Cách làm bánh cốm đậu xanh đơn giản tại nhà
Làm bánh cốm tại nhà, bạn không chỉ tận hưởng niềm vui trong việc bếp núc mà còn đảm bảo được chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bánh cốm đậu xanh là một trong những món bánh truyền thống có hương thơm tinh tế, vị ngọt đậm đà với vỏ bánh làm từ cốm, nhân bánh từ đậu xanh, dừa nạo… Cách làm bánh cốm đậu xanh tại nhà đơn giản hơn hình dùng của nhiều người, bạn có thể thử nghiệm theo hướng dẫn dưới đây.
Nguyên liệu làm bánh cốm đậu xanh
Phần vỏ bánh:
- 200gr cốm tươi
- 100ml nước cốt dừa
- 50gr đường.
Phần nhân bánh:
- 100gr đậu xanh không vỏ
- 50g đường
- Một chút muối
- 1 thìa cà phê hương vani
- 1 thìa cà phê dầu dừa
- Dừa nạo sợi
- Túi bóng kính bọc bánh.
Bánh cốm đậu xanh có thể làm khá đơn giản tại nhà. (Ảnh: Sukie’s Kitchen)
Cách làm bánh cốm đậu xanh tại nhà
Trước tiên, bạn ngâm đậu xanh trong nước ấm khoảng 1-2 giờ để đậu mềm, sau đó vớt ra và để ráo. Tiếp đó, bạn hấp chín đậu xanh rồi dùng máy xay hoặc nghiền nhuyễn.
Cho đậu đã nghiền vào chảo, thêm đường, muối, và dầu dừa, đun trên lửa nhỏ, khuấy đều tay cho đến khi hỗn hợp trở nên dẻo quánh. Cuối cùng, bạn thêm hương vani, dừa nạo và tắt bếp. Để nguội phân nhân và chia thành từng viên nhỏ.
Ngâm đậu xanh và xay đậu xanh làm nhân bánh. (Ảnh: Thủy Bún)
Bước tiếp theo trong quy trình làm bánh cốm đậu xanh là chuẩn bị vỏ bánh. Bạn ngâm cốm vào một bát lớn, thêm nước cốt dừa, đường và dầu dừa, trộn đều. Nếu muốn có màu xanh bắt mắt, bạn có thể cho thêm nước lá dứa ngâm cùng. Để hỗn hợp ngấm trong khoảng 15 phút.
Chuẩn bị chảo chống dính, cho hỗn hợp cốm vào, đun nhỏ lửa và đảo đều tay cho đến khi cốm trở nên dẻo mịn và có thể nắm thành khối.
Video đang HOT
Ngâm cốm và sên vỏ bánh. (Ảnh: Thủy Bún)
Bước cuối cùng là nặn bánh, bạn chia hỗn hợp cốm thành các phần bằng nhau, dàn mỏng từng phần cốm trong lòng bàn tay. Đặt viên nhân đậu xanh vào giữa, khéo léo bọc kín nhân bằng cốm và nắn thành hình tròn hoặc vuông tùy ý.
Nên nặn bánh khi cốm và nhân còn ấm vì lúc này bánh sẽ dễ kết dính và giữ hình dáng hơn.
Trước khi cho bánh cốm đã nặn vào túi bóng kính, bạn có thể quét một chút dầu dừa lên túi để bánh không bị dính và túi. Sau khi gói, bạn để bánh nghỉ khoảng 1-2 giờ trước khi thưởng thức.
Bước cuối cùng là nặn bánh.
Thành phẩm bánh cốm thơm ngon. (Ảnh: Hương Giang)
Bánh cốm tự làm thường không có chất bảo quản, do đó chỉ giữ được trong vài ngày. Nên để bánh trong ngăn mát tủ lạnh và bọc kín để tránh bị khô và mất mùi thơm.
Mỗi người có một khẩu vị khác nhau. Bạn có thể thêm vài giọt tinh dầu hoa bưởi để làm tăng hương thơm đặc trưng cho bánh nhưng không nên lạm dụng vì có thể làm biến đổi hương vị tự nhiên của cốm.
Bánh cốm đậu xanh có vị thơm dịu của cốm tươi, kết hợp hài hòa với nhân đậu xanh ngọt bùi, mang lại cảm giác thú vị khi thưởng thức. Với cách làm đơn giản và nguyên liệu dễ tìm, bạn hoàn toàn có thể tự tay chuẩn bị món bánh độc đáo này để gia đình cùng thưởng thức.
Đến Hà Nội dịp này, dân tình 'sốt xình xịch' với loạt món ăn từ 'thức quà của mùa thu'
Hà Nội trở nên quyến rũ nhất khi tiết trời chuyển sang thu, với ánh nắng vàng dịu dàng và những cơn gió heo may mang theo hương cốm nhẹ nhàng, như gói cả mùa thu vào lòng người.
Mùa thu Hà Nội là thời điểm mà nhiều người chờ đợi và nhớ thương, vì nó mang đến những cảm xúc và hình ảnh vô cùng đặc biệt. Khung cảnh mùa thu ở Hà Nội được bao phủ bởi ánh nắng vàng ươm, tạo nên vẻ hiền hòa và thơ mộng cho thành phố.
Những con phố của Hà Nội trong mùa thu được phủ lớp lá vàng rơi, tạo nên một bức tranh đẹp mắt và lãng mạn. Không khí mùa thu còn được đặc trưng bởi hương lúa non và đặc biệt là hương cốm xanh, một món ăn truyền thống của Hà Nội. Cốm xanh là đặc sản nổi bật của mùa thu, với hương vị thanh mát và ngọt ngào, góp phần làm phong phú thêm trải nghiệm của mùa thu Hà Nội.
Cốm Hà Nội. Ảnh: Hạ Linh
Cốm là món quà dân dã, bình dị nhưng để lại ấn tượng sâu đậm. Thời điểm lý tưởng để thưởng thức cốm chính là vào vụ mùa, kéo dài từ tháng 8 đến tháng 10 âm lịch. Hạt cốm tươi, xanh mang hương thơm nhẹ nhàng và vị ngọt bùi của lúa non khiến ai cũng mê mẩn.
Món cốm xào
Nguyên liệu của món cốm xào
200gr cốm tươi hoặc cốm khô
100gr đường
2 thìa dừa bào sợi
Lá sen hoặc lá nếp
Cách làm món cốm xào
1. Pha đường với một thìa nước lọc, sau đó đun trên bếp cho đến khi nước sôi và đường tan hết, tạo thành hỗn hợp nước đường sánh mịn.
2. Khi nước đường đã sôi, cho cốm vào chảo. Sử dụng đũa hoặc thìa gỗ đảo nhẹ nhàng và đều tay để cốm thấm đều nước đường, tạo nên lớp áo bóng đẹp cho từng hạt cốm.
3. Đặt cốm xào lên đĩa đã lót sẵn lá sen hoặc lá nếp để tăng thêm hương vị và thẩm mỹ. Cuối cùng, rắc dừa bào sợi lên trên để món ăn thêm phần hấp dẫn.
Món kem cốm
Nguyên liệu của món kem cốm
100gr cốm tươi
150ml kem sữa tươi (whipping cream)
150ml sữa tươi không đường
3 thìa sữa đặc
1 bó lá nếp (lá dứa)
1/2 thìa nhỏ muối
Khuôn làm kem
Cách làm món kem cốm
1. Rửa sạch cốm, sau đó ngâm cho mềm. Chia cốm thành hai phần, một phần để nguyên hạt, phần còn lại đem xay cùng với sữa.
2. Rửa sạch lá nếp, cắt nhỏ, rồi cho vào máy xay với một chút nước. Sau đó, vắt lấy phần nước cốt.
3. Cho phần cốm đã chia vào máy xay sinh tố, thêm sữa đặc, sữa tươi, muối và nước cốt lá nếp. Xay đến khi hỗn hợp thật mịn.
4. Đổ kem sữa tươi vào một âu lớn. Sử dụng máy đán.h trứng, đán.h bông kem trong khoảng 5-8 phút tùy theo công suất của máy.
5. Cho hỗn hợp cốm và sữa đã xay mịn vào âu lớn, sau đó thêm kem sữa tươi đã đán.h bông và phần cốm nguyên hạt còn lại. Trộn đều hỗn hợp.
6. Rót hỗn hợp kem vào khuôn làm kem, sau đó đặt khuôn vào ngăn đá tủ lạnh từ 8-9 tiếng cho kem đông lại hoàn toàn.
Món bánh cốm
Nguyên liệu của món bánh cốm
300gr cốm
50gr đậu xanh đã cà vỏ
80gr đường
Vừng rang chín
Bột nếp
Dầu ăn
Nước hoa bưởi
Lá nếp
300ml nước
Cách thực hiện món bánh cốm
1. Ngâm đậu xanh trong nước khoảng 3 tiếng cho nở mềm, sau đó đem hấp chín. Cho đậu xanh vào máy xay sinh tố, thêm một ít nước và 30g đường rồi xay nhuyễn mịn.
2. Nhặt bỏ những hạt cốm xấu, rửa sạch nhẹ nhàng. Ngâm cốm trong nước lạnh khoảng 1 tiếng cho cốm nở mềm.
3. Cho đậu xanh đã xay nhuyễn, dầu ăn và 1/2 phần bột nếp vào chảo chống dính. Đặt chảo lên bếp, sên nhỏ lửa cho đến khi hỗn hợp đậu xanh khô lại. Sau đó, rắc một nửa lượng vừng rang và thêm vài giọt nước hoa bưởi vào, đảo đều. Khi hỗn hợp nhân đã thơm và dẻo, cho ra bát để nguội.
4. Đổ nước, đường và lá nếp vào chảo, đun cho tan đường. Khi đường đã tan, thêm cốm vào và xào ở lửa nhỏ. Đảo liên tục để cốm không bị dính chảo.
5. Xoa dầu ăn vào tay để không bị dính, lấy một ít cốm, nặn thành hình vuông mỏng. Đặt miếng cốm lên một lớp màng bọc thực phẩm. Xúc một ít nhân đậu xanh đã sên, dàn đều vào giữa miếng cốm. Sau đó, nặn một miếng cốm khác đặt chồng lên trên. Rắc một chút vừng lên bề mặt bánh, nhẹ nhàng nắn lại các mép để bánh đẹp hơn.
6. Sau khi nặn xong, gói bánh cốm lại cẩn thận, bảo quản trong tủ mát trước khi thưởng thức.
Món chả cốm
Nguyên liệu của món chả cốm
250gr giò sống
150gr thịt nạc xay nhuyễn
100gr cốm (có thể dùng cốm tươi hoặc cốm khô)
Gia vị: nước mắm ngon, hạt tiêu, muối, hạt nêm, hành khô, dầu ăn
Lá chuối hoặc lá sen
Cách làm món chả cốm
1. Nếu dùng cốm khô, bạn cần rửa sạch và ngâm trong nước từ 10 - 15 phút cho cốm mềm ra, sau đó vớt ra để ráo nước. Nếu dùng cốm tươi, bạn có thể bỏ qua bước rửa này.
2. Trong một tô lớn, trộn đều cốm, giò sống và thịt nạc xay nhuyễn. Thêm chút hạt tiêu, nước mắm ngon và hành băm nhỏ vào hỗn hợp. Thêm một thìa nhỏ dầu ăn vào hỗn hợp để chả không bị khô. Sau khi trộn đều, để hỗn hợp vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút cho gia vị ngấm kỹ.
3. Lấy hỗn hợp giò sống, cốm và thịt ra, nặn thành từng viên chả với kích thước tùy ý. Sau đó, quét một lớp dầu ăn lên bề mặt lá sen hoặc lá chuối, rồi đặt từng viên chả cốm lên lá.
4. Để các viên chả trong lá sen hoặc lá chuối và mang đi hấp khoảng 15 phút. Quá trình hấp giúp chả cốm giữ được độ mềm, thấm đẫm hương lá sen hoặc lá chuối, tạo nên mùi thơm đặc trưng.
5. Sau khi hấp, chả cốm được chiên trong chảo dầu nóng cho đến khi có màu vàng ươm, bề mặt giòn rụm.
6. Gắp chả cốm ra khỏi chảo, để lên khay có lót giấy thấm dầu. Chả cốm thành phẩm sẽ có màu vàng đẹp mắt, hương vị thơm mát của cốm quyện với hương sen, kết hợp với vị ngọt và đậm đà của thịt.
Thưởng thức: Chả cốm ngon nhất khi được chấm cùng tương ớt hoặc nước mắm pha chút ớt tươi, đảm bảo hương vị thơm ngon và hấp dẫn, khiến ai cũng phải mê mẩn.
Chúc bạn thực hiện thành công!
5 loại bánh đặc sản miền Bắc làm mua quà ai cũng mê Không chỉ nổi tiếng với những món mặn đậm đà hương vị, nhiều tỉnh miền Bắc còn tự hào sở hữu các loại bánh ngọt thơm ngon. Cùng khám phá 5 đặc sản truyền thống nổi tiếng miền Bắc dưới đây nhé! Bánh cốm - Hà Nội Bánh cốm được coi là món ăn biểu tượng của Hà Nội, đặc biệt là mỗi...