Cách nào để trẻ lớp 1 không phải học bài vào buổi tối?
Mặc dù Bộ Giáo dục – Đào tạo đã có công văn chỉ đạo các trường không giao thêm bài cho học sinh để tránh áp lực cho các cháu, nhưng nhiều phụ huynh vẫn lo lắng vì sợ con mình không theo kịp chương trình.
Hình minh họa.
Bà Lê Trần Mai Khanh, một phụ huynh ở TP HCM chia sẻ: “Bé đầu nhà tôi năm ngoái học lớp 1, năm nay lên lớp 2, mọi chuyện ổn. Tuy nhiên năm nay cháu thứ 2 vào lớp 1, cả gia đình tôi đều cảm thấy khá căng thẳng vì cháu bảo chương trình khó, chán học, mệt mỏi.
Tôi có kèm thêm cho cháu nhưng cũng rất mất thời gian. Mỗi buổi tối đánh vật với con xong cũng gần 11 giờ. Chồng tôi có bàn cho con đi học thêm nhưng tôi không nỡ vì thấy hiện nay con đã mất hầu như toàn bộ thời gian của ngày vào việc học rồi”.
Trên các diễn đàn về giáo dục, nhiều phụ huynh đưa ý kiến rằng học sinh hiện nay vất vả nhiều quá so với trước kia. Những thế hệ trước, học sinh cấp 1 chỉ phải đi học 1 buổi, thời gian còn lại là làm bài tập về nhà và vui chơi. Giờ đây, các cháu mất cả ngày trên lớp học cộng với buổi tối phải đánh vật với việc ôn bài, sửa soạn bài cho sáng mai.
Phụ huynh nào “liều mình” cho con giảm tải học hành, ôn tập buổi tối thì lên lớp con không theo kịp bạn bè, sinh ra thụt lùi, tự ti. Nhiều phụ huynh cho rằng, những năm đầu trẻ chỉ cần nhận biết mặt chữ, biết làm phép tính, còn lại là các kĩ năng khác, không nên đặt nặng kiến thức gây áp lực học hành cho con trẻ.
Mới đây, Bộ Giáo dục – Đào tạo có văn bản gửi Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo các tỉnh, thành phố về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp Tiểu học.
Theo đó, các nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục thực hiện chương trình lớp 1 theo hướng phân bổ hợp lý về nội dung và thời lượng dạy học giữa các môn học, hoạt động giáo dục để không gây quá tải, đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện chương trình mới được xây dựng theo hướng mở; giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay tại lớp học, không giao thêm bài tập về nhà cho học sinh.
Video đang HOT
Thời khóa biểu cần bảo đảm tỉ lệ hợp lý giữa các môn học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1.
Trước văn bản này, phụ huynh bày tỏ thái độ rất hồ hởi, ủng hộ. Tuy nhiên, nhiều người cũng cho rằng, nói thì dễ, làm mới khó. Hiện chương trình cải cách còn mới toanh, không chỉ học sinh, phụ huynh mà ngay cả giáo viên cũng còn bỡ ngỡ và gặp không ít khó khăn, thế nên, để “giải quyết” hết các vấn đề trong giờ lên lớp không phải dễ dàng gì đối với các thầy cô.
Thêm vào đó, tâm lý phụ huynh thấy chương trình khó, con chưa thẩm thấu được sẽ sinh ra sốt ruột, kèm cặp, bắt con học, không tránh khỏi việc cha mẹ con cái tiếp tục “cày” bài vào buổi tối.
Chính vì thế, việc cho trẻ giảm tải áp lực việc học, không phải học vào buổi tối, có tuổi thơ vui vẻ hơn thì cần phải có sự nỗ lực của nhiều phía, là một chặng đường khá vất vả chứ không phải một, hai văn bản có thể giải quyết được.
Ngôn ngữ, hành văn trong sách tiểu học: Trẻ con lúng túng, người lớn hoang mang
Cách hành văn, dùng từ trong các bộ sách giáo khoa (SGK) dành cho học sinh tiểu học hiện nay được phụ huynh phản ánh là "rối rắm", "tối nghĩa" và mang nặng phương ngữ. Điều này gây khó khăn cho trẻ khi tiếp thu bài học, đồng thời khiến phụ huynh lúng túng khi hướng dẫn con.
Khi từ địa phương được đưa vào dạy đại trà
Chị Trần Nguyễn Khánh Hòa, ngụ quận Phú Nhuận, TP HCM chia sẻ, khi con gái mới học lớp 2 đến hỏi bài tập đọc, chị rất ngạc nhiên khi sách giáo khoa cho học sinh lớp hai lại đưa ra một đoạn bài tập có cách hành văn khó hiểu như thế. Bài tập đọc mà chị nói đến là bài Mít làm thơ trang 36 SGK Tiếng Việt 2 tập 1.
Nội dung như sau: "Mít tặng Biết Tuốt, Nhanh Nhảu và Ngộ Nhỡ những câu thơ như sau: Tặng Biết Tuốt: Một hôm đi dạo qua dòng suối/ Biết Tuốt nhảy qua con cá chuối; Tặng Nhanh Nhảu: Nhanh Nhảu đói, thật tội/ Nuốt chửng bàn là nguội; Tặng Ngộ Nhỡ: Có cái bánh nhân mỡ/ Dưới gối cậu Ngộ Nhỡ...". Đề bài sau đó yêu cầu các em trả lời lý do vì sao các bạn giận Mít và hãy nói vài câu bênh vực Mít.
Chị Khánh Hòa cho biết, rất nhiều từ nhắc đến trong bài viết khiến con gái của chị không hiểu được và thắc mắc của cháu khiến anh chị phải tranh cãi trước khi dạy cháu. Những từ như "cá chuối", "bàn là" đều là từ địa phương đặc trưng phía Bắc, trong khi theo chị thấy, tại các tỉnh miền Nam, Nam Trung bộ, hoặc sử dụng phổ biến phần đông người dân vẫn dùng là "cá lóc", "bàn ủi"...
Cạnh đó, các tên của nhân vật trong bài tập đọc cũng là ngôn ngữ đặc trưng phía Bắc như "nhanh nhảu", "ngộ nhỡ"... Khá gây khó cho trẻ con khi tìm hiểu ý nghĩa.
Còn chị Phùng Thị Như Huyên, công tác tại Sở Văn hóa & Thể thao Gia Lai, có con đang học lớp 1 chia sẻ, trong bộ sách Cánh diều chương trình đổi mới có rất nhiều từ dùng "đậm đặc" tính phương ngữ khiến trẻ con phải liên tục hỏi ý nghĩa. Như Bài "Bé kể" (trang 35) có đoạn: "Bé kế: Dì Kế giã giò. Cỗ có giò, có gà, có cả giá đỗ".
Chỉ trong một đoạn ngắn, những từ "cỗ", "giò" (chả giò), "giá đỗ" đều là từ dùng quen thuộc phía Bắc. Cạnh đó, còn hàng loạt từ khác chỉ trạng thái, sự vật... mà trẻ rất khó nhận biết như "chả sợ", "sâm cầm", "lồ ô", "le le"...
Ngôn ngữ rối rắm?
Mới đây, một phụ huynh đã chụp ảnh hàng loạt trang sách giáo khoa tiếng Việt 1, tập 1 đăng lên mạng và viết bài phản ánh "Có bao nhiêu từ "chả" trong SGK tiếng Việt 1 tập 1". Theo hình ảnh và bài viết của phụ huynh này, thì thống kê sơ bộ cho thấy có hơn 16 từ "chả" được dùng trong các bài tập đọc. Như bài "Bé Lê" (trang 73): "Bé Lê mê ti vi. Ti vi có sâm cầm.
Các đoạn văn rối rắm, dùng nhiều từ địa phương khiến học sinh gặp khó trong việc tiếp thu.
Bé chỉ: "Cò... cò...". Ti vi có cá mập. Bé la: "Sợ!". Má bế bé, vỗ về: "Cá mập ở ti vi mà". Má ấm quá, bé chả sợ nữa"; bài Sẻ và cò: "Sẻ gặp cò. Sẻ chê mỏ cò thô. Cò chả đáp gì... Từ đó, sẻ chả dám chê cò".
Phụ huynh nói trên chia sẻ: "Đọc các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt Cánh diều tập 1 có cảm giác như người viết các đoạn đó là một... ông Tây vì câu văn không mượt mà, thiếu các thành phần phụ, từ đệm làm cho cho câu văn trở thành ngô nghê, cộc lốc, nhiều từ dùng không chính xác về trường nghĩa.
Đặc biệt, có lẽ vì cố đóng giả như trẻ con để diễn tả nên ngôn ngữ tuy cố gắng ngây thơ nhưng vì thiếu chân thật và tinh tế nên nó thành sống sượng. Ví dụ tiêu biểu là tác giả rất thích dùng từ "chả" thay vì "chẳng" hay "không" khi diễn tả ý phủ định. Tuy nhiên, việc dùng từ này không giúp cho lời nói giống như lời nói trẻ con mà còn gây khó hiểu và câu văn mất đi sự duyên dáng, tinh tế". Ý kiến của phụ huynh này được đông đảo các bậc cha mẹ ủng hộ.
Ngoài ngôn ngữ mang nặng tính địa phương, rối rắm, rất nhiều phụ huynh có ý kiến rằng cách biên doạn bài để dạy các bé đọc "có vấn đề", làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Đọc từ sách Tiếng Việt lớp 1 cho đến lớp 2, cảm giác lớn nhất của người đọc là... mệt mỏi.
Các bài học được soạn, trích dẫn không đặc sắc, lại diễn đạt khá rối rắm, trong khi đó có những trích đoạn văn học thiếu nhi với ngôn ngữ gần gũi, trong sáng, khiến cảm em dễ cảm dễ hiểu hơn thì không dùng đến.
Những bài tập đọc dành cho các em nhỏ mới bắt đầu tiếp xúc với tiếng Việt lại như thế này: "Nhà dì Nga có pi a nô. Cả nhà Bi đi phố, ghé nhà dì, nghe pi a nô. Dì Nga pha cà phê. Bố mẹ có cà phê. Bi có phở. Bé Li có na"; hay "Chị Trà cho bé Chi đi nhà trẻ. Qua chợ, chị chỉ cho bé cá trê, cá mè... Ở nhà trẻ, Chi nhớ mẹ.
Chị Trà dỗ: "Bé nhè thì cô chê đó". Bé nghe chị"... Cách đặt câu quá nhiều thanh trắc, các đoạn văn lủng củng, rời rạc, lại không hấp dẫn, không có ý nghĩa khiến các em học không có hứng thú, nếu không nói là mỏi mệt.
Hiện, phụ huynh học sinh tỏ ra khá bức xúc, nhiều phụ huynh còn đề nghị, nên chăng cần có những buổi hội thảo, lấy ý kiến phụ huynh, học sinh một cách rộng rãi để hoàn thiện các bộ sách giáo khoa sao cho phù hợp. Chứ như hiện nay, vừa làm khổ các em, vừa làm khó phụ huynh và giáo viên.
TS Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Tiểu học, Bộ GD-ĐT:
"Đến hiện tại, Bộ chưa nhận được bất kỳ phản ánh chính thức nào từ giáo viên, cơ sở giáo dục, nhà khoa học về vấn đề này. Hiện mới trải qua vài tuần trải nghiệm và vẫn đang triển khai chương trình chuẩn đầu ra.
Bộ sách giáo khoa đã được thẩm định bởi hội đồng quốc gia với những quy định chặt chẽ, nên những nhận định cho rằng chương trình, sách giáo khoa mới nặng là chưa đủ căn cứ. Nếu phụ huynh có con học lớp 1 năm ngoái rồi năm nay lại có con học lớp 1 sẽ dễ có tâm lý so sánh, từ đó đánh giá chương trình nặng, nhưng thực tế không phải vậy. Chúng ta đang cố gắng bố trí để các em đọc thông viết thạo sớm rồi học các môn khác ở giai đoạn sau.
Chẳng hạn Toán, chương trình mới chỉ xếp 70 tiết ở lớp 1 và sẽ được sắp xếp học nhiều ở giai đoạn sau hơn. Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục lắng nghe các ý kiến phản biện, vấn đề phát sinh. Khi có đầy đủ căn cứ khoa học, qua các giai đoạn, đánh giá nhiều mặt, chương trình sẽ được điều chỉnh kịp thời".
Phụ huynh phàn nàn về sách tiếng Việt lớp 1: Nhiều từ không phù hợp với trẻ, đọc trúc trắc, méo mồm nhưng vẫn không ra tiếng Theo dõi chương trình sách tiếng Việt lớp 1 mới, nhiều phụ huynh cho rằng có nhiều từ là thanh trắc, âm vực cao khiến học sinh khó đọc ra tiếng. Cha mẹ dạy con phải tra từ điển Chị L, hiện có con đang học lớp 1 (TP.HCM) cho biết, khi kèm con học ở nhà, chị đã tham khảo bộ sách...