Cách làm đúng và ‘đại kỵ’ khi trẻ bị sốt, cha mẹ biết mà tránh kẻo hại con
Sốt cao khiến trẻ rét run… nhưng lại đắp chăn ấm, hạ nhiệt bằng đá lạnh, lạm dụng vào thuốc, hạ nhiệt thật nhanh… là những sai lầm của nhiều cha mẹ, có thể khiến trẻ bệnh nặng hơn rất nhiều.
Ảnh minh họa: Internet
Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khiến nhiều phụ huynh lo lắng, bối rối không biết xử trí thế nào. Khi trẻ chưa sốt cao tới 385C thì các bạn nên áp dụng các bài thuốc hạ sốt bằng các nguyên liệu tự nhiên cho bé vừa an toàn lại nhanh chóng.
Cho trẻ uống nhiều nước
Uống nước ấm để bổ sung nước, giúp cơ thể thải độc, nhanh hạ sốt. Mẹ không cho trẻ uống nước quá nóng gây bỏng miệng hoặc lạnh gây đau răng hoặc lạnh bụng.
Một cách giúp hạ sốt tại nhà đơn giản là lau mát cho bé bằng nước ấm theo từng bước. Đầu tiên, cởi hết quần áo trẻ, dùng 5 chiếc khăn nhỏ nhúng vào nước ấm, vắt hơi ráo rồi đặt 2 bên nách và 2 bên háng trẻ, chiếc khăn còn lại nhúng nước ấm lau khắp người trẻ.
Nước ấm sẽ bốc hơi, làm giãn mạch máu giúp làm mát cơ thể. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi nhiệt độ của trẻ hạ xuống mức bình thường (37oC). Thông thường, nhiệt độ sẽ hạ trong khoảng 30 – 45 phút.
Ảnh minh họa: Internet
Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát
Trẻ sốt song vẫn chơi đùa linh hoạt, ăn tốt, uống đủ nước và đặc biệt bé đi tiêu, tiểu bình thường, bạn không cần cho bé dùng thuốc.
Cách hạ sốt tại nhà cho trẻ trong trường hợp này là bạn cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng để cơ thể tỏa bớt nhiệt giúp trẻ giảm sốt.
Ngoài ra, bạn có thể cho trẻ dùng miếng dán hạ sốt để giúp con bớt khó chịu.
Hạ sốt bằng rau diếp cá
Lá diếp cá là các vị thuốc trong Đông y. Đặc biệt đều là loại rau dễ kiếm trong đời sống và có công dụng tốt cho sức khỏe, giúp giải cảm và hỗ trợ lưu thông máu.
Khi trẻ bị sốt, lấy lượng nhỏ lá diếp cá giã nhỏ, dùng miếng vải bọc lại và đắp lên trán trẻ. Đắp trong vòng nửa tiếng rồi lấy nước ấm lau sạch. Đây là cách giúp hạ sốt nhanh mà không cần dùng đến thuốc. Cách hạ sốt này có thể áp dụng cho các bé sơ sinh từ 0 – 6 tháng.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: Internet
Hạ sốt bằng hành tây
Hành tây được chứng mình rất hiệu quả trong việc giảm đau và hạ sốt. Khi trẻ có dấu hiệu cảm sốt, bạn nên áp dụng một trong ba cách hạ sốt bằng hành tây:
Hành tây quấn cườm tay trái
Dưới cổ tay trái có các huyệt đạo và đường gân, khi đắp hành tây vào đó sẽ khiến cơ thể giải nhiệt nhanh chóng.
Cách làm như sau, mẹ dùng khăn màn hoặc khăn xô lớn của trẻ bọc 1/4 củ hành tây (thái nhuyễn) và đắp vào tay trái. Nước hành tây thấm xuống các huyệt đạo sẽ giúp bé mau khỏi bệnh.
Sử dụng khoai tây
Khoai tây cắt lát mỏng,đem ngâm trong giấm chừng 10 phút. Sau đó đêm ra đắp lê trán cho trẻ và đặt thêm 1 chiếc khăn lên trên. Chừng 20 phút sau bạn sẽ thấy hiệu quả.
Hạ sốt bằng chanh tươi
Chanh tươi rất tốt trong việc hạ sốt nhanh, đặc biệt phù hợp với trẻ sốt từ 38 độ. Cắt chanh thành các lát mỏng và đắp lên trán, khuỷu tay, chân và dọc sống lưng bé sẽ thấy hiệu quả tức thì.
Tuy nhiên, tránh đắp chanh vào vùng da bị xước hoặc da nhạy cảm tránh khiến trẻ bị ngứa và xót.
Ảnh minh họa: Internet
Những sai lầm khi hạ sốt cho trẻ
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) sốt là một phản ứng tốt của cơ thể với các tác nhân gây bệnh. Thế nhưng khi sốt quá cao, không biết cách hạ sốt lại gây nhiều phiền toái cho trẻ. Dưới đây, TS Dũng liệt kê những sai lầm kinh điển và vô cùng phổ biến của các bà mẹ Việt khi chăm con sốt và cách hạ sốt đúng cách.
Đắp chăn, mặc ấm cho trẻ khi sốt cao đến rét run…
Theo PGS – TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, trẻ em (kể cả người lớn) khi sốt quá cao thì bao giờ người cũng rét run, chân tay lạnh ngắt, thậm chí nhìn thấy vân tím ở chân. Nguyên nhân là khi sốt quá cao sẽ gây hiện tượng co mạch ngoại vi nên có cảm giác lạnh nhưng thực tế nhiệt độ trong người nóng rừng rực, lên đến 40 – 41 độ C.
Vì thế, dù trẻ kêu lạnh, đòi đắp chăn thì bố mẹ cần nhớ nguyên tắc quan trọng là không được đắp chăn vì càng đắp thân nhiệt càng lên cao, càng lạnh. Không được đóng kín cửa mà phải mở cửa, quạt thoáng phòng (không thốc vào người trẻ cho cho thông gió) và dùng thuốc hạ nhiệt để hạ nhiệt độ cơ thể, khi nhiệt độ hạ xuống chân tay trẻ sẽ dần ấm lên và trẻ sẽ hết lạnh.
Ảnh minh họa: Internet
Thúc hạ sốt nhanh
Sốt là triệu chứng thường gặp ở các trẻ mắc bệnh truyền nhiễm, việc theo dõi và chăm sóc trẻ bị sốt, theo dõi cơn sốt, nhiệt độ đóng vai trò quan trọng. Thế nhưng nhiều ông bố mà mẹ đều có chung tâm lý, cứ khi con bị sốt là phải hạ sốt thật nhanh bằng mọi cách: uống thuốc, đặt thuốc ở hậu môn, dùng thuốc kết hợp, khăn ấm lau người, ngâm con vào bồn nước ấm, dán miếng dán lạnh…
“Thúc hạ sốt nhanh cho trẻ là không nên. Vì khi thân nhiệt xuống quá nhanh, đột ngột lại nguy hiểm cho trẻ, do cơ thể không chịu được sự thay đổi quá nhanh. Vì thế, việc giảm sốt chỉ nên thực hiện từ từ. Thông thường thuốc hạ sốt hiện nay sau 30 phút uống bắt đầu có tác dụng, nhiệt độ giảm dần sau 1-2 giờ”, TS Dũng nói.
Không tùy tiện dùng thuốc kết hợp
Cũng có những bà mẹ lại quá lạm dụng thuốc. Sau khi hạ sốt có những trẻ 4 – 6 tiếng mới sốt lại một lần, đủ thời gian dùng thuốc cha mẹ có thể cho con uống tiếp thuốc hạ sốt. Nhưng với các trường hợp sốt vi rút, trẻ sốt lại rất nhanh, 2 – 3 tiếng sau khi uống thuốc hạ sốt đã sốt lại. Lúc này, nếu tiếp tục dùng thuốc thì chưa đủ thời gian (4 – 6 tiếng uống 1 lần). Để tránh nguy cơ này, sau khi trẻ hạ sốt và thấy có dấu hiệu cơn sốt trở lại, thân nhiệt trẻ tăng dần lên thì cha mẹ nên sử dụng biện pháp chườm ấm cho trẻ sẽ giúp hạ sốt (dù lâu hạ hơn dùng thuốc, tác dụng ngắn hơn).
TS Dũng cũng lưu ý, hiện nay, có một dòng thuốc với hoạt chất là ibuprofen cũng có tác dụng hạ sốt, nhưng đó không phải là nhóm thuốc ưu tiên dùng cho trẻ em. Các phụ huynh tuyệt đối không tùy tiện dùng thuốc kết hợp để hạ sốt nhanh cho con.
Chườm lạnh hay tắm ấm?
Tổ chức Y tế thế giới WHO cũng khuyến cáo không hạ nhiệt bằng vật lý, không đắp khăn lạnh, tắm lạnh hay chườm lạnh. Nhiều thí nghiệm cho thấy các biện pháp này chỉ làm trong trường hợp say nóng, say nắng còn sốt do bệnh lý nhiễm khuẩn thì không làm nữa.
Theo đó, nghiên cứu cho thấy các biện pháp chườm lạnh tại chỗ, nếu chỉ chườm từng vùng (trán, nách..) thì thấy không có tác dụng hạ sốt mà có hai yếu tố bất lợi. Thứ nhất, nó khiến trẻ khó chịu thêm. Nhiều trẻ thấy sợ miếng dán lạnh, mỗi lần bị dán lên trán là lập tức khóc inh ỏi, đòi vứt đi. Thứ hai, với những trẻ bị viêm phổi khi sử dụng phương pháp chườm lạnh lại làm tăng việc sử dụng ôxy khiến bệnh phổi nặng thêm.
Ngoài ra, một số bà mẹ để hạ sốt cho con đã lấy nước đá cho vào túi nilong, bọc vải bên ngoài, rồi đặt vào hai bên người bé gần nách.
Điều này là không nên, biện pháp chườm đá bị cấm vì có thể gây bỏng lạnh, khiến trẻ bị suy hô hấp. Trong khi đó thực tế biện pháp này làm co mạch, khiến lỗ chân lông không “mở” để thân nhiệt thoát ra ngoài. Sờ thấy trẻ mát bên ngoài chỉ là cảm giác do đá lạnh mang lại, còn thực tế trẻ vẫn sốt cao.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
100% bán thuốc kháng sinh phải có đơn vào năm 2020
Tăng tỷ lệ tuân thủ việc thực hiện đúng quy định của pháp luật về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, tăng tỷ lệ bán thuốc kháng sinh phải có đơn là mục tiêu của đề án Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020.
Mục tiêu của đề án Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020 nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, nâng cao trách nhiệm của cán bộ y tế, đặc biệt là người kê đơn thuốc và bán lẻ thuốc. Qua đó góp phần giảm tình trạng kháng kháng sinh, lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc không hợp lý.
Cụ thể, đến năm 2020, đạt 100 % kê đơn thuốc đủ nội dung theo quy định của Bộ Y tế về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú đối với cơ sở khám, chữa bệnh công lập, bệnh viện tư nhân và đạt 80 % đối với cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân khác.
Họp báo diễn ra tại Hà Nội ngày 22/11 với nội dung quản lý sử dụng kháng sinh cho tương lai.
Bên cạnh đó cần tăng tỷ lệ thực hiện bán thuốc kháng sinh phải có đơn thuốc. Đến năm 2020, đạt 100% bán thuốc kháng sinh phải có đơn thuốc tại quầy thuốc, nhà thuốc.
Trong thời gian, Bộ Y tế đã tổ chức nhiều hoạt động truyền thông cho cộng đồng, doanh nghiệp, thầy thuốc... về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, tác hại của việc tự ý sử dụng thuốc kê đơn, hậu quả của kháng kháng sinh... Đồng thời, các Sở Y tế tiến hành tập huấn cho người bán lẻ thuốc các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định liên quan đến việc bán thuốc kê đơn...
Bộ Y tế cũng tổ chức nhiều đoàn đi giám sát tiến độ triển khai đề án. Một trong những giải pháp quyết liệt khác được triển khai là kết nối mạng các nhà thuốc. Điều này sẽ giúp kiểm soát xuất xứ, giá cả thuốc được mua vào, bán ra ở mỗi nhà thuốc trên toàn quốc, hạn chế tình trạng bán thuốc cần kê đơn mà không có đơn thuốc...
Từ năm 2020 sẽ triển khai hoạt động kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn trên toàn quốc.
Bộ Y tế đi kiểm tra giám sát việc hiện đề án tại TP Hồ Chí Minh.
Thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh có vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên thuốc có những tác dụng phụ, nếu sử dụng không đúng cách hoặc tự ý sử dụng sẽ gây ra những hậu quả ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Chẳng hạn kéo dài thời gian điều trị, gia tăng tỷ lệ tử vong của bệnh nhân, tăng chi phí điều trị, đặc biệt là gia tăng tình trạng kháng kháng sinh.
Trong ngành y tế, đơn thuốc có ý nghĩa rất quan trọng. Một đơn thuốc được ghi nội dung đúng theo quy định, các thuốc được kê hợp lý, ghi tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic), hàm lượng, cách dùng, liều dùng... sẽ giúp giảm thiểu sự nhầm lẫn, sai sót trong cấp phát, sử dụng, tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị cho bệnh nhân.
Tình trạng chưa tuân thủ đầy đủ quy chế kê đơn thuốc ngoại trú đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt các nước đang phát triển. Nghiên cứu của Sanchez (2013) ở Tây Ban Nha cho thấy có tới 1.127 lỗi kê đơn đã xảy ra trong tổng số 42.000 đơn thuốc, trong đó phổ biến nhất là lỗi đơn không đọc được (26%).
Ngoài ra, lạm dụng thuốc và lạm dụng kháng sinh, thuốc tiêm, vitamin được đề cập tại nhiều quốc gia.
Tại Việt Nam, nhằm tăng cường giám sát hoạt động kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản pháp quy quy định hoạt động này. Hiện nay, hầu hết các bệnh viện đã áp dụng và triển khai việc thực hiện việc kê đơn điện tử đã giảm được nhiều sai sót trong việc kê đơn thuốc cho bệnh nhân ngoại trú.
Tuy nhiên, thực trạng kê đơn và sử dụng thuốc ở Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới. Đó là tình trạng lạm dụng kháng sinh, thuốc tiêm, vitamin, kê quá nhiều thuốc cho một đơn thuốc. Việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, vẫn còn tình trạng kê đơn theo tên thương mại đối với trường hợp thuốc không có nhiều hoạt chất...
Bên cạnh đó, vấn đề kháng thuốc kháng sinh ở Việt Nam ngày càng trở nên trầm trọng, đáng báo động, nhiều vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh.
Việc bán thuốc kê đơn mà không có đơn còn phổ biến. Hiện nay, đã có nhiều các văn bản quy định về bán thuốc kê đơn được ban hành và phổ biến, thậm chí hành vi bán lẻ thuốc mà không có đơn thuốc còn là hành vi bị nghiêm cấm. Tuy nhiên, việc chấp hành và thực hiện của các cơ sở bán lẻ thuốc chưa nghiêm. Công tác hậu kiểm còn nhiều hạn chế.
Ngoài ra, chế tài xử phạt vi phạm chưa đủ sức răn đe. Theo quy định đối với hành vi bán lẻ các loại thuốc phải kê đơn mà không có đơn thuốc bị xử phạt từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Thực hiện Đề án sẽ góp phần giảm tỷ lệ kê đơn thuốc không đúng quy định, giảm tỷ lệ mua thuốc kháng sinh mà không có đơn thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc.
Hà An
Theo Dân trí
Người đàn ông nguy kịch vì ăn nhộng tằm Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí vừa tiếp nhận cấp cứu 1 trường hợp bệnh nhân tình trạng tiên lượng rất nặng sau khi ăn nhộng tằm. Theo đó, bệnh nhân T. V. B. 48 tuổi, trú tại Lưu Kỳ - Thủy Nguyên - Hải Phòng nhập viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí ngày 3/12 trong tình trạng...