Cách làm ô mai cóc chua, cay ngon đậm đà, hấp dẫn
Ô mai cóc có hương vị đặc trưng rất riêng không giống với bất cứ loại quả nào khác. Nó mang tới cho người thưởng thức thứ cảm giác chua chua mà lại cay cay nơi đầu lưỡi, kích thích mọi cảm xúc qua cội nguồn vị giác.
Người Việt Nam nổi tiếng với khả năng sáng tạo, chế biến ra vô vàn những món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Và một trong những thứ để lại ấn tượng sâu sắc đó trong lòng thực khách chính là “Ô mai” – thức quà mà bất cứ ai đến Việt Nam cũng tò mò muốn được thưởng thức.
Chính vì sự nổi tiếng đó, ô mai được rất nhiều nơi đầu tư sản xuất, bất kể từ hộ kinh doanh đến doanh nghiệp lớn, mang tới hệ lụy về chất lượng thực phẩm trong quá trình chế biến. Để giảm bớt sự âu lo mỗi khi cảm thấy thèm món ăn đó, tại sao chúng ta không học cách tự làm nó ở nhà nhỉ?
Tôi đã cố gắng tổng hợp và sắp xếp rất kĩ lưỡng để bạn đọc có thể hiểu một cách chi tiết nhất từng bước làm. Vậy chúng ta bắt tay luôn thôi nào!
Bước 1:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Cóc: Chọn những quả to, không bị mềm hay dập.
- Gừng: Chọn loại gừng ta, củ nhỏ có mùi thơm nồng.
Video đang HOT
- Đường
- Nước vôi
- Nước đun sôi để nguội
- Ớt bột
- Lọ thủy tinh hoặc túi bóng kính
Bước 2:
Gọt vỏ, rửa sạch cóc, gừng. Cóc khía làm 4 thái múi, gừng sắt nhỏ để riêng.
Hòa nước vôi để khoảng 20 phút cho vôi lắng xuống, hớt phần nước phía trên để sử dụng.
Ngâm cóc vào nước vôi tôi đã lọc trước đó và để trong 6 tiếng.
Bước 3:
Vớt có ra, rửa lại nhiều lần với nước cho thật sạch rồi để ráo.
Cho đường và cóc vào nồi, trộn đều để trong 6 tiếng cho thấm đều. Điều chỉnh lượng đượng sao cho phù hợp vừa miệng ăn.
Bước 4:
Đun nhỏ lửa và thả gừng sắt sợi vào cho có hương thơm nồng.
Rắc thêm ớt bột vào nồi, đậy vung nhưng thi thoảng nên mở ra đảo đều.
Bước 5:
Đun đến khi nước đường hơi sền sệt, chuyển màu vàng cánh gián là được. Bỏ ra đĩa để nguội r xếp vào lọ, túi đựng. Muốn để lâu thì nên bảo quản trong lọ kín.
Quả cóc là một trong những loại quả chứa nhiều chất xơ, không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, làm hồng hào làn da… nó còn giúp người thưởng thức cải thiện một số bệnh về cổ họng rất tuyệt vời.
Chúc các bạn thành công!
Theo Biog
Phở chua đặc sản xứ lạng trên đất Sài Gòn
Nhắc đến ẩm thực Lạng Sơn, nếu bỏ qua món phở chua nổi tiếng quả là một thiếu sót lớn.
Theo chân những người con xứ Lạng, món phở này xuất hiện tại Sài Gòn từ khá lâu, có thay đổi cách chế biến ít nhiều để vừa giữ được hương vị đặc trưng, vừa làm hài lòng các thực khách Sài thành.
Phở chua được tạo nên từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Bánh phở nguội cùng nước sốt chua là hai thành phần chính của món ăn này. Phía trên là màu vàng ruộm của từng sợi khoai lang chiên, màu vàng nâu của lạc rang bùi ngậy, màu cam đỏ của thịt xá xíu, thịt quay và màu xanh mát mắt của rau thơm, dưa chua, dưa chuột. Tất cả tạo nên món phở chua đầy màu sắc.
Món phở chua Lạng Sơn với màu sắc bắt mắt luôn là một món ăn hấp dẫn.
Trước tiên, đầu bếp sẽ lấy bánh phở, dưa chuột, cà rốt bào sợi trộn đều với tàu xì (tương đậu đen lên men) cùng một ít nước chua cho thấm và đều vị. Nếu chuẩn bị cho nhiều người, đầu bếp sẽ căn đong từng lượng nguyên liệu, bỏ vào một bát to để trộn rồi mới chia đều ra các bát nhỏ. Tuy là món phở nguội, nhưng bánh phở khi cho vào trộn vẫn phải ấm để khi ăn không bị cảm giác lạnh tanh.
Tiếp đấy, các thành phần nguyên liệu sẽ được cho vào phía trên bánh phở đã trộn. Lần lượt thịt xá xíu hoặc thịt gà xé, xúng xàng (lạp xưởng), dưa muối chua, lạc rang, khoai lang chiên... được đầu bếp chia đều vào từng bát nhỏ, rồi rưới thêm nước chua đặc biệt. Trước khi dọn cho khách, đầu bếp không quên cho thêm chút hành phi và rau thơm để món ăn thêm tròn vị.
Thực khách thưởng thức món phở chua xứ Lạng bằng cách trộn đều các loại nguyên liệu. Cách làm nước chua có thay đổi so với món phở chua truyền thống, nhưng thực khách vẫn cảm nhận được vị chua nhẹ dễ ăn, hòa quyện với vị đậm đà của thịt cùng bùi ngọt của khoai lang và lạc rang. Nếu không ngại ăn cay, hãy thêm vài thìa tương ớt bắc đỏ lừ để có thể xuýt xoa khi thưởng thức.
Dành ra một buổi chiều rảnh rỗi và tìm đến đường Nguyễn Thiện Thuật, quận 3 hoặc Lê Văn Lương, quận 7, thức quà Lạng Sơn này sẽ không làm vị giác của bạn thất vọng. Giá một tô phở chua từ 30.000 đến 35.000 đồng.
Theo VNE
Hí hoáy làm thạch rau câu phô mai cho bọn trẻ Thạch rau câu là món ăn rất đỗi thân thuộc, mỗi miếng thạch mát lạnh, thơm ngọt mang hương vị đặc trưng luôn làm ta nhớ mãi về tuổi ấu thơ. Hãy cùng vào bếp và tự thực hiện lại chúng cho những đứa con yêu thương thôi nào. Bước 1: Chuẩn bị - 40g phô mai - 20ml siro hương vị (chọn...