Cách làm chả lụa kho tiêu, trứng và thịt hao cơm, thơm ngon hấp dẫn
Chả lụa không chỉ được ăn trực tiếp mà còn được chế biến thành món kho hấp dẫn. Vào bếp ngay cùng tìm hiểu thêm cách làm chả lụa kho tiêu, trứng và thịt đơn giản nhé!
Nguyên liệu làm Chả lụa kho tiêu
Chả lụa 300 gr
Tỏi băm 2 muỗng cà phê
Hành lá 3 nhánh
Đường cát vàng 1/2 muỗng canh
Nước mắm 1 muỗng canh
Bột ngọt 1/3 muỗng cà phê
Bột nêm 1/2 muỗng cà phê
Tương ớt 1 muỗng canh
Dầu ăn 1 muỗng canh
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Chả lụa kho tiêu
1
Sơ chế nguyên liệu
Chả lụa mua về, bạn dùng dao cắt thành khúc dài vừa ăn (hoặc tùy theo sở thích của bạn). Còn hành lá rửa sạch, cắt nhỏ và để riêng phần đầu hành.
2
Pha nước sốt
Bạn cho vào chén gồm các nguyên liệu: 1/2 muỗng canh đường cát vàng, 1 muỗng canh nước mắm, 1/3 muỗng cà phê bột ngọt, 1/2 muỗng cà phê bột nêm, 1 muỗng canh tương ớt và 3 muỗng canh nước lọc, khuấy đều.
Lưu ý: Đường cát vàng sẽ giúp món ăn có màu sắc đẹp hơn, nếu không có bạn cũng có thể thay bằng đường cát trắng nhé!
3
Kho chả
Đặt nồi lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu ăn để phi thơm đầu hành lá cắt nhỏ và tỏi băm. Sau đó, bạn cho hết phần chả (đã cắt) vào nồi để chiên hơi rám vàng trên ngọn lửa vừa.
Tiếp đó, bạn trút phần nước sốt vào nồi, đảo đều và đậy nắp khoảng 5 phút, vặn lửa nhỏ.
Video đang HOT
Bạn mở nắp, cho thêm ít nước (khoảng 1/2 chén nước lọc), kho chả cho đến khi nào sệt như ý muốn và nêm lại theo khẩu vị của bạn.
Cuối cùng, rắc tiêu và hành lá cắt nhỏ trước khi tắt bếp.
4
Thành phẩm
Chả lụa kho tiêu có màu nâu cánh gián đẹp mắt cùng với vị mặn ngọt đậm đà của nước kho thấm sâu vào bên trong miếng chả lụa dai giòn, vị thơm của tiêu. Bạn có thể ăn chả lụa kho tiêu với cơm nóng hoặc bánh mì nóng đều rất ngon.
2 cách làm chân giò hầm ngũ vị và hầm đậu phộng thơm ngon, bổ dưỡng
Không chỉ là món kho giàu dưỡng chất và dễ chế biến, chân giò hầm còn được nhiều người ưa thích bởi hương vị thơm ngon và màu sắc bắt mắt.
1. Chân giò hầm ngũ vị
Nguyên liệu làm Chân giò hầm ngũ vị
Chân giò 700 gr
Lá nguyệt quế 6 lá
Hoa hồi 6 cái
Quế 2 cây
Tỏi 2 tép
Hành tím 2 củ
Gừng 1 củ
Nước dừa 500 ml
Nước tương 2 muỗng canh
Dầu hào 1 muỗng canh
Rượu gạo 2 muỗng canh
Nước cốt chanh 2 muỗng cà phê
Đường nâu 2 muỗng canh
Hạt tiêu 1/2 muỗng cà phê
Hạt nêm 1 muỗng cà phê
Muối 2 muỗng cà phê
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Chân giò hầm ngũ vị
1
Sơ chế giò heo
Để làm sạch và khử mùi hôi, chân giò khi mua về bạn nên cạo sạch lông còn sót lại, sau đó dùng 2 muỗng canh nước cốt chanh (hoặc giấm, rượu) chà sát lên bề mặt giò heo, để yên khoảng 3 - 5 phút sau đó rửa sạch lại bằng nước lạnh.
Bắc nồi lên bếp, cho vào phần giò heo đã rửa sạch và lượng nước ngập phần giò heo cùng 2 muỗng cà phê muối. Trụng giò heo trong nước sôi trong khoảng 2 - 3 phút rồi rửa sạch lại với nước lạnh rồi để ráo.
2
Ướp giò heo
Cho phần giò heo đã ráo nước vào tô ướp với 2 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh dầu hào và 1 muỗng cà phê hạt nêm.
Trộn đều hỗn hợp và để yên trong khoảng 15 phút để giò heo thấm gia vị.
3
Rang nguyên liệu
Bắc chảo lên bếp, cho vào chảo 6 lá nguyệt quế, 2 cây quế, 6 cái hoa hồi, 2 tép tỏi đã cắt lát, 2 củ hành tím, 1 củ gừng cắt lát và 1/2 muỗng cà phê hạt tiêu rồi rang lên cho dậy mùi.
4
Hầm giò
Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi phần giò heo đã được ướp rồi cho tiếp hỗn hợp vừa rang trong chảo vào cùng 2 muỗng canh đường nâu, 2 muỗng canh rượu gạo và 500ml nước dừa.
Hầm giò heo trên lửa vừa trong khoảng 2 tiếng cho đến khi thịt giò mềm đều và có màu cánh gián. Nếm nếm gia vị sao cho vừa ăn trước khi tắt bếp.
Lưu ý: Trong quá trình hầm chân giò bạn nên quan sát nếu thấy nước cạn thì cho thêm nước lọc hoặc nước dừa vào rồi đảo đều lên để giò có thể chín đều.
5
Thành phẩm
Chân giò heo dai dai đi kèm với đó là màu sắc bắt mắt cùng hương thơm ngây ngất từ các loại thảo mộc, chắc hẳn món ăn đậm vị này sẽ khiến bạn phải thích thú đấy.
2. Chân giò hầm đậu phộng
Nguyên liệu làm Chân giò hầm đậu phộng
Chân giò 500 gr
Đậu phộng sống 100 gr
Muối 2 muỗng cà phê
Bột canh 1 muỗng canh
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Chân giò hầm đậu phộng
1
Sơ chế giò heo
Đậu phộng sống ngâm với nước 30 phút trước khi chế biến.
Để sơ chế chân giò sạch và không hôi, khi mua về bạn cạo phần lông còn sót lại và chặt khúc vừa ăn.
Bắc nồi lên bếp, cho vào phần giò heo đã rửa sạch và lượng nước ngập phần giò heo cùng 2 muỗng cà phê muối.
Đun chân giò trong khoảng 2 - 3 phút rồi rửa sạch lại với nước lạnh rồi để ráo.
2
Hầm giò heo với lạc
Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi phần chân giò đã được sơ chế cùng với một lượng nước lọc sao cho nước xâm xấp mặt chân giò và 100gr đậu phộng sống. Đậy nắp nồi và đun hỗn hợp trong khoảng 40 - 50 phút.
Tiếp theo, cho vào 1 muỗng canh bột canh và tiếp tục đun thêm 10 - 15 phút.
Dùng đũa đâm vào phần thịt giò, nếu thấy phần thịt giò đã mềm và dễ đâm, cắn thử thấy đậu phộng đã bùi thì tắt bếp.
Trước khi tắt bếp nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn.
3
Thành phẩm
Với cách làm đơn giản và không tốn thời gian, chân giò hầm đậu phộng với chân giò dai dai cùng đậu phộng thơm mềm, không chỉ là món ăn dinh dưỡng mà còn khiến gia đình bạn phải suýt xoa trước hương vị thơm ngon này đấy.
2 cách làm cá khoai kho tiêu và kho rau răm thơm ngon đậm đà Những dịp thời tiết se lạnh như thế này mà được quay quần bên gia đình thưởng thức món kho cay cay, nóng hổi thì còn gì bằng. 1. Cá khoai kho tiêu Nguyên liệu làm Cá khoai kho tiêu Cá khoai 400 gr Ớt băm 1 muỗng cà phê Tỏi băm 1 muỗng cà phê Nước mắm 3 muỗng cà phê Bột...