Cách giữ cho khớp khỏe mạnh khi bạn có tuổi
Cơ thể con người có nhiều loại xương khác nhau, được kết nối với nhau tại các điểm nối gọi là khớp. Các khớp này hỗ trợ chuyển động và giúp duy trì sự ổn định của cơ thể.
Các môn thể thao có tác động thấp như đạp xe rất tốt cho sức khỏe khớp. – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Khớp giúp chúng ta thực hiện các chức năng hằng ngày như di chuyển, chạy, nhảy, vặn mình và xoay người dễ dàng hơn.
Nhưng theo tuổi tác, các khớp sẽ bị mòn và rách bình thường. Chúng trở nên cứng hơn và kém linh hoạt hơn do giảm lượng chất lỏng bôi trơn bên trong khớp. Điều này làm tăng nguy cơ chấn thương và đau đầu gối.
Để xương khớp khỏe mạnh hơn sau này, điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu, theo Times of India.
Cách để giữ cho khớp của bạn khỏe mạnh
Có 3 cách để giữ cho xương của bạn khỏe mạnh, đó là: tiếp tục vận động, thực hiện các loại bài tập phù hợp để giảm tải cho các khớp và tăng cường các cơ cốt lõi.
Một sự kết hợp hoàn hảo của cả 3 loại này có thể giúp xương khớp của bạn chắc khỏe hơn, theo Times of India.
Tập bài tập kéo giãn tại nhà – SHUTTERSTOCK
Video đang HOT
Dưới đây là 4 loại bài tập được coi là tốt cho sức khỏe xương khớp.
1. Huấn luyện sức bền
Tập luyện sức bền giữ cho các cơ xung quanh khớp khỏe mạnh, giúp chúng duy trì sự ổn định của khớp. Nó cũng có thể giúp giảm đau khớp. Bắt đầu với việc nâng tải trọng thấp và sau đó tăng dần trọng lượng lên. Hãy chắc chắn rằng hình thức của bạn là chính xác để tránh căng cơ.
2. Thử chơi thể thao
Các môn thể thao có tác động thấp như đạp xe và bơi lội rất tốt cho sức khỏe khớp. Ngay cả chơi quần vợt và bóng rổ cũng có thể giúp tăng cường cơ khớp của bạn.
Các bài tập này không gây căng thẳng nhiều cho các khớp mà còn tốt cho sức khỏe tim mạch của bạn. Chơi thể thao là một cách tuyệt vời để thêm đa dạng vào thói quen của bạn, theo Times of India.
Các bài tập cardio không những tốt cho tim mạch và làm tăng dung tích phổi, mà còn tốt cho xương của bạn. Khi tập trung vào sức khỏe khớp, các bài tập tim mạch ít tác động, như chạy bộ chậm thể dục và chạy bộ, được coi là tốt hơn.
Các bài tập có tác động mạnh như chạy nước rút và nhảy dây có thể gây áp lực lên các khớp và có thể gây ra vấn đề cho những người đã bị các vấn đề về khớp.
4. Kéo giãn
Hầu hết mọi người đều coi kéo căng là một phương pháp để khởi động và hạ nhiệt, nhưng kéo căng còn nhiều hơn thế.
Nếu bạn không có ý định thực hiện bất kỳ bài tập nào, thì các bài tập kéo giãn là đủ để duy trì sức khỏe khớp của bạn. Kéo giãn giúp tăng tính linh hoạt và thả lỏng cơ cứng xung quanh khớp, do đó tăng phạm vi chuyển động, theo Times of India.
Những lưu ý người bị cột sống thắt lưng
Với những người bị bệnh lý cột sống thắt lưng nói chung, một câu hỏi rất được quan tâm đó là có thể chơi môn thể thao nào, không nên chơi môn nào để vừa đảm bảo duy trì sức khỏe mà không ảnh hưởng đến các bệnh lý cột sống thắt lưng.
Một vài gợi ý dưới đây có thể giúp người bệnh đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất cho mình và người thân.
Những môn thể thao nên chơi
Trước hết cần giải thích rõ những người bị bệnh lý cột sống thắt lưng là những người bị những bệnh như thoát vị đĩa đệm; thoái hóa đĩa đệm; gãy eo cột sống, trượt đốt sống; hẹp ống sống; chấn thương cột sống, loãng xương, gai cột sống... Vậy những bệnh nhân này nên chơi những môn thể thao nào.
Môn thể thao đầu tiên thường được nhắc đến đó chính là bơi. Bơi vô cùng tốt cho các bệnh lý về cột sống thắt lưng cũng như mang đến nhiều lợi ích cho các cơ quan khác trong cơ thể, vì khi bơi chúng ta phải vận động hầu hết các cơ quan vận động trong cơ thể. Ngoài ra, nước chính là môi trường để nâng đỡ trọng lượng cơ thể người nên chúng ta không bị trọng lượng cơ thể tì, đè lên các khớp.
Chính vì những lợi ích này nên những người bị các bệnh lý cột sống thắt lưng nên học bơi sớm, đi bơi thường xuyên. Tất nhiên, với những người có thêm các vấn đề bệnh lý như xoang hay tai, nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ trước khi chơi môn thể thao này.
Th.BS Trần Quốc Khánh, Khoa phẫu thuật cột sống, Bệnh viện hữu nghị Việt Đức
Môn thể thao thứ hai cũng được nhiều bệnh nhân có bệnh lý cột sống thắt lưng lựa chọn là yoga và thiền. Đây là 2 môn thể thao giúp các hệ xương khớp được kéo giãn, điều hòa, tăng độ dẻo dai và tăng sức bền. Với yoga và thiền, hầu hết các bệnh nhân bị chứng bệnh xương khớp đều có thể tập được.
Tuy nhiên khi tập yoga và thiền điều quan trọng là người tập phải biết lắng nghe cơ thể mình, chỉ nên tập những động tác mà mình cảm thấy thích, thoải mái nhất cho xương khớp của mình. Đừng chạy theo những bài tập quá khó, đặc biệt khi tập nếu thấy động tác nào gây đau đớn hoặc sợ gây ra chấn thương nên dừng lại ngay.
Người tập cũng có thể trao đổi về tình trạng bệnh lý của mình với giáo viên dạy yoga và thiền để cùng tìm ra những bài tập thích hợp cho cá nhân mình.
Nếu không thể thường xuyên ra ngoài bơi lội hoặc đến các lớp yoga, thiền, người bị bệnh lý cột sống thắt lưng cũng có thể chọn hít xà đơn, hít đất và gập duỗi cơ bụng. Đây là 3 môn thể dục có thể tự tập tại nhà nhẹ nhàng nhưng cũng rất hữu dụng với các bệnh lý cột sống thắt lưng.
Người bệnh có thể làm cái xà đơn gắn tường, nếu khỏe thì hít xà đơn còn nếu không chỉ cần đu lên xà đơn sau đó thả người xuống để cột sống được kéo dãn ra. Bản chất của việc thả lỏng cột sống trên xà đơn chính là đang kéo dãn cột sống bằng chính trọng lượng cơ thể. Ngoài ra việc hít đất, gập duỗi cơ bụng cũng rất hữu dụng cho những bệnh lý này.
Thông thường khi chúng ta tập thể dục hay bỏ qua những động tác tốt cho lưng, bụng trong khi đó là 2 cơ quan được sử dụng nhiều nhất khi vận động. Rất nên chú ý giảm vòng bụng nâng độ dẻo dai cho cơ lưng sẽ giúp giảm các bệnh lý đau lưng.
Ngoài những môn thể thao nói trên thì người bị bệnh lý cột sống thắt lưng cũng có thể chọn việc đạp xe nhẹ nhàng. Nhưng khi chọn xe nên để ý một điều quan trọng là phải chọn xe giúp khi ngồi đạp lưng ở tư thế thẳng, không chọn xe phải cúi người như vậy sẽ không tốt cho xương khớp. Khi đạp xe nên chọn đường phẳng, tránh đi đường xóc. Cùng với đạp xe thì việc đến phòng gym cũng rất tốt nhưng tránh những môn phải cúi lưng.
Những môn thể thao không nên chơi
Bên cạnh những lưu ý về các môn thể thao nên tập, người bệnh lý cột sống thắt lưng cũng rất cần quan tâm đến các môn không nên chơi để tránh những ảnh hưởng xấu hơn cho bệnh lý của mình. Đầu tiên với những người bị cột sống thắt lưng tuyệt đối không được chạy bộ vì khi chạy bộ trọng lượng cơ thể dồn xuống đĩa đệm gây ra những ảnh hưởng không tốt.
Ngoài ra không nên chơi những môn thể thao như đá bóng, tennis, cầu lông, bóng chuyền... vì bản chất của những môn thể thao này người chơi đều phải chạy chưa kể còn phải thực hiện những động tác không tốt cho bệnh lý của mình như nhảy, đánh, xoắn vặn, xoay lưng đột ngột...
Một môn thể thao nữa cũng nên cho vào danh sách những môn không nên chơi dành cho người có bệnh lý cột sống thắt lưng là những môn đấm đá như boxing hay đánh võ. Vì những môn này khi chơi phải vặn người, đá, né, nhảy liên tục nhiều khi còn bị lực tác động vào lưng và bụng.
Những môn vận động nhanh, đột ngột cũng nên tránh. Cùng với đó người có bệnh lý nói trên cũng tránh bê vật nặng đột ngột. Một lưu ý quan trọng cho những người bị cột sống thắt lưng đó là nếu phải thường xuyên duy trì ở một tư thế lâu trên 1 tiếng như học bài, làm việc, ngồi máy bay, ô tô đường dài nên sử dụng đai lưng mềm. Lưng nếu để lâu trong 1 tư thế sẽ mỏi và là tiền đề của những bệnh lý sau này như chấn thương, thoát vị.
Mỗi người nên duy trì thói quen dự phòng bệnh tật cho mình. Muốn làm được như vậy thì cần lắng nghe cơ thể mình, biết cần làm gì và không nên làm gì thông qua những kênh thông tin khoa học và đáng tin cậy.
Chấn thương khớp vai thường "ẩn mình" dưới những triệu chứng đau nhức thông thường Chấn thương khớp vai diễn tiến một cách "thầm lặng" vì những triệu chứng của nó hay bị người bệnh chủ quan. Khác với người bị chấn thương gối, những cơn đau thể hiện rõ ràng khiến người bệnh phải đến bệnh viện ngay thì chấn thương khớp vai bắt đầu từ cảm giác mỏi, tê đằng sau bả vai. Chấn thương khớp...