thành cháo, ăn ngày 2 lần. Mỗi liệu trình 7 ngày. Công dụng: Mát gan, sáng mắt, nhuận tràng, thông tiểu tiện, thích hợp với người đau mắt đỏ, nhìn mờ, tăng huyết áp. Người bị tiêu chảy không nên dùng.
Bài 3: Rau chân vịt 150g, gan lợn 100g, gừng, gia vị vừa đủ. Cách làm: Rau chân vịt rửa sạch, cắt khúc; gan lợn rửa sạch, thái mỏng, cho nước vào nồi, cho gừng thái nhỏ, gia vị, đun to lửa cho sôi rồi cho gan, rau vào, gan chín là được. Ăn nóng với cơm, ngày 1 lần, tuần 3 lần. Công dụng: Bổ gan, dưỡng huyết, bổ âm nhuận táo, hỗ trợ điều trị cận thị, hoa mắt, váng đầu, ù tai.
Bài 4: Gan dê 100g, gạo tẻ, hành, muối vừa đủ. Cách làm: Gan dê rửa sạch thái miếng, nước vừa đủ nấu chín, sau cho gạo đã vo sạch vào đun tiếp thành cháo, cho gia vị là được. Ngày ăn 1 bát, ăn liền 7 ngày. Công dụng: Dưỡng can, sáng mắt, hỗ trợ điều trị cận thị, quáng gà, hoa mắt.
Bài 5: Cà rốt 60g, hoa cúc 20g, gạo tẻ 30g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng. Cho hoa cúc vào nồi thêm 500ml, đun sôi 20 phút, rồi cho cà rốt, gạo tẻ vào nấu cùng thành cháo, thêm gia vị, ăn vào lúc đói bụng. Công dụng: Thanh nhiệt, sáng mắt, thích hợp dùng cho người thị lực suy giảm, sốt nóng, nhức đầu.
Bài 6: Câu kỷ tử 30g, dâu tằm (tang thầm) 30g, gạo nếp 60g, đường phèn. Cách làm: Rửa sạch câu kỷ, dâu tằm, rồi nấu cùng gạo nếp thành cháo, khi ăn thêm chút đường phèn. Công dụng: Bổ can thận, dưỡng huyết, ích trí, làm sáng mắt, dùng tốt cho người suy giảm thị lực, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ.
Theo BS. Thanh Xuân/Sức khỏe và Đời sống
Trào lưu ăn uống khỏe đẹp 2019: Nước ép cần tây nhiều lợi ích, thận trọng với chè dưỡng nhan Năm 2019, không ít trào lưu ăn uống lành mạnh, sống khỏe ra đời mang lại lợi ích thiết thực cho chị em như cải thiện sức khỏe, tăng cường miễn dịch, giúp giảm cân, đẹp da... Ô nhiễm không khí, nguồn nước, thực phẩm bẩn, kèm theo dịch bệnh đáng sợ... khiến mọi người ngày càng lo lắng cho sức khỏe của...