Cách giới thiệu bản thân trong tình huống trang trọng
Đa số tình huống trang trọng liên quan đến công việc, bạn nên chuẩn bị thông tin cơ bản về nghề nghiệp để giới thiệu nhưng không được nói quá chi tiết.
Chuẩn bị thông tin cơ bản để bắt chuyện
Trong những tình huống nghiêm túc, trang trọng như buổi phỏng vấn, ký hợp đồng hoặc sự kiện giao lưu, bạn cần thể hiện sự chuyên nghiệp. Điều này rất khác khi giới thiệu về bản thân trước bạn bè và những người gần gũi.
Bạn cần sử dụng nhiều từ ngữ trang trọng hơn một chút nên thay vì nói: “Hi! My name’s John” ( Chào, tên tôi là John ), “Howdy, how you doing?” ( Chào, bạn thế nào? ) “Hi, I’m John, from New York” ( Xin chào, tôi là John, đến từ New York ), bạn nên thử một trong những câu sau:
“Good morning, my name is John Doe. Very nice to meet you” ( Chào buổi sáng, tôi là John Doe. Rất vui được gặp bạn ).
I’m John Doe from New York. Nice to meet you, Mr. Gordon” ( Tôi là John Doe đến từ New York. Rất vui được gặp ông, ông Gordon ).
“Good morning, sir. My name is Doe, John Doe. I come from the New York office” ( Chào buổi sáng, thưa ngài. Tôi là Doe, John Doe. Tôi đến từ văn phòng New York ).
Nói về nghề nghiệp
Thông thường, những cuộc hội thoại mang tính chất nghiêm túc, trang trọng liên quan nhiều đến công việc nên việc nói về nghề nghiệp là tất yếu. Hãy tham khảo cuộc hội thoại sau:
- I work for an IT company in Lower Manhattan. or I’ve been working as an editor for Select Magazine for 15 years. ( Tôi làm việc cho một công ty công nghệ thông tin ở Lower Manhattan/ hoặc Tôi đã làm biên tập viên cho tạp chí Select trong 15 năm ).
- I’ve been working as a freelance translator since 2002. Or During the last 10 years, I’ve been in charge of managing translation projects related to marketing. ( Tôi làm việc với tư cách là biên dịch tự do từ năm 2002. Trong 20 năm qua, tôi phụ trách quản lý các dự án dịch thuật liên quan đến marketing ).
Nếu thông tin không liên quan nhiều đến cuộc trò chuyện, bạn nên tránh đề cập, cũng không nên nói quá sâu.
Đây là một số điều bạn không nên chia sẻ ngay trong buổi gặp gỡ trang trọng: “I’ve been a freelance translator for 20 years. When I graduated, I wanted to start looking for a job, but finding a good one was so difficult that I gave up three weeks later. I started my own business and began looking for big clients so that I could get a stable income …” ( Tôi là một biên dịch tự do đã 20 năm. Khi học xong, tôi muốn tìm một công việc tốt nhưng việc này quá khó và tôi từ bỏ 3 tuần sau đó. Tôi bắt đầu kinh doanh và tìm kiếm những khách hàng lớn để có thu nhập ổn định ).
Video đang HOT
Ảnh: Shutterstock
Bổ sung thông tin về sở thích, điểm mạnh
Nếu đang tham gia một buổi phỏng vấn xin việc, ngoài những câu hỏi chuyên môn, bạn cần trả lời thêm về bản thân, đặc biệt là sở thích, điểm mạnh, yếu. Nhìn chung, bất kể câu hỏi nhận được là gì, bạn vẫn nên cung cấp thông tin giá trị, thay vì “Tôi thích mèo”, “Cà phê ở MC Donald rất ngon”…
Thay vào đó, hãy nói như sau:
“I own my own translation company and I have four employees” ( Tôi sở hữu công ty dịch thuật và có bốn nhân viên ).
“My biggest strength is being able to adapt very easily to almost any kind of situation” ( Điểm mạnh của tôi là thích ứng nhanh với mọi tình huống ).
Nghĩ về những điều khiến bạn trở nên độc đáo
Nếu đã sống 5 năm tại nước ngoài, nói được nhiều ngoại ngữ hoặc có khả năng, trải nghiệm đặc biệt nào đó, đừng ngần ngại chia sẻ. Ví dụ:
- I met Bill Gates in 2005 when I was working as an assistant. He shared some thoughts on building your own brand. That was a turning point in my career. ( Tôi gặp Bill Gates vào năm 2005 khi đang là trợ lý. Ông chia sẻ suy nghĩ về việc xây dựng thương hiệu của riêng mình. Đó là bước ngoặt trong sự nghiệp của tôi ).
- I used to live in Bosnia and Herzegovina, where I got to work with the Institute for Research of Crimes Against Humanity and International Law. This allowed me to have an insight on the topic, which has certainly proved to be valuable for my job as a translator. ( Tôi từng sống ở Bosnia và Herzegovina, nơi tôi làm việc với Viện nghiên cứu tội ác chống lại con người và luật quốc tế. Điều này cho tôi cái nhìn sâu sắc về một vấn đề, thứ có nhiều giá trị cho công việc dịch giả của tôi ).
Trong những trường hợp này, bạn cần lưu ý là không nên nói dối hoặc quá phóng đại trải nghiệm của mình. Sự trung thực sẽ đưa bạn tiến xa hơn những lời nói dối.
Chia sẻ của bà mẹ ở Hà Nội có con là quán quân cuộc thi tiếng Anh: "Tôi gặp nhiều trẻ bị rối loạn ngôn ngữ vì bố mẹ dạy con biết tiếng Anh trước tiếng Việt"
Tôi đã gặp một số cháu rối loạn ngôn ngữ vì bố mẹ cho con học tiếng Anh trước tiếng Việt. Việc dạy trẻ tiếp xúc với tiếng Anh từ sơ sinh, trước tiếng Việt không thể là phương pháp có thể áp dụng cho tất cả trẻ Việt sống tại Việt Nam.
* Bài viết thể hiện quan điểm của cá nhân tác giả, không thuộc về tòa soạn.
"Có nên dạy ngoại ngữ sớm cho con" , câu hỏi tưởng chừng đã cũ nhưng luôn có những ý kiến trái chiều khi được đề cập đến. Nhiều ý kiến cho rằng không nên ép trẻ học tiếng Anh quá sớm, trong khi không ít gia đình cho con tiếp xúc môn học này từ nhỏ vì trẻ bộc lộ khả năng học ngoại ngữ.
Mới đây, câu chuyện của một một ông bố dạy tiếng Anh cho con từ lúc bé 7 tuần tuổi và 1 mẹ dạy tiếng Anh cho con trước tiếng Việt, 2 bé đều sống ở Việt Nam nhưng đến giờ đã sử dụng song ngữ Anh - Việt rất tốt khiến nhiều phụ huynh ngưỡng mộ. Tuy nhiên từ đây, tranh cãi liên quan tới việc có nên cho con học tiếng Anh sớm cũng được thổi bùng lên với nhiều ý kiến khác nhau.
Chị Trần Thị Thanh (Hà Nội).
Là một phụ huynh có con đang học trường chuyên Hà Nội Amsterdam, chị Trần Thị Thanh (Hà Nội) cho rằng, dạy trẻ tiếp xúc với tiếng Anh từ sơ sinh, dạy trước tiếng Việt không thể là phương pháp có thể áp dụng cho tất cả trẻ Việt sống tại Việt Nam. 7 tuần tuổi thì rất khó để biết năng lực trẻ thế nào để quyết định có nên dạy con tiếng Anh.
Con chị Thanh học tiếng Anh từ 4 tuổi, sau khi đã nói rõ tiếng Việt và được mẹ dạy theo kiểu học mà chơi chứ không áp lực. Năm nay 15 tuổi, cháu đã từng là Quán quân miền Bắc, Á quân toàn quốc cuộc thi English champion 2017 ; Huy chương vàng cuộc thi Toán và khoa học Quốc tế Imso 2018 ...
Xin được trích dẫn quan điểm của chị Thanh về vấn đề đang gây tranh cãi này:
Mấy bố mẹ đang khoe về việc dạy tiếng Anh cho con từ lúc 7 tháng tuổi, sống ở Việt Nam con biết tiếng Anh trước tiếng Việt và giờ con đang nói song ngữ, rằng tiếng Anh rất quan trọng nên phương pháp của mấy bố mẹ này là đúng.
Tôi cho rằng đây không phải là phương pháp có thể áp dụng cho mọi trẻ ở Việt Nam.
THỨ NHẤT , năng lực tiếp thu ngôn ngữ của mỗi đứa trẻ là khác nhau. Các bé nhắc đến ở trên được bố mẹ cho tiếp xúc với ngôn ngữ tiếng Anh ngay từ lúc sơ sinh nên đương nhiên con sẽ nói tiếng Anh trước, lớn hơn chút nữa bố mẹ mới dạy con tiếng Việt, con tiếp xúc với môi trường xung quanh toàn người nói tiếng Việt nên con lại giỏi cả tiếng Việt và trở thành 1 đứa trẻ song ngữ trong 1 gia đình song ngữ.
Những trường hợp như thế này cũng giống như nhiều trẻ em Việt sống cùng bố mẹ ở các nước nói tiếng Anh được bố mẹ dạy cả tiếng Anh và tiếng Việt, trẻ sẽ sử dụng song ngữ Anh - Việt. Những cháu được bố mẹ dạy trở thành trẻ song ngữ, nói thành thạo cả tiếng Anh và tiếng Việt là do các cháu bẩm sinh có khả năng tiếp thu ngôn ngữ, học ngoại ngữ tốt.
Tôi từng gặp 1 số cháu rối loạn ngôn ngữ vì bố mẹ cho con học tiếng Anh trước tiếng Việt. Bé 6 tuổi vào lớp 1 học trường tư thục chất lượng cao hệ song ngữ. Cháu phải giao tiếp với người thân, bạn bè thầy cô bằng tiếng Việt, học tập bằng tiếng Việt nhưng vốn từ tiếng Việt của cháu khá ít, cháu rất khó khăn khi diễn đạt, giao tiếp với cô giáo và các bạn bằng tiếng Việt, khó tiếp thu các môn học bằng tiếng Việt. Điều này làm cháu căng thẳng, nhút nhát, ít nói và học kém.
Tiếng Anh của cháu cũng tương tự như tiếng Việt, không thể sử dụng tiếng Anh như một đứa trẻ bản xứ theo mong muốn của bố mẹ. Cuối cùng gia đình phải đưa con đến chuyên gia giúp điều chỉnh lại. Giờ bạn ấy 15 tuổi, hoàn toàn bình thường, Tiếng Việt tốt, tiếng Anh không giỏi chỉ ở mức khá dù gia đình vẫn đầu tư cho học tiếng Anh, tất cả các môn học ở mức khá nhưng vui vẻ hạnh phúc.
Vậy dạy trẻ tiếp xúc với tiếng Anh từ sơ sinh, dạy trước tiếng Việt theo tôi không thể là phương pháp có thể áp dụng cho tất cả trẻ Việt sống tại Việt Nam. 7 tuần tuổi thì rất khó để biết năng lực trẻ thế nào để quyết định có nên dạy con tiếng Anh.
Nếu không giải thích rõ đây là trường hợp đặc biệt mà nhiều bố mẹ áp dụng có thể gây phản tác dụng, trẻ song ngữ cũng nhiều nhưng trẻ bị rối loạn ngôn ngữ cũng không ít. Nhiều bố mẹ tin vào truyền tai, mà lại không giỏi ngoại ngữ để dạy con sẽ hoang mang tự ti vì con mình sẽ không giỏi tiếng Anh như con người ta.
THỨ HAI , vấn đề quan trọng nhất tôi muốn nói đề cập là: Ở Việt Nam tiếng Anh quan trọng, cần chú trọng dạy tiếng Anh cho trẻ, nhưng không nên đề cao quá như vậy, không nhất thiết phải dạy tiếng Anh trước tiếng Việt. Giỏi kỹ năng, giỏi các môn khoa học khác mới thực sự cần thiết trong cuộc sống và đó mới thực sự quan trọng.
Tiếng Anh chỉ là công cụ để tiếp cận các môn khoa học khác, để học tập, để giao tiếp với người nước ngoài trong công việc, cuộc sống. Hiện giờ nhiều trẻ đến cuối THCS và THPT mới học tiếng Anh nhưng các con học rất nhanh và rất giỏi. Nhiều bạn học chuyên các môn tự nhiên đã có điểm ielts 7.0 - 8.0, giao tiếp sử dụng tiếng Anh tốt.
Thay vì dạy con tiếng Anh từ 7 tháng hãy dạy con phát triển tư duy logic, khám phá thế giới xung quanh, khám phá thiên nhiên, rèn khả năng tập trung cho trẻ, rèn luyện trí nhớ cho trẻ, bồi dưỡng để trẻ có trí tưởng tượng phong phú, truyền cảm hứng để trẻ ham học hỏi - những việc này bố mẹ không biết tiếng Anh đều làm được.
Con nói tiếng Việt trôi chảy hãy dậy con tiếng Anh cũng là sớm rồi. Đạt được điều này, sau này con sẽ học ngoại ngữ rất nhanh. Các bố mẹ dù không biết tiếng Anh cũng đừng quá lo lắng, để tâm đến việc giáo dục, rèn luyện con thật tốt, cho con học tiếng Anh đúng hướng ắt con sẽ sử dụng tiếng Anh tốt.
Tôi cũng chú trọng dạy tiếng Anh cho con nhưng là khi con 4 tuổi và con rất thích học. Từ lúc con 2 tuổi nhà vô số các loại đồ chơi, sách rèn tư duy/trí nhớ cho trẻ và các loại sách truyện khác. Cứ cuối tuần là đi chơi công viên, về quê để con gần gũi thiên nhiên, đi các trung tâm vui chơi để con vận động, khám phá. Tiền lương chỉ đủ mua đồ chơi, sách và tiền taxi cho con đi chơi.
Đặc biệt, bố mẹ dành thời gian nhiều nhất có thể để chơi cùng con, nói chuyện với con thật nhiều, đọc truyện cho con nghe, kiên trì giải thích mọi thắc mắc của con là cách giúp con phát triển tư duy tốt nhất. Đến giờ con tôi học tiếng Anh cũng rất tốt nhưng cháu dành nhiều thời gian cho các môn tự nhiên mà cháu yêu thích hơn.
THỨ BA , có một thứ cực kỳ quan trọng mà hình như ít được bố mẹ chú trọng trong giáo dục trẻ đó là: Giáo dục con có ý chí, quyết tâm, vượt khó để sau này con vững vàng trong cuộc sống. Trẻ cũng rất cần được giáo dục rèn luyện để hình thành những đức tính tốt; tính chính trực, biết chia sẻ, biết hợp tác, có ý thức trách nhiệm,...
Quy định hồ sơ và đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 ở TP.HCM Mỗi học sinh được đăng ký 3 nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên 1, 2, 3 vào lớp 10 các trường THPT công lập. Nếu chọn nguyện vọng vào trường chuyên ngoài được thì được đăng ký 7 nguyện vọng. Theo quy định của Sở GD-ĐT TP.HCM, học sinh học lớp 9 tại các trường THCS ở thành phố, có đủ hồ...