Cách làm bánh khọt Vũng Tàu thơm ngon béo ngậy hấp dẫn đơn giản
Món bánh khọt – đặc sản Vũng Tàu nức tiếng luôn làm nhiều thực khách say mê bởi hương vị hấp dẫn, thơm ngon và béo ngậy. Hãy vào bếp thực hiện ngay món chiên giòn tan thơm ngon này nhé!
Nguyên liệu làm Bánh khọt Vũng Tàu
Bột bánh khọt 200 gr \
Nước cốt dừa 400 ml
Tôm thẻ 300 gr
Mực 300 gr
Nước cốt chanh 2 muỗng cà phê
Hành lá 50 gr (cắt nhỏ)
Tỏi băm 2 muỗng cà phê
Rau thơm 1 ít
Ớt băm 2 muỗng cà phê
Nước mắm 2 muỗng canh
Đường 4 muỗng cà phê
Dầu ăn 1 ít
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua mực tươi ngon
Video đang HOT
Quan sát màu trên thân mực, nếu thân mực ở phần màu nâu có màu nâu tím sậm, và phần thân màu trắng có màu đục như sữa, thì đó là mực ngon và tươi.
Kiểm tra độ tươi ngon bằng cách dùng tay ấn vào thân mực, nếu bạn cảm nhận được phần thịt săn chắc và có độ đàn hồi thì đó là mực tươi ngon đấy, ngược lại, nếu thân mực mềm nhão, dùng tay nhấn thấy bị lõm và lâu đàn hồi thì đó là mực không tươi.
Cách chọn mua tôm tươi ngon
Bạn nên chọn mua tôm sống với lớp vỏ ngoài trong suốt, có mùi nước biển đặc trưng chứ không tanh.Phần đầu tôm dính chặt vào thân, đuôi tôm xếp lại với nhau, thân hình tôm thẳng hoặc chỉ hơi cong nhẹ thì là tôm còn tươi ngon.
Nếu mua tôm đông lạnh thì bạn phải chọn mua tôm còn nguyên các bộ phận, sờ vào có cảm giác căng, mềm dẻo tự nhiên (để tránh mua phải tôm bị bơm thạch làm tăng trọng lượng) và không có mùi tanh, ươn.
Không nên chọn mua những con tôm có những đốm đen bên dưới vỏ, thân hình tôm cong tròn, đuôi tôm xòe ra vì đây là những con tôm đã bị bơm nước, kém chất lượng, khi ăn thịt tôm sẽ không ngọt ngon.
Dụng cụ thực hiện
Khuôn bánh khọt, bếp, dao, thớt, muỗng,…
Cách chế biến Bánh khọt Vũng Tàu
1
Sơ chế tôm mực
Mực mua về, rút lấy phần đầu mực, rút bỏ nhẹ nhàng phần túi mực để tránh làm vỡ túi, xương sống, rửa thật sạch dưới vòi nước nếu làm vỡ túi mực.
Cắt bỏ phần mắt mực và khối tròn cứng ở giữ đầu mực hay còn được gọi là răng mực. Sau đó rửa lại với nước sạch rồi cắt khoanh.
Tôm mua về lột vỏ, rút chỉ, bỏ đuôi rồi lấy thịt, sau đó xé nhỏ thịt.
2
Pha bột bánh khọt
Trộn bột bánh khọt với 400ml nước cốt dừa, 50gr hành lá cắt nhỏ, khuấy đều và để bột nghỉ khoảng 5 – 10 phút.
3
Pha nước chấm
Trộn đều 2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh nước lọc, 4 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê nước cốt chanh, khuấy đều cho đường tan rồi cho 2 muỗng cà phê tỏi băm và 2 muỗng cà phê ớt băm vào.
4
Đổ bánh
Chuẩn bị một khuôn đổ bánh khọt, cho khoảng 1 muỗng cà phê dầu ăn vào mỗi khuôn, khi dầu nóng thì từ từ đổ bánh vào khuôn, cho 1 con tôm hoặc mực lên mỗi khuôn, đậy nắp lại và chiên khoảng 3 phút trên lửa vừa đến khi vàng, sau đó gắp ra.
Mách nhỏ: Để bánh giòn hơn bạn đổ ngập dầu khi đổ bánh.
5
Thành phẩm
Món bánh khọt Vũng Tàu nổi bật với mùi thơm, béo ngậy của nước cốt dừa, phần nhân tôm mực thơm ngon, ăn kèm nước chấm đậm đà và rau thơm thì rất tuyệt. Đây là món ăn cực kì phù hợp cho những ngày cuối tuần họp mặt gia đình.
Đến Vũng Tàu nhất định phải thử món bánh thơm giòn, nóng hổi này
Có khi nào đi đến với Vũng Tàu, hãy thử dừng chân và thưởng thức món bánh khọt Vũng Tàu. Món bánh khọt nơi đây từ lâu đã được khách du lịch nhắc đến như một món đặc sản không thể thiếu của miền đất này.
Bánh khọt là một loại bánh được xếp vào hàng dân dã nên nguyên liệu làm ra bánh cũng không có gì là cầu kỳ, khó kiếm. Bánh được làm bằng bột gạo, nhưng khác với các loại bánh làm từ bột gạo khác, bánh khọt chỉ được làm bằng một thứ bột gạo và không pha cùng nước cốt dừa, hay một thứ bột nào khác. Bánh khọt ngon quan trọng nhất vẫn nằm ở khâu pha bột, pha bột để đổ bánh cũng là cả một bí quyết. Bột muốn ngon phải được xay ngay từ tối hôm trước, rồi để bột qua một đêm, có như vậy thì bột không bị nhão, chảy và làm ra chiếc bánh giòn ngon. Thường người bán pha bột gạo và cho một ít bột nghệ vào thau bột gạo để tạo nên cái sắc vàng bắt mắt cho món bánh, cũng có khi người bán để nguyên màu trắng ban đầu của bột.
Nhân bên để bên trên bánh thường có một ít mỡ hành, một ít ruốc (hay có thể thay bằng tôm cháy, hay những con tôm nhỏ đã được xào chính), ngày nay có nơi còn thay đổi khẩu vị cho người ăn bằng cách cho thêm thịt băm hay các loại sò.
Khi phần nguyên liệu đã chuẩn bị xong, bột sẽ được đổ vào khuôn để làm ra những chiếc bánh ngon và giòn. Khuôn đổ bánh là khuôn được làm từ đất nung, khuôn bánh thường có 8 -12 lỗ nhỏ (mỗi lỗ là một chiếc bánh), nhưng ngày nay do nhu cầu phục vụ các thực khách người ta đã có các loại khuôn mới nhiều lỗ hơn, có khuôn lên đến 52 -62 lỗ bánh và được đúc bằng kim loại.
Bột được đổ vào những lỗ nhỏ trong khuôn, đậy nắp lại, chờ cho bánh vừa chín tới, người bán sẽ mở nắp và cho phần nhân vào.Trước tiên là cho tôm, và chờ bánh thực chín rồi rắc lên bánh một ít mỡ hành, tôm chấy. Sau khi sắp bánh lên đầy một dĩa, người bán sẽ dọn lên để mời thực khách thưởng thức. Có nơi người bán bày cả khuôn bánh đang nóng hổi lên bàn, ăn tới đâu thực khách cạy bánh lên tới đó, làm như thế thực khách sẽ thấy thú vị trong khi ăn và khích thích được sự thèm ăn của thực khách.
Ăn kèm với các loại bánh Nam bộ thì không thể thiếu các loại rau. Bánh khọt cũng là một loại bánh không ngoại lệ. Rau dọn chung với bánh có các loại như xà lách, dấp cá, rau thơm và một ít lá cải bẹ xanh... Nước chấm là một món rất quan trọng đối với các món bánh Nam bộ. Nước chấm ăn với bánh khọt lá thường là nước mắm pha sẳn, nước mắm ăn bánh phải được pha ngọt nhưng có hậu mặn và mùi thơm thơm của nước mắm, trong chén nước chấm không thể thiếu một ít ớt và một tí đồ chua.
Gắp một chiếc bánh khọt ngâm vào nước mắm, cho chiếc bánh ngập trong chén nước mắm một chút, lấy một lá cải bẹ xanh to cuốn chiếc bánh lại, cho thêm một ít rau thơm và các thứ ăn kèm vào, cuốn lại, chấm vào chén mắm ớt, để vài cọng đồ chua nằm trên cuốn bánh, cắn một miếng, bạn sẽ cảm nhận hết những gia vị rất dân dã nhưng cực ngon. Thịt tôm bùi bùi, cộng với sự giòn giòn của bột, thơm thơm của mỡ hành, một ít vị chua của đồ chua, mặn của nước mắm hòa vào hương vị đặc trưng của các loại rau... thoáng một cái bạn đã ăn hết chục chiếc bánh bao giờ mà không biết.
Đến Vũng Tàu qua món bánh khọt làm tại nhà Bánh khọt - nghe tên có vẻ kì lạ nhưng thực ra là một món bánh dân dã, bình dị, quen thuộc của các vùng miền Trung. Đặc biệt là bánh khọt ở Vũng Tàu, đây là món đặc sản nức tiếng, làm nhiều thực khách say mê bởi hương vị hấp dẫn, thơm ngon và béo ngậy. Với hình dạng đặc trưng...