Cách làm mứt bí đao
Món mứt bí truyền thống hay được dùng trong ngày Tết có cách làm không khó lắm đâu, thử làm ngay xem nhé.
Nguyên liệu:
- 1 kg bí đao đã thái miếng nhỏ (là cùi bí sau khi đã gọt bỏ vỏ cứng bên ngoài và ruột)
- 600g đường cát trắng
- 1 chút vôi tôi tầm 7g
- 15g phèn chua
- 1 thìa nhỏ nước hoa bưởi.
Cách làm:
Bước 1:
- Bí đao dùng để làm mứt nên chọn quả già (còn gọi là bí giàn), bổ làm đôi, bỏ ruột và gọt bỏ vỏ xanh bên ngoài.
- Rửa lại bí cho thật sạch, cắt bí thành từng miếng dài 5 – 7cm, đường kính bằng chiếc đũa.
Video đang HOT
Bước 2:
- Hoà tan vôi trắng vào nước lạnh, để yên khoảng 20 phút cho bột vôi lắng xuống, sau đó lọc lấy nước trong của nước vôi, đổ bỏ phần cặn, lưu ý phần nước vôi trong này phải đủ ngập qua mặt bí khi ngâm.
Bước 3:
- Cho bí vào ngâm trong nước vôi khoảng 4 – 5 tiếng, sau đó vớt bí ra và xả lại nhiều lần dưới vòi nước lạnh.
Bước 4:
- Cho phèn chua vào hoà cùng 2 lít nước. Bắc lên bếp đun sôi, đợi nước sôi được 2 phút để phèn chua được tan hết. Tắt bếp, đổ bí vào nước phèn. Đậy nắp nồi lại trong 3 phút (không được lâu hơn) để bí trong lại.
Bước 5:
- Đổ bí ra rổ, xả nhiều lần dưới nước lạnh, để ráo.
Bước 6:
- Cho bí và đường vào âu, dùng đũa đảo nhẹ tay. Ngâm bí khoảng 5 – 6 tiếng (trong khi ngâm thỉnh thoảng xốc đảo bí cho ngấm đường đều).
Bước 7:
- Đổ bí và đường vào nồi hay chảo sâu lòng, bắc lên bếp đun sôi, sau đó giảm nhỏ lửa và đun tiếp cho đến khi nước đường cạn dần. Chú ý, đun mức lửa thấp nhất, tránh không đun lửa to.
- Khi nước đường đã gần cạn thì phải liên tục xốc đảo đều để bí được áo đường đều và mỏng hơn. Cho nước hoa bưởi vào, đảo tiếp cho đến khi đường khô lại và bám đều quanh miếng bí .
Bước 8:
- Để bí ra rổ thoáng, trải mứt bí phơi gió trong hai ngày để đường xung quanh bí được khô ráo hẳn và bí được trắng hơn. Khi phơi, nhớ đậy cẩn thận tránh ruồi muỗi. Sau khi khô hẳn, bỏ lọ kín bảo quản.
Những món mứt thơm ngon ngày Tết trong ký ức của thế hệ 8x
Mỗi năm vào dịp tết đến bên cạnh những món ăn được chuẩn bị rất bắt mắt và ngon miệng thì mứt là một trong những món ăn không thể thiếu.
Ngày trước món mứt thường được mẹ làm sớm trước Tết vài tuần đem buộc túi và cất vào trong tủ kính. Đến hiện tại khi đã trưởng thành tôi mới nhận ra dư vị tuổi thơ sao ngọt ngào đến vậy. Tết là thời điểm mà các thành viên trong gia đình quay quần bên nhau thưởng thức cái vị chua chua, ngọt ngọt nơi đầu lưỡi của các loại mứt tết đủ màu sắc và những đầm ấm yêu thương gia đình.
Mứt Dừa - Món Mứt Gần Như Phổ Biến Nhất Và Được Yêu Thích Hơn Cả
Cách đây hơn hai mươi năm mẹ tôi vẫn thường làm đủ các loại mứt tết từ mứt gừng, mứt cà rốt đến mứt dừa dù khi ấy Tết là khoảng thời gian ai ai cũng bận rộn bao nhiêu. Khi ấy toi vẫn thường lén mẹ "ăn vụng" từng miếng dừa trắng muốt, thơm lừng, ngọt lịm. Lúc ấy mẹ tôi không làm nhiều màu như bây giờ vì mẹ nói ngày ấy chưa có mạng internet như hiện tại nên việc học làm mứt cũng là do các thế hệ trước truyền lại.
Khi ấy có người biết người không mà có khi vì người ta làm để bán nên cũng không chỉ hết. Tôi nhớ những sợi dừa uốn lượn trên tay khi cho vào miệng đường sẽ tan ra rồi khi nhai sẽ có cảm giác sần sật vô cùng hấp dẫn. Món mứt dừa được xem như là món ăn truyền thống trong văn hóa Tết của người Việt mở ra nhiều câu chuyện rôm rả chẳng màng thời gian.
Mứt Bí Mang Đến Những Trải Nghiệm Vị Giác Thú Vị
Mứt bí cũng được nhiều đứa trẻ ngày đó yêu thích không thua kém gì mứt dừa. Những miếng bí nhỏ hình que to bằng cỡ ngón tay út được phủ đường trắng tinh khi cắn 1 miếng sẽ thấy vị ngọt tỏa đều trong khoang miệng. Bên ngoài giòn giòn bên trong mọng nước thấm qua lưỡi đọng lại sự thanh mát nơi cổ. Chỉ một miếng mứt bí trông đơn giản thôi mà lại khiến người ta muốn cắn thêm miếng nữa, miếng nữa bởi những trải nghiệm vị giác thú vị đó
Mứt Lạc - Kẹo Trứng Chim
Chẳng biết cái tên đến từ đâu nhưng giữa các loại mứt tết ngày xưa những viên kẹo trứng chim tròn trĩnh, trắng tinh luôn trở thành "tâm điểm" tranh giành của "mấy đứa nhỏ". Món mứt này khi ấy tôi thường ngậm cho đến khi lớp đường trắng bên ngoài tan gần hết rồi mới nhai hạt lạc để lâu hết hơn.
Những món đồ ăn vặt ngày Tết ngày xưa trẻ con đứa nào cũng "hóng" do điều kiện kinh tế chưa được khấm khá. Kẹo trứng chim với vẻ ngoài nhỏ nhắn, xinh xắn đã gắn liền với ký ức ngày Tết rộn ràng của rất nhiều đứa trẻ thế hệ 8x, 9x mà đứa trẻ nào cũng yêu thích.
Mứt Sen Trần Đón Khách Sẽ Mất Đi Ý Nghĩa Nếu Thiếu Tách Trà
Sen mang đến những món ăn chế biến từ các thành phần của vô cùng thanh lành và bổ dưỡng. Món mứt sen trần được xem như một thức quà thanh quý để biếu nhau trong mỗi dịp đi xa về gần.
Món mứt sen trần trong khay bánh kẹo Tết hồi ấy mang đến vị ngọt, thơm, bùi của mứt sen mang màu vàng ươm. Với người lớn trong nhà khi đón khách thường thưởng thức những viên mứt sen ngọt sắc với ly trà đậm đà mà lại mang đến hương vị hợp nhau đến lạ. Tết sum vầy biết bao sau màn bắt tay chúc Tết lại cắn một miếng mứt rồi lại nhâm nhi một ngụm trà
Tết Sẽ Chẳng Thể Nào Tròn Vẹn Nếu Thiếu Ô Mai
Ô mai là các loại mứt tết mà trong trí nhớ của một đứa trẻ vì có tới hàng trăm loại ô mai được xếp ngay ngắn trong hộp bày ra trước mắt như thiên đường. Ô mai được xem là sự kết tinh của những sản vật đất trời Việt Nam xứng đáng với hai chữ "Tinh hoa". Bởi ở đó có những đôi tay nghệ nhân người Việt tài hoa, khéo léo chăm chút, nâng tầm ô mai vươn ra thế giới.
Với tôi ngày tết chẳng thể thiếu những món m bởi nó giống như nếp nhà đi sâu vào tiềm thức. Các món mứt ngày ấy như sự kết nối giữa quá khứ với hiện tại và bản thân tôi vẫn muốn nâng niu để lại và gìn giữ cho các con của mình. Sau một năm ồn ào, vội vã đầy biến động tôi vẫn muốn những ngày Tết được nhấm một miếng mứt ể mọi vị giác được chiêu đãi từ nơi đầu lưỡi. Cảm nhận một bầu trời ký ức tuổi thơ ùa về như vẫn ngọt ngào vẹn nguyên như thế.
Tự làm món mứt bí đao cho ngày Tết không hề khó ! Hướng dẫn cách làm món mứt bí đao cho ngày Tết: Mứt bí đao luôn là một món ăn thơm ngon không thể thiếu trong gia đình mình mỗi dịp Tết đến xuân về. Năm nào mình cũng tự tay làm món mứt này vì cảm thấy cứ phải có món mứt bí thì mới thấy "Tết gõ cửa". Có 1 ưu điểm...