Cách giảm đau khi mọc răng khôn
Những cơn đau nhức khi mọc răng khôn luôn là nỗi ám ảnh với nhiều người. Đê lam thuyên giam nhưng cơn đau này ban co thê ap dung nhưng meo nho này.
Giam đau khi moc răng khôn băng nươc muôi
Răng khôn đôi khi có thể làm tổn thương răng khác hoặc tạo ra u nang khi chúng bắt đầu nhú ra khỏi nướu răng của bạn. Vì vậy, việc vệ sinh răng miệng như sát khuẩn bằng nước muối là cách giảm đau răng nhanh nhất và an toàn nhất.
Anh minh hoa
Bạn có thể rửa sạch nướu răng bằng nước ấm hòa với muối hòa tan. Cách giảm đau răng khôn này đã được chứng minh là có tác dụng giúp nướu răng của bạn khỏe mạnh hơn vì tiêu diệt được các vi khuẩn có hại.
Dùng thuốc kháng sinh, giảm đau
Khi mọc răng khôn thường có thể kèm theo các trạng thái như mệt mỏi, sốt, sưng đau lên chính vì thế bạn nên dùng các loại thuốc kháng sinh loại nhẹ để giảm bớt cơn đau và làm theo các chỉ định của bác sĩ.
Anh minh hoa
Giảm đau khi mọc răng khôn bằng tỏi va gưng
Tỏi nghiền đã được xem là một trong những tác nhân kháng bệnh hiệu quả nhất khi mầm bệnh hay vi khuẩn xâm nhập và gây viêm đường nướu. Các nhà nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi kết hợp tỏi với gừng nghiền thành một miếng dán giúp trị đau răng khôn hiệu quả hơn.
Video đang HOT
Bạn có thể nghiền nát tỏi thành một hỗi hợp, xắt nhỏ thêm một ít gừng tươi sau đó ép thành một miếng dán và đặt vào nướu răng của bạn. Cách giảm đau khi mọc răng khôn này được cho là một trong những cách làm giảm đau răng hiệu quả và an toàn nhất.
Anh minh hoa
Giảm đau khi mọc răng khôn bằng bạc hà
Lá bạc hà được chứng minh có chứa tinh dầu có thể làm dịu cơn đau và giảm viêm. Vì vậy, tinh chất của loại lá có mùi thơm dễ chịu này được sử dụng trong các tuýp kem đánh răng hay nước súc miệng bạn hay dùng. Cách làm giảm đau răng khôn bằng lá bạc hà không những lành tính mà còn đem lại cho bạn hơi thở thơm mát.
Giam đau băng cach bâm huyêt
Mọc răng khôn khiến lợi bị sưng to, đau nhức dẫn đến ảnh hưởng tới các dây thần kinh làm cho đau buốt đầu lên ngoài việc uống thuốc kháng sinh, giảm đau ra bạn nên sử dụng một số biện pháp như bấm huyệt thương dương cũng có tác dụng giảm đau rất hiệu quả. Huyệt thương dương nằm ở đầu ngón tay trỏ (vị trí tiếp giáp giữa da gan ngón tay và mu ngón tay). Sử dụng hai ngón tay của tay đối diện day vào huyệt thương dương. Lưu ý: Đau răng bên nào thì bấm huyệt bên tay đó. Thực hiện động tác này liên tục sẽ giúp giảm đau hiệu quả.
Anh minh hoa
Chươm đa lanh đê giam đau
Dùng đá lạnh chườm lên vùng mu bàn tay giữa ngón cái và ngón trỏ cũng có tác dụng giảm đau. Vì đây là nơi dây thần kinh có thể gây kích thích một vùng của não, ngăn chặn cơn đau nếu được tác dụng vào nó.
Trên đây là bài viết giúp bạn biết cách giảm đau khi mọc răng khôn hiệu quả tại nhà để có thể tránh được những cơn đau nhức do răng khôn đem lại.
Lưu y: Nếu răng khôn mọc dẫn tới sốt cao, đau buốt, đau nhức kéo dài, răng mọc lệch, mọc xiên thì bạn nên tới các cơ sở ý tế để được các bác sĩ kiểm tra và tư vấn cho các cách điều trị phù hợp, hiệu quả hơn.
Chàng trai 26 tuổi chết vì xuất huyết não sau khi nhổ răng khôn, cảnh báo những lưu ý khi nhổ răng khôn
Theo các cuộc khảo sát, khoảng 54% trong số những người có độ tuổi từ 16-25 có răng khôn, trong đó khoảng 44% bị ảnh hưởng bởi phiền toái do răng khôn đem lại.
Người trưởng thành bình thường thường có 28-32 răng, trong khi những người có răng khôn có thể có 34, 36 hoặc thậm chí 38 răng. Răng khôn là răng cuối cùng mọc lên, vì vậy chúng ta gọi là "răng khôn", ngụ ý sự xuất hiện của trí tuệ. Nhưng có một thực tế chắc chắn rằng răng khôn mang lại sự đau đớn mỗi khi nó mọc lên. Do răng khôn mang đến nhiều phiền toái, đau đớn, nên nhiều người đã lựa chọn nhổ răng khôn.
Chàng trai chảy rất nhiều máu sau khi nhổ răng khôn
Theo báo cáo, ngày 25/5, Lưu Quốc Phan, 26 tuổi ở Hàng Châu, Trung Quốc, bị chảy rất nhiều máu sau khi nhổ răng khôn, sau đó cậu bị sốt cao. Các bác sĩ ở Bệnh viện trung tâm thành phố Hàng Châu chẩn đoán Lưu Quốc Phan bị sốt do nhiễm vi khuẩn. 10 ngày sau đó Lưu Quốc Phan qua đời, nguyên nhân dẫn đến cái chết là do xuất huyết não và thoát vị não.
Tại sao có thể bị xuất huyết não sau khi nhổ răng khôn?
Trên thực tế, ảnh hưởng của việc nhổ răng khôn đối với sức khỏe có liên quan đến nhiều yếu tố, chẳng hạn như kỹ thuật của nha sĩ, lựa chọn thuốc gây mê và ngưỡng chịu đau của bệnh nhân. Với sự phổ biến của công nghệ nhổ răng xâm lấn tối thiểu và sự tiến bộ của các công nghệ khác nhau, trong những trường hợp bình thường, nhổ răng khôn sẽ không gây ra quá nhiều đau đớn.
Đối với bệnh nhân tử vong do xuất huyết não sau khi nhổ răng, nguyên nhân gốc rễ cái chết của bệnh nhân không phải là nhổ răng, mà là tình trạng cơ thể của chính người bệnh, sức đề kháng kém và nhiễm trùng vết thương sau khi nhổ răng, cuối cùng, nó lây lan, dẫn đến nhiễm trùng hệ thống. Tất nhiên, sự xuất hiện của xuất huyết não sau khi nhổ răng cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác, chẳng hạn như tắc mạch sau khi nhiễm trùng, đông máu nội mạch lan tỏa do nhiễm trùng hoặc xuất huyết, răng khôn gây đau đớn trong thời gian dài dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng kéo dài gây xuất huyết não.
Thời gian tốt nhất để nhổ răng là khi nào?
Nhổ răng vào buổi sáng là tốt nhất
Nên nhổ răng vào buổi sáng và tránh vào buổi chiều. Bởi vì sau khi nhổ răng vào buổi sáng, nếu bạn bị chảy máu hoặc có các triệu chứng khó chịu khác, bạn có thể tìm bác sĩ kịp thời. Khi bạn định nhổ răng, cần phải đảm bảo đã ăn sáng ngày hôm đó, cố gắng không nhổ răng khi bụng đói. Nếu không ăn sáng khi nhổ răng có thể gây hạ đường huyết, đau đớn có thể dẫn đến ngất. Ngoài ra, tốt nhất nên ngủ đủ giấc trước khi nhổ răng.
Những người này cần chú ý khi nhổ răng
1. Chị em trong thời kỳ kinh nguyệt và mang thai: Về nguyên tắc, những người này nên tránh nhổ răng. Nếu bạn phải nhổ răng trong giai đoạn này, nhất định phải đến một bệnh viện lớn để điều trị, tránh tình trạng chảy máu.
2. Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính: Những người bị suy thận, tiểu đường, cường giáp nặng, tổn thương gan, bệnh lao, huyết áp cao,... nên trao đổi kĩ với bác sĩ nếu muốn nhổ răng.
3. Bệnh nhân mắc bệnh gan và thận: Do chức năng gan kém, những bệnh nhân này có xu hướng xuất huyết do nồng độ prothrombin và fibrinogen giảm liên quan đến quá trình đông máu. Do đó, vết thương rất dễ chảy máu sau khi nhổ răng.
Thận trọng trước và sau khi nhổ răng
Cần phải chú ý trước và sau khi nhổ răng để tránh nhiễm trùng
Trước khi nhổ răng, bạn phải ăn uống đầy đủ và không quá lo lắng. Sau khi nhổ răng, bạn phải chú ý đến vết thương. Nếu lượng máu chảy ra bất thường, phải đi khám bác sĩ ngay lập tức. Không đánh răng trong vòng 24 giờ và cố gắng nhổ ít nhất có thể để tránh chảy máu hoặc nhiễm trùng.
Cố gắng nghỉ ngơi ở tư thế nửa ngả, tập thể dục ít hơn và nói ít hơn, nhổ răng khôn càng sớm càng tốt cho phụ nữ mang thai.
Thông thường, nếu không có chảy máu, sưng và đau trong miệng, bạn có thể ăn hai giờ sau khi nhổ răng. Tuy nhiên, tốt nhất là nên ăn một số thực phẩm lỏng vào thời điểm này, không ăn quá nhanh, không ăn thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, dễ gây kích ứng. Sau khi nhổ răng tốt nhát cũng không uống rượu, hút thuốc và cố gắng ngủ đủ giấc. Súc miệng sai khi ăn và trước khi đi ngủ để ngăn ngừa nhiễm trùng vi khuẩn. Nếu bạn muốn vết thương mau lành hơn, nên uống nhiều nước trái cây và bổ sung vitamin C.
Người phụ nữ bị nhiễm trùng suýt chết chỉ vì... cái răng khôn Một người phụ nữ ở Anh vừa thoát chết sau 5 tháng điều trị tại bệnh viện. Tưởng chỉ là đau do răng khôn thông thường, cô không ngờ nhiễm trùng lan đến não và đe dọa tính mạng. Cô Rebecca Dalton không ngờ nhiễm trùng do răng khôn lại lan đến não và hình thành bọc mủ - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK...