Cách làm món thăn lợn rim tiêu
Với nguyên liệu và cách làm đơn giản, thăn lợn rim tiêu là món ăn trân quý thời xưa, được ưu ái trong thực đơn cho bà đẻ, người ốm, người già.
Nguyên liệu
500 gr thịt thăn lợn
2 – 3 củ hành khô
Hành lá (tùy chọn)
Gia vị: Mắm, muối, hạt tiêu, hạt nêm
Cách làm
Hành khô thái lát, hành lá rửa sạch, thái khúc (tùy chọn).
Video đang HOT
Thăn lợn rửa sạch, thấm khô, bỏ phần gân, thái mỏng to bản. Ướp thịt với 1 thìa canh nước mắm, 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu, hành khô, đảo đều và ướp 15 – 20 phút cho thấm vị.
Cho thịt vào đảo ở lửa vừa để không bén đáy. Khi thịt ra nước, đậy vung và rim cho chín bằng hơi. Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng. Sau 5-6 phút nước rút cạn bớt, thịt chín thì rắc thêm hạt tiêu, hành lá (tùy chọn). Tắt bếp, múc ra đĩa ăn nóng.
Yêu cầu thành phẩm: Thịt thăn lợn mềm ngọt tự nhiên, dậy mùi thơm của hành, cộng thêm chút the cay từ hạt tiêu. Đây là món ăn quý từ xưa được ưu tiên trong thực đơn cho người ốm dậy, bà đẻ, người già.
Chú ý:
Món này không nên cho dầu mỡ hay nước vì thịt lợn khi rim đậy vung sẽ tiết ra nước và làm chín thực phẩm.
Ở một số nơi, cho thêm nghệ, tăng thêm màu sắc bắt mắt và bổ máu cho bà đẻ.
Tùy theo khẩu vị mà điều chỉnh lượng hạt tiêu phù hợp.
Bánh xíu páo thành Nam gợi nhớ thời cắp sách tới trường
Ăn xíu páo lúc vừa ra lò nóng hổi là tuyệt nhất, lớp vỏ bánh thơm bùi, miếng thịt xíu dai dai, miếng mỡ lợn mọng nước.Nam Định, trong hoài niệm dĩ vãng, là một đô thị từng rất sầm uất.
Những dòng người tứ xứ như cánh chim giang hồ đậu về đây để an cư lạc nghiệp. Những người Trung Hoa lưu lạc cũng đã đến, xây dựng phường hội tại mảnh đất đẹp đẽ thuộc trấn Sơn Nam hạ này. Cũng như Sài Gòn, người Tàu đã lập nên khu Little China tại Nam Định, được gọi là phố Khách, nay là đường Hoàng Văn Thụ. Những biến động chính trị vào cuối thập niên 1970, được biết đến với cái tên "Nạn kiều", đã khiến nhiều người Khách phải hồi hương.
Thế nhưng di sản của họ vẫn tồn tại trên phố Khách, với những hội quán, đền chùa, kiến trúc nhà cửa, những món ăn Trung Hoa mà họ đã mang tới Nam Định như mỳ mằn thắn, kẹo Sìu Châu, lục tàu xá, chí mà phù, tào phớ, xá xíu, lạc rang húng lìu, bánh bao và đặc biệt là xíu páo.
Lớp vỏ bánh vàng nhạt, ăn lúc nóng là ngon nhất.
Xíu páo làm một món ăn vặt phổ biến trong cộng đồng người Tàu, và sau đó lan ra ngoài phố Khách, trở thành một món ăn sáng tiện dụng, nhất là với cánh học sinh. Tiết trời lành lạnh của mùa thu và cái rét căm căm của những sáng rất hợp với xíu páo.
Con đường đến trường buổi sáng thi vị hơn rất nhiều là nhờ xíu páo. Vừa đi bộ trong cái lạnh se se của mùa, vừa nhẩn nha chén một vài cái xíu páo. Khi nhìn thấy cổng trường cũng là lúc "xử lý" xong bữa điểm tâm. Uống thêm một ly sữa đậu nành nóng nữa là đủ năng lượng đến trưa.
Xíu páo ngon và rất hợp túi tiền vặt vãnh của đám học trò. Ngày xưa, chỉ 500 đồng là có một cái xíu páo rồi. Bây giờ, cũng chỉ năm nghìn, bảy nghìn đồng một cái. Quá rẻ cho một món đồ ăn. Thế nên, đám học trò mới ưa chuộng xíu páo đến thế.
Chẳng còn gì hạnh phúc hơn khi được xơi những chiếc xíu páo vừa ra lò nóng hổi. Chỉ nhìn thôi là không thể cầm lòng được, phải cắn ngay cho thỏa. Khi đó, cái miệng bốc khói nghi ngút, lọt ra những tiếng xuýt xoa vì nóng, vì vị hạt tiêu cay xè và vì ngon quá. Phải sau một hai cái ăn như nuốt chửng, cái miệng mới chuyển sang chế độ ăn từ tốn được, để cảm nhận được lớp vỏ bánh thơm bùi, miếng thịt xíu dai dai, miếng mỡ lợn mọng nước.
Thịt xíu, nguyên liệu quan trọng nhất của xíu páo, đem đến tên gọi lạ tai của thứ bánh này. Thịt thăn lợn lọc hết mỡ bám đem ướp với tỏi băm, mật ong, ngũ vị hương và dầu hào để qua đêm trong ngăn mát tủ lạnh. Cũng như nhiều thứ đồ ướp khác, thịt phải được ướp ít nhất 12 tiếng thì mới đảm bảo ngấm đều gia vị.
Sau đó đem thịt rán bằng dầu cho đến khi lớp ngoài ngả màu nâu vàng cánh gián. Đấy là xá xíu, thứ nguyên liệu cơ bản để làm nên xôi xíu, phở xíu nổi danh. Xá xíu được thái hạt lựu, trộn nhuyễn cùng với mộc nhĩ xắt nhỏ, mỡ phần (loại mỡ nước của lợn) cũng xắt hạt lựu cùng hạt tiêu, bột quế và bột hồi. Phần nhân của xíu páo còn có thêm 1/4 quả trứng gà luộc hoặc một quả trứng cút luộc. Tất cả được nhồi vào vỏ bánh nhào bằng bột mỳ và trứng. Kỹ thuật nhào bột làm vỏ bánh rất cầu kỳ bởi phải làm tạo thành các lớp áo bột xếp lớp như vỏ bánh pía. Sau đó mới đem nướng.
Quá trình nướng cũng yêu cầu phải được canh chừng kỹ, cứ cách 15 phút là phải mở lò để quết mỡ nước và lòng đỏ trứng gà đánh tan luân phiên. Có như thế, sau khi ra lò, bánh mới không bị khô, mới mềm mại và ngả màu nâu vàng óng ả đẹp đẽ.
Phần nhân xíu páo rất chất lượng.
Những người cẩu thả, hời hợt khó làm xíu páo ngon được. Cầm những cái xíu páo kém chất lượng, có cảm giác như đang ăn một cục bột thô kệch, khô không khốc. Phần nhân vẫn thế nhưng rời rạc, không thơm tho. Ấy là bởi vì họ rút ngắn công đoạn cho đỡ vất vả và sản xuất số lượng nhiều. Những thứ xíu páo như thế làm mất danh tiếng của xíu páo Nam Định nhiều lắm. Đáng tiếc là, những thứ đã bị đánh mất ấy lại rất khó lấy lại.
Miếng ăn là miếng nhọc nhằn, huống hồ lại là miếng ngon. Thế nên, xíu páo cần lắm sự trân trọng của cả người làm lẫn người ăn. Để sao, mỗi khi trời trở gió, người ta lại nhớ về xíu páo nhỏ xíu, xinh xinh bên chén trà mạn hảo dậy hương.
Món ngon cuối tuần: Cách nấu canh măng mực đặc sản của Bát Tràng Măng khô nấu với mực hấp dẫn bởi nước canh thanh trong, mực mềm ngọt, măng giòn sần sật khiến ai ăn một lần đều nhớ mãi. Nguyên liệu: - Măng vầu khô: 300gr - Mực khô: 1 con khoảng 200gr - Thịt thăn lợn: 100gr - Nước luộc gà (hoặc nước dùng ninh từ xương lợn và tôm nõn) - Hành khô,...