Cách làm món bồ câu nướng mật ong thơm ngon
Bồ câu nướng mật ong là món ăn rất phù hợp vào bữa cơm gia đình. Món ăn vừa ngon miệng vừa không mất quá nhiều thời gian để chế biển.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Bồ câu : 4 con
- Gừng: 1 củ
- Hoa hồi: 1 muỗng cà phê
- Hạt tiêu: 1 muỗng cà phê
- Hành lá
- Mật ong: 4 muỗng
- Gia vị: Nước tương, đường
Video đang HOT
- Rượu gạo 1 chút
Hướng dẫn cách làm
Bước 1: Sơ chế
- Bồ câu mua về làm sạch lông, mổ và làm sạch ruột, sau đó để ráo nước hoặc thấm khô.
Bước 2: Ướp gia vị
- Cho bồ câu vào nồi, ướp gia vị gồm nước tương, đường, rượu, gừng, hoa hồi, hạt tiêu, hành lá và trộn đều cho bồ câu ngấm đủ gia vị (nên để ít nhất 2 giờ trước khi chế biến).
Bước 3: Nướng bồ câu
- Làm nóng lò nướng ở 180 độ C trước 5 hoặc 10 phút.
- Chuẩn bị khay nướng có lót giấy bạc phía dưới, đặt bồ câu đã ướp gia vị lên trên. Quét một lớp dầu ăn lên bề mặt bồ câu và bỏ vào lò nướng trong 15 phút.
- Hòa tan mật ong và nước theo tỷ lệ 1:1.
- Sau 15 phút nướng đầu tiên, lấy bồ câu ra và quét hỗn hợp mật ong và nước vừa pha lên bề mặt bồ câu.
- Sau đó tiếp tục đút vào lò nướng ở 160 độ C trong khoảng 15 phút nữa là được.
- Hết 15 phút nướng bồ câu với lớp mật ong cho vàng giòn phần ra, lấy bồ câu ra khỏi lò, để nguội bớt và chặt miếng vừa ăn.
Thành phẩm
Nên dùng nóng kèm rau sống. Tùy số lượng thành viên gia đình, các bạn cân nhắc nướng bao con cho phù hợp nhé.
Bồ câu khổng lồ bị con người săn tới tuyệt chủng
Chim bồ câu Tongoenas burleyi sống trên những hòn đảo Thái Bình Dương trong 60.000 năm, nhưng chúng biến mất chỉ 1-2 thế kỷ sau khi con người xuất hiện.
Chim bồ câu Tongoenas burleyi sống trên cây. Ảnh: Phys.org.
Khác với chim dodo và chim bồ câu khổng lồ Viti Levu đã tuyệt chủng ở Fiji, T. burleyi có thể bay. Loài vật cư trú dưới tán cây này tiến hóa cùng với những cây ăn quả trong họ xoài, ổi và xoan, giúp trồng rừng bằng cách phát tán hạt giống tới địa điểm mới. Khi con người xuất hiện khoảng 2.850 năm trước, khoảng 1 - 2 thế kỷ sau, loài bồ câu này biến mất.
Với kích thước to ngang một con vịt, T. burleyi có thể nuốt quả to bằng trái bóng tennis, theo trưởng nhóm nghiên cứu David Steadman, chuyên gia điểu học ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Florida, Mỹ. "Một số cây có quản lớn, nhiều thịt, phù hợp để một con bồ câu lớn nuốt chửng và rải hạt. Trong số những loài bồ câu ăn quả, T. burleyi có kích thước lớn nhất", Steadman cho biết. Việc T. burleyi biến mất khỏi quần đảo Tonga có thể đe dọa sự tồn tại của các loài cây địa phương phụ thuộc vào bồ câu để vận chuyển hạt giống, theo đồng tác giả nghiên cứu Oona Takano, nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Đại học New Mexico, Mỹ.
Khi Steadman tìm thấy hóa thạch T. burleyi trong một hang động ở đảo 'Eua thuộc quần đảo Tonga, ông lập tức ấn tượng với kích thước của nó. Con chim dài khoảng 51 cm chưa kể phần đuôi và nặng ít nhất gấp 5 lần chim bồ câu thông thường. Steadman và nhà khảo cổ học David Burley ở Đại học Simon Fraser, Canada, bắt tay vào khai quật những mẩu xương bị vỡ của T. burleyi, họ lập tức biết loài vật tuyệt chủng do con người.
Họ Bồ câu (Columbidae) có rất ít động vật ăn thịt hoặc đối thủ cạnh tranh trước khi con người tới các hòn đảo Thái Bình Dương. Khu vực này không có động vật linh trưởng và loài ăn thịt như mèo, chó và chồn. Chim ưng và cú cũng vắng bóng trên nhiều hòn đảo. Bồ câu phát triển mạnh trong môi trường thuận lợi này, phân hóa trong 30 - 40 triệu năm qua.
Steadman và Takano phân tích đặc điểm chân của họ Bồ câu và chia chúng thành 3 nhóm gồm loài sống trên cây, loài sống dưới đất và loài sống ở cả hai nơi. Chim bồ câu sống phần lớn thời gian dưới tán cây có chân ngắn, phù hợp để đậu và bám chặt vào cành khi gió to. Những loài lần mò tìm hạt trên nền đất có chân dài hơn, thích nghi với hoạt động đi lại và chạy. Cấu tạo chân tương đối ngắn của T. burleyi cho thấy đây là loài sống dưới tán cây. Steadman cho rằng chúng có bộ lông rực rỡ hơn bồ câu màu nâu và xám sống trên mặt đất.
Hài hước cuộc đua truyền dữ liệu giữa bồ câu đưa thư và mạng Internet ADSL Một cuộc đua đầy thú vị đã được diễn ra tại Nam Phi vào năm 2009, để so sánh tốc độ truyền dữ liệu giữa một con bồ câu đưa thư và mạng Internet ADSL. Kết quả cuối cùng khiến nhiều người phải bất ngờ. Năm 2009, để châm biếm tốc độ truyền dữ liệu của Telkom, nhà cung cấp dịch vụ Internet...