Cách khắc phục 3 vấn đề da thường gặp ở phụ nữ sau sinh
Ở giai đoạn mang thai và sau sinh, phụ nữ phải trải qua nhiều thay đổi về sức khỏe nói chung và làn da nói riêng.
Vậy cần làm gì để đối phó với các vấn đề da thường gặp sau sinh, duy trì làn da khỏe đẹp?
1. Rạn da sau sinh
Vết rạn da là một loại sẹo hình thành do sự đứt gãy các sợi đàn hồi collagen và elastin – các cấu trúc nâng đỡ da, trong quá trình mang thai, tăng cân đột ngột hoặc béo phì.
Trong trường hợp bình thường, các sợi đàn hồi của da duy trì độ đàn hồi nhất định. Khi phụ nữ mang thai trên 3 tháng, bụng bắt đầu phình ra, tử cung mở rộng ảnh hưởng nên các sợi đàn hồi của da. Điều này đặc biệt rõ ràng sau 6 tháng mang thai.
Khi vượt quá một giới hạn nhất định, các sợi đàn hồi của da sẽ bị đứt tạo thành các đường sọc. Kết quả là trên da bụng xuất hiện những vết nứt dọc không đều màu hồng hoặc tím. Sau khi sinh con, mặc dù các sợi đàn hồi bị đứt gãy được phục hồi dần dần, nhưng rất khó để trở lại trạng thái ban đầu. Các vết nứt trên da dần mờ đi, cuối cùng chuyển sang màu trắng bạc.
Để chăm sóc vết rạn da sau sinh, cần kết hợp:
- Cân bằng dinh dưỡng: Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C và collagen. Nên bổ sung thêm các loại trái cây giàu vitamin C như cam quýt, dâu tây, rau củ, kiwi, cà chua… Ngoài ra, sữa và các sản phẩm từ sữa rất giàu vitamin B6, có thể giúp cải thiện các triệu chứng, tăng độ đàn hồi cho da.
- Dưỡng ẩm: Da khô khiến tình trạng ngứa vết rạn da trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu da có thể được giữ ẩm thì tình trạng ngứa sẽ không xảy ra. Bởi vậy, cần thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên để cấp ẩm cho làn da.
Vết rạn da là một loại sẹo hình thành do sự đứt gãy của các sợi đàn hồi da trong quá trình mang thai.
Video đang HOT
Khi vết rạn da hình thành có nghĩa là mô da đã bị tổn thương và đứt gãy vĩnh viễn, mất đi một mức độ hoạt động sinh học nhất định nên rất khó điều trị. Các phương pháp điều trị laser, lăn kim… giúp xóa vết rạn da nhưng có thể gây ra một số kích ứng, nên cần cân nhắc lựa chọn.
2. Nám da
Nám da khi mang thai và sau sinh là do cơ thể phụ nữ tăng nồng độ estrogen. Khi estrogen tăng sẽ gây tình trạng sản xuất quá nhiều melanin – là sắc tố mang lại màu sắc của da. Khi sắc tố này tăng và tập trung tại một điểm trên da, sẽ gây ra tình trạng nám da, các đốm nâu đậm màu, các nếp gấp ở da chuyển màu sậm hơn, nhiều tàn nhang xuất hiện.
Đây là hiện tượng bình thường và khá phổ biến. Nám, sạm da thường sẽ mờ dần mà không cần điều trị sau một thời gian. Tuy nhiên, có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để hạn chế nám da sau sinh:
- Bôi kem chống nắng: Da không được bảo vệ dưới tia cực tím sẽ kích sản sinh melanin, tăng cường thay đổi sắc tố, khiến nám phát triển. Nên sử dụng kem chống nắng phổ rộng với chỉ số chống nắng SPF 30 trở lên. Thoa lại sau mỗi 2 giờ để đảm bảo hiệu quả tối ưu.
Ngoài ra nên sử dụng mũ rộng vành, quần áo chống nắng khi đi ra ngoài trời, để tránh cho da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời của da. Hạn chế thời gian ở ngoài trời nắng, nhất là thời điểm từ 10h-15h hàng ngày.
- Sử dụng hoạt chất điều trị nám: Trong quá trình mang thai, sau sinh và cho con bú, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn các hoạt chất điều trị nám phù hợp. Những hoạt chất cải thiện sắc tố da mạnh mẽ như hydroquinone, tạm thời không nên sử dụng hoặc cần tham vấn bác sĩ trước khi dùng.
Liệu pháp laser cũng có thể sử dụng để điều trị nám cho phụ nữ sau sinh.
Tăng nồng độ estrogen làm tăng tình trạng nám da khi mang thai và sau sinh.
3. Mụn
Mụn cũng là một vấn đề da thường gặp do thay đổi nội tiết ở phụ nữ mang thai và sau sinh. Tâm lý căng thẳng, mất ngủ trong giai đoạn này cũng có khả năng khiến mụn bùng phát.
Bên cạnh giữ tinh thần thoải mái, bổ sung thuố.c theo chỉ định bác sĩ để cân bằng nội tiết, cần chú ý hơn đến việc chăm sóc da để ngừa và trị mụn. Làm sạch da bằng sản phẩm tẩy trang, sữa rửa mặt để loại bỏ bã nhờn, bụi bẩn.
Dùng kem dưỡng ẩm dạng gel không chứa các thành phần có nguy cơ bít tắc lỗ chân lông. Ngoài ra, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ hoạt chất trị mụn nào để đảm bảo an toàn.
5 sự thật về rạn da có thể bạn chưa biết
Không ai thích làn da có những vết rạn mất thẩm mỹ, chính vì thế mà rạn da luôn là chủ đề được rất nhiều người bàn tán, đặc biệt là các chị em phụ nữ.
Điều đầu tiên nhiều người nghĩ đến khi nói về rạn da thường là các vấn đề liên quan tới việc mang thai. Mang thai là nguyên nhân phổ biến nhất gây rạn da, thế nhưng trên thực tế còn có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rạn da mà có thể bạn không biết. Dưới đây là một số sự thật về rạn da có thể bạn chưa biết do trang tin Healthgrades chia sẻ.
Rạn da có thể khiến nhiều người tự ti do yếu tố thẩm mỹ.
Rạn da là một loại sẹo
Sẹo hình thành do cơ chế tự lành vết thương và rạn da cũng vậy. Rạn da hình thành khi da căng ra hoặc co lại quá nhanh.
Quá trình căng ra và co lại làm cho các protein trong da (bao gồm collagen và elastin) bị phá vỡ. Da sau đó cố gắng tự chữa lành, nhưng để lại những vết sẹo được gọi là là vết rạn da. Sẹo hình thành trên da có thể có hình dạng lồi, nhưng các vết rạn da lại có hình dạng lõm do hình thành bên dưới lớp da trên cùng.
Vết rạn có thể khác nhau ở từng người
Không phải ai cũng sẽ có những vết rạn tương tự nhau. Một số người sẽ có vết rạn dài và mỏng, trong khi những người khác có vết rạn da xuất hiện thành chùm.
Đối với những người da sáng hơn, các đường thường có màu đỏ hoặc tím vào lúc đầu và mờ dần theo thời gian cho đến khi chúng có màu trắng. Đối với những người da sẫm màu hơn, vết rạn da có xu hướng trông nhạt hơn màu da thông thường.
Mang thai là nguyên nhân phổ biến nhất gây rạn da
Rạn da do mang thai có tên gọi là striae gravidarum. Khi mang thai, bụng sẽ phát triển để phù hợp với kích thước của thai nhi bên trong, do đó da sẽ căng và dãn ra. Tình trạng này cũng có thể xảy ra ở bầu ngực, đặc biệt là trong giai đoạn khi ngực chuẩn bị sản xuất sữa cho trẻ. Một số khu vực khác trên cơ thể cũng có thể xuất hiện các vết rạn da khi mang thai như đùi, hông, lưng dưới, mông.
Một số nhà nghiên cứu tin rằng hormone thai kỳ làm cho da dễ bị dãn ra hơn, gây ra các vết rạn da.
Thuố.c bôi cũng có thể gây rạn da.
Nếu sử dụng các loại thuố.c bôi có chứa thành phần như corticosteroid quá lâu, bạn cũng có nguy cơ cao bị rạn da do hoạt chất này có thể phá vỡ các sợi kết nối trong da, từ đó hình thành vết rạn.
Chính vì thế, nếu sử dụng thuố.c mỡ hoặc thuố.c bôi có chứa corticosteroid, bạn cần được bác sĩ theo dõi để đảm bảo không sử dụng thuố.c quá liều.
Bạn cần lưu ý khi sử dụng thuố.c bôi có chứa corticosteroid.
Không thể ngăn chặn tình trạng rạn da
Sẹo hay rạn da rất khó để ngăn chặn do cơ chế bảo vệ da của cơ thể. Dù vậy, tình trạng này có thể giảm đi nếu được điều trị an toàn và đúng cách. Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp điều trị và thuyên giảm tình trạng rạn da như sử dụng Vitamin E để bôi hoặc uống, thoa kem có chứa retinoids (hoạt chất này giúp xây dựng lại collagen, làm thuyên giảm tình trạng rạn da). Tuy nhiên các mẹ bầu nên lưu ý một số hoạt chất cần tránh sử dụng khi đang mang thai để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Dù không gây ảnh hướng đến sức khỏe nhưng những vết rạn da có thể khiến nhiều người, đặc biệt là phái nữ tự ti về ngoại hình của mình. Tuy nhiên, trước khi điều trị rạn da, bạn cần nên hiểu rõ bản chất cũng như tìm hiểu về các biện pháp phù hợp, an toàn cho bản thân.
Doãn Hải My tiết lộ bụng rạn trắng sau sinh, giảm liền 9kg vì lý do này Doãn Hải My cho biết những vết rạn sẽ đi theo cô đến suốt cuộc đời nên vui vẻ đón nhận. Doãn Hải My đã tăng hơn 10 kg trong suốt thai kỳ, điều này dẫn đến việc bụng của cô xuất hiện nhiều vết rạn đỏ. Sau hơn một tháng sinh con, mẹ bỉm sữa tiếp tục chăm chỉ thoa kem để...