Cách làm bột vỏ bánh trung thu mềm ngon, ăn hoài không chán
Cách làm bột vỏ bánh trung thu đúng chuẩn sẽ cho ra một chiếc bánh trung thu có lớp vỏ vừa mềm, ẩm vừa, không quá ngọt, khô màu vàng nâu bóng hấp dẫn.
Khi cho ra lò chiếc bánh trung thu bảo các tiêu chuẩn vỏ bánh trên, thì bạn đã thành công đến 70% rồi đấy. Hôm nay, Webnauan.vn sẽ giới thiệu với bạn các bước làm bột vỏ cho bánh trung thu đạt chuẩn nhé.
1. Hướng dẫn làm bột vỏ bánh trung thu mềm ngon đạt chuẩn
1.1. Nguyên liệu làm bột vỏ bánh trung thu
Để làm bột vỏ bánh trung thu mềm ngon đúng cách, bạn chuẩn bị các nguyên liệu sau:
240 gr bột mì. Bột mì quyết định phần lớn đến chất lượng của vỏ bánh. Tùy theo sở thích, bạn có thể chọn loại bột làm bánh trung thu phù hợp. Nếu chọn bột làm bánh ngọt, bột mì số 8 thì sẽ cho vỏ bánh mềm. Ngược lại, bột mì đa dụng hay bột làm bánh mì sẽ cho vỏ cứng, khô hơn.160 gr nước đường bánh nướng30 gr dầu đậu phộng hoặc dầu ăn thông thường1 lòng đỏ trứng gà10 gr (khoảng 2 thìa cà phê đầy) bơ đậu phộng1/4 thìa cà phê ngũ vị hương
Lưu ý: Để vỏ bánh lên màu đẹp, bạn nên nấu nước đường làm bánh trung thu càng sớm càng tốt.
Nấu nước đường cho bánh trung thu nướng. Ảnh Internet
1.2. Cách làm bột vỏ bánh trung thu ngon hoàn hảo
1.2.1. Cách trộn bột mì làm vỏ bánh nướng trung thu
Rây bột vào âu.Dùng thìa vét bột, tạo một lỗ tróng ở giữa âu. Cho lần lượt các nguyên liệu còn lại vào phần trống này.Dùng thìa khuấy đều nhẹ nhàng theo hình xoắn ốc từ phần lỏng ở giữa ra ngoài, để hòa quyện tất cả các nguyên liệu.Khuấy các nguyên liệu với nhau cho hòa tan hoàn toàn. Sau đó, dùng tay nhào bột nhẹ nhàng tạo thành một khối mịn dẻo. Bột mới trộn xong sẽ mềm và hơi ướt, nhưng khi được ủ thì bột sẽ ráo hơn. Nếu bột bị khô, không mịn dẻo, thì bạn có thể cho thêm dầu ăn hoặc nước đường để làm mềm.Dùng nilong bọc thực phẩm bọc kín khối bột trên lại. Cho bột nghỉ 30-45 phút.1.2.2. Chuẩn bị nhân và dụng cụ đóng bánh
Dùng cân chia nhân thành các phần nhỏ, vo tròn. Bạn có thể chia nhân theo tỉ lệ nhân và vỏ là 2:1. Tức là, cứ 2 phần nhân bánh thì dùng 1 phần vỏ bánh. Ví dụ: bạn chia nhân là 50gr thì phần vỏ là 25 gr.
Khi đã chia theo đúng tỉ lệ thì bạn vo nhân và vỏ thành viên tròn. Các dụng cụ đóng bánh bao gồm:
Khuôn bánh trung thu
Mặt phẳng sạch để đóng bánh và cán bột
Cây cán bột
Một bát nhỏ bột mì (khoảng 15 gram)
Một bát nhỏ đựng dầu ăn để chống dính khuôn, chổi quét dầu ăn
Khay nướng – bạn nên chọn khay có màu sáng để giảm hấp thụ nhiệt làm ảnh hưởng đến bánh.
Video đang HOT
1.2.3. Bọc lớp bột vỏ với nhân và đóng bánh
Khi bột đã ủ xong sẽ ráo, dẻo và mịn thuận lợi cho việc đóng bánh.
Bọc nhân bánh trung thu : Rửa sách tay và lau khô. Để không bị dính tay, bạn xoa đều hai tay vào bột mì đã chuẩn bị, rồi phủi bớt bột. Dùng cây cán bột nhẹ nhàng cán dẹt viên bột làm vỏ bánh thành hình tròn, phần mép bột hơi day hơn so với phần giữa. Chú ý, bạn nên cán vừa tay – không quá mỏng hay quá dày. Cũng không nên cán quá rộng, chỉ cán đủ diện tích để bao 2/3 khối nhân lại là được.
Bọc nhân bánh trung thu và miết thành viên tròn. Ảnh Internet
Bọc nhân và đóng bánh: Đặt viên nhân vào giữa, nhẹ nhàng áp vỏ bột với nhân. Bạn bắt đầu từ phần dưới đáy của viên nhân lên trên. Dùng tay miết và kéo cho bột bao trọn viên nhân. Miết cho kín và mờ các vết dính mép bột. Làm tương tự cho đến hết phần nhân và vỏ còn lại.Đóng khuôn: Dùng chổi thấm dầu ăn vào khuôn để chống dính (dùng với lượng ít vừa đủ thôi nhé). Cho viên bánh vào khuôn, ép nhẹ cho viên bánh dàn đều khuôn. Nếu dùng khuôn lò xo, thì đặt khuôn ngay ngắn trên mặt bàn. Tay trái giữ chặt khuôn, tay phải ép mạnh xuống, rồi nhẹ nhàng nhấc khuôn ra khỏi bánh. Cách làm bột vỏ bánh trung thu này sẽ giúp cho khuôn không bị dịch chuyển, bánh đóng được sắc nét.
1.2.4. Nướng bánh trung thu
Bật lò nướng 180 – 190 độ C trước 10-15 phút khi nướng, để đến khâu cho bánh vào nướng thì đã đủ độ nóng cần thiết. Với nhiệt độ này, nếu bánh có trọng lượng 50 – 75 gram, thì nướng trong khoảng 5 – 7 phút. Còn bánh 100 – 125 gram thì nướng từ 8 – 10 phút. Sau đó, lấy bánh ra, xịt nước lên khắp mặt bánh. Để khoảng 5 đến 10 phút sau cho bánh nguội bớt.
Trong khi đợi bánh nguội, bạn chuẩn bị hỗn hợp để quét bánh:
1 lòng đỏ trứng gà
1/2 lòng trắng trứng
1-2 thìa cà phê sữa tươi không đường
1/2 -1 thìa cà phê dầu vừng
1-2 giọt mau thực phẩm màu đỏ, hoặc
1/2 thìa cà phê mật ong/ nước đường.
Trộn đều các nguyên liệu trên lại với nhau lọc qua rây. Sau khi bánh đã nguội, thì dùng cọ mềm quét hỗn hợp trứng lên mặt bánh. Quét một lớp vừa phải nhé, nếu không, bánh sẽ bị mất hoa văn.
Phết trứng lên bánh trung thu giúp bánh nướng lên màu. Ảnh Internet
Tiếp tục cho bánh vào lò nướng ở nhiệt độ 190 – 200 độ C trong khoảng 5 – 7 phút nữa. Sau đó, lấy bánh ra, lặp lại thao tác xịt nước, đợi khô và quét trứng. Bánh sau khi nướng xong, thì để cho nguội qua 24 giờ sau sẽ lên màu vàng nâu bóng hơn, các hoa văn cũng xuất hiện rõ nét. Cuối cùng, cho bánh vào túi ni long chống ẩm để bảo quản được tốt hơn, đồng thời, không ảnh hưởng đến chất lượng bánh.
2. Mẹo kỹ thuật xử lý khi làm bột vỏ bánh trung thu
Khi nấu nước đường cho bánh trung thu : Bạn nên lưu ý không khuấy nước đường trong quá trình nấu và hót bọt để nước đường được trong.Trước khi đóng bánh, trường hợp bạn thấy bột quá khô, thì cho thêm chút dầu ăn hoặc nước đường. Ngược lại, nếu bột quá mềm, thì bạn cho thêm bột mì để đảm bảo bột khi cán bánh mềm dẻo không quá mềm, cũng không cứng.Không nên cho quá nhiều bánh vào một khay nướng, bánh sẽ không chín đều.Không nướng bánh quá lâu, mặt bánh sẽ bị nứt. Để làm bánh trung thu nướng không bị nứt , bạn cần canh nhiệt độ và thời gian nướng bánh phù hợp.Quét nước đường đều, vừa phải, không lạm dụng khiến vỏ bánh bị cháy và dính tay.3. Tiêu chuẩn làm bột vỏ bánh trung thu đạt chuẩn
Cách làm bột vỏ bánh trung thu chỉ gồm các bước rất đơn giản, nhưng cho ra thành phẩm có giá trị dinh dưỡng khá cao. Vì làm từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau nên bánh trung thu cũng thừa hưởng được nhiều thành phần dinh dưỡng đa dạng. Cụ thể, vỏ bánh cung cấp lượng lớn tinh bột, năng lượng giúp cơ thể duy trì các hoạt động thường ngày hiệu quả.
Vỏ bánh trung thu dẻo mềm. Ảnh Internet
Vỏ bánh nướng đạt yêu cầu là mặt và đáy bánh vàng, khô ráo. Không những thế, hoa văn trên bánh phải rõ ràng, không bị mất nét, thành bánh đục. Bánh khi ăn cho vị dẻo, mềm, chứ không quá ngọt hay béo, không nghe mùi bột là đạt chuẩn. Thử tưởng tượng mình vừa trò chuyện, vừa thưởng thức bánh và trà giữa không khí ấm áp quây quần cùng gia đình trong ngày Tết đoàn viên, thì còn gì tuyệt vời bằng, phải không nào!
Để làm bánh trung thu ngon hoàn hảo, không thể bỏ qua khâu làm vỏ bánh. Để hoàn thiện phần vỏ bánh đạt tiêu chí thơm ngon, thì đòi hỏi người làm bánh phải tỉ mỉ từ khâu trộn bột, đến khâu nướng bánh. Khá công phu và cầu kì, nhưng với cách làm bột vỏ bánh trung thu trên đây, hi vọng đã giúp chị em làm thế nào để làm được lớp vỏ bánh đạt chuẩn – bao trọn hương vị tình thân trong ngày Tết đoàn viên này.
Cách nướng bánh Trung thu không bị nứt bí quyết thú vị không phải ai cũng biết
Cách nướng bánh Trung thu không bị nứt đòi hỏi các bạn phải tỉ mỉ ngay từ những khâu chọn nguyên liệu của quá trình làm bánh.
Đối với những ai chỉ vừa tập tành học nghề chắc hẳn vẫn còn khá bối rối khi mẻ bánh ra lò rạn vỡ, không như kỳ vọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn khắc phục điều này với những bí quyết "vi diệu" không phải ai cũng biết.
1. Cách nướng bánh Trung thu không bị nứt cần lưu ý những điểm nào?
Cách nướng bánh Trung thu không bị nứt hiệu quả nhất là tuân thủ các bí quyết như sau.
1.1. Trứng phải để ở nhiệt độ phòng khi làm bánh
Không sử dụng trứng còn đang lạnh (trứng vừa lấy trong tủ lạnh ra). Bởi vì, khi làm bánh bằng trứng này, bánh sẽ bị xẹp, không được xốp mịn. Bạn nên lấy trứng ra khỏi tủ lạnh, để ở nhiệt độ phòng khoảng 1 tiếng trước khi làm bánh.
1.2. Cân chỉnh lượng bột vỏ bánh
Cách nướng bánh trung thu không bị nứt tốt nhất là trước khi trộn bột, phải sử dụng cân hoặc các dụng cụ cân đo nguyên liệu. Mục đích là để có được một lượng bột chính xác theo công thức. Bột làm vỏ bánh trung thu nướng quá đặc thì bánh sẽ bị khô. Ngược lại, bột quá loãng thì khi nướng xong, bánh sẽ bị xẹp.
1.3. Đặt bánh nướng đúng vị trí
Bánh được nướng ở rãnh giữa của lò sẽ đều nhiệt. Không nên để khuôn bánh nướng trung thu chạm vào thành lò nhé. Bởi vì, nhiệt độ lúc đó không đủ chuẩn cũng sẽ khiến bánh bị nứt mặt.
Dàn bánh lên khay thật ngay ngắn rồi đặt vào giữa lò nướng. Ảnh Internet
1.4. Xoay khuôn bánh trong quá trình nướng
Thời gian nướng bánh trung thu bao lâu hợp lý nhất thường kéo dài từ 15 phút trở lên. Khi nướng, bạn hãy xoay khuôn bánh sao cho vỏ chiếc bánh nào cũng được chín đều. Mục đích là để tránh trường hợp bánh có sống, chưa vàng, có chỗ bị cháy. Khi xoay khuôn, bạn nhớ phải thật nhanh tay để tránh việc chênh lệch nhiệt độ khi cửa lò mở. Đây là cách nướng bánh trung thu không bị nứt giúp khắc phục tình trạng bánh bị xẹp, phồng lẫn lộn.
1.5. Quét hỗn hợp trứng hợp lý
Dùng cọ sợi nhỏ loại thiếc (hoặc cọ quét sơn) dùng tốt hơn cọ silicon sợi to (cọ silicon chỉ dùng quét khuôn là tốt nhất). Quét trứng sau khi đã nướng tái, lúc này mặt bánh đã có tia vàng. Quét trứng lúc mặt bánh khô, ko dính nước. Nếu bánh còn ướt mặt mà đã quét trứng thì mặt bánh sẽ không sắc nét, không bóng đẹp.
Quét hỗn hợp trứng trên bề mặt bánh ở lượng nhất định sẽ không lo bị nứt. Ảnh Internet
Trứng chỉ quét một lớp thật mỏng, quét dày quá sẽ tạo bong bóng trên mặt bánh. Cách nướng bánh trung thu không bị nứt tốt nhất nên quẹt loại bỏ bớt phần hỗn hợp nước trứng vào thành bát trước khi quét lên bánh. Thông thường, mỗi mẻ bánh cần 2 lần quét là đủ.
1.6. Làm nóng lò nướng
Để nhiệt độ trong lò nướng bánh trung thu đạt chuẩn, đúng với nhiệt độ để làm chín bánh và tránh việc thay đổi nhiệt độ có thể dẫn đến việc bánh chín không đều, làm cho bánh xẹp và lõm bề mặt, bạn nhất thiết phải làm nóng lò ít nhất 10 phút trước khi nướng. Đồng thời, điều chỉnh nhiệt độ nướng bánh trung thu ở mức đạt chuẩn để làm nóng lò phù hợp.
2. Một số yếu tố khác quyết định đến chất lượng nướng bánh Trung thu
2.1. Nhân bánh
Bánh dạng nhân thập cẩm thì các bạn nên tìm mua ở những nơi cửa hàng uy tín. Thông tin sản phẩm thuộc về thương hiệu nổi tiếng đảm bảo an toàn thực phẩm mới đảm bảo quy trình cách nướng bánh trung thu không bị nứt. Bạn cũng có thể tự tay làm tất cả nguyên liệu cho nhân bánh trung thu từ mỡ heo, chà bông gà, lạp xưởng, trứng muối...
Tuy làm nhân thập cẩm tốn khá nhiều thời gian nhưng hương vị lại cực kì hấp dẫn. Ảnh Internet
Với nguyên liệu làm bánh nướng trung thu nhân đậu xanh thì cần canh chỉnh thời gian ngâm đậu phù hợp. Bạn nên ngâm đậu trước đó một đêm, hoặc nếu có thể ngâm nước nóng để đậu nhanh chín khi hấp. Lượng đường trộn trong đậu cần cho vào sớm, hoặc khi sên, đảo đều để đường được tan vào đậu. Tương tự với dầu ăn, dầu ăn cũng cho vào từ sớm khi hỗn hợp nhân còn lỏng, tránh hiện tượng chảy ngược dầu.
2.2. Nước đường làm vỏ bánh nướng
Sử dụng nước đường vừa phải để cho thành phẩm vị ngon, đẹp mắt nhất. Nếu nấu nước đường làm bánh trung màu, bánh sẽ khô và cháy. Ngược lại, nước đường lạt làm bánh dễ bị nhão và chảy xệ. Nước đường càng mới thì bánh càng dễ nhão. Nếu xảy ra vấn đề nước đường bị đọng hạt li ti trong quá trình nấu, dùng muỗng khuấy cho tới khi đường tan hẳn đi. Nước đường để lâu, màu vỏ bánh trông sắc nét hơn.
Nên nấu nước đường từ nhiều ngày trước khi trộn bột vỏ bánh để tạo độ sẫm màu cánh gián đúng chuẩn. Ảnh Internet
2.3. Bánh khô cứng hoặc bị ướt khi nướng
Bánh nướng bị khô nguyên nhân là do bạn nướng bánh quá kỹ hoặc nướng bánh ở nhiệt độ lò quá cao. Phần nhân và phần bánh ít dầu, hoặc dầu chưa ngấm được vào phần nhân cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Ngoài ra, nếu trộn bột làm bánh nướng trung thu tỷ lệ quá chênh lệch với nhân cũng khiến mặt bánh dễ nứt.
Trường hợp chỉ phần vỏ bánh bị cứng thôi, thì bạn phải xem lại phần nước đường quá đặc. Hãy vặn nhiệt độ nướng bánh khác nhau tùy theo kích thước, trọng lượng của mỗi chiếc bánh, tỷ lệ vỏ bánh với nhân bánh. Đây cũng chính là bí quyết cách nướng bánh trung thu không bị nứt mà bạn cần lưu ý.
Nhiệt độ nướng bánh lần 1 thường là 180 - 190 độ C là tốt nhất. Ảnh Internet
Cách làm bánh trung thu nướng mới ra lò sẽ cho thành phẩm hơi cứng như bánh quy. Để 2-3 tuần, lớp dầu của nhân bánh ngấm vào phần vỏ sẽ khiến bánh mềm, ngon. Còn nếu khi nướng bánh xong lấy ra, bánh có vỏ mềm liền thì duy trì đến 2-3 ngày là bánh sẽ bị ướt ở vỏ, tức là chưa đạt. Ngoài ra, chúng ta thường xịt thêm nước vào các lần nướng vừa phải. Nếu bạn xịt nhiều nước quá cũng khiến bánh bị ướt đấy.
Cách nướng bánh Trung thu không bị nứt yêu cầu kết hợp nhuần nhuyễn từng giai đoạn như Webnauan.vn vừa trình bày ở trên. Bạn cứ nhẫn nại chế biến, đừng quá vội vã mà sinh ra những sơ sót đáng tiếc. Chúc các bạn thực hiện những mẻ bánh đầu tiên thật thành công để làm quà trao gởi yêu thương đến người thân vui lễ đoàn viên nhé!
Cách làm bánh trung thu trà xanh đơn giản độc đáo Tết trung thu đã đến gần có điều gì tuyệt vời hơn khi tự tay chúng ta làm những chiếc bánh thơm ngon cho cả gia đình thưởng thức. Có rất nhiều loại bánh trung thu như bánh thập cẩm truyền thống, bánh đỗ xanh, bánh trung thu nhân trứng muối...Các bạn đã trổ tài làm bánh trung thu trà xanh chưa? Hôm...