Cách giảm cân thần thánh đang nổi đình nổi đám của Nhật là gì?
Với tỷ lệ béo phì đang trở thành đại dịch như hiện nay, hầu như tất cả mọi người đều đang trong hành trình giảm cân.
Khi bụng đói, ăn 1 quả chuối, uống ngay 1 ly nước ấm, nghỉ 20 phút – SHUTTERSTOCK
Có rất nhiều kế hoạch ăn kiêng và liệu pháp giảm cân có sẵn trên thị trường. Tuy nhiên, mọi người có xu hướng tăng trở lại số cân mà họ đã giảm khi ngừng ăn kiêng.
Ngoài ra, hầu hết các chế độ ăn kiêng này đều dẫn đến cảm giác thèm ăn vì nó hạn chế bạn thưởng thức các món ăn yêu thích của mình.
Thông thường, khó duy trì những loại kế hoạch hạn chế này trong thời gian dài. Nhưng nhờ một người đàn ông Nhật Bản, đã có một cách giảm cân khiến bạn không cần phải kiêng khem quá mức, không thèm khát và đảm bảo không tăng cân trở lại, theo Sound Health.
Kế hoạch ăn sáng giảm cân của Nhật
Một chế độ ăn kiêng đơn giản dễ làm của Nhật Bản đang thực sự được chú ý.
Phương pháp ăn kiêng này được nhà tư vấn Hitoshi Watanabe, bác sĩ y học cổ truyền Trung Quốc tại Học viện Chăm sóc Cơ thể Nhật Bản, xây dựng nên, trong cuốn sách mang tựa đề Chế độ ăn chuối buổi sáng , còn có tên gọi tại Nhật là Asa banana .
Bác sĩ Watanabe đã quá mệt mỏi với những nỗ lực giảm cân không thành công, nên đã nảy ra ý tưởng mới lạ này và lần đầu tiên tự mình thử.
Ngạc nhiên với kết quả tuyệt vời, anh bắt đầu truyền bí quyết cho bạn bè và những người quen cũng đang cố gắng giảm cân.
Tất cả họ đều báo rằng họ đã giảm cân thành công nhờ theo mẹo giảm cân của anh.
Chế độ ăn uống của anh có thể cung cấp năng lượng, điều chỉnh lượng đường trong máu và cũng cải thiện sự trao đổi chất.
Điều tốt nhất về chế độ ăn kiêng này là không phải lên kế hoạch ăn thứ gì hoặc kiêng khem gì.
Ngay cả việc tập thể dục cũng không bắt buộc, chỉ cần nên đi bộ.
Điều bắt buộc duy nhất là chỉ ăn chuối vào bữa sáng, không giới hạn về số lượng (trừ một số trường hợp có ghi ở cuối bài này). Và phải uống nước ấm trong suốt cả ngày, theo Sound Health.
Video đang HOT
Dừng lại khi đã no khoảng 80% – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Chế độ ăn chuối vào buổi sáng
Về cơ bản, chế độ ăn kiêng này chỉ cần ăn chuối khi bụng đói, và sau đó có thể ăn thoải mái trong ngày, theo Sound Health.
1. Khi bụng đói, ăn 1 quả chuối, uống ngay 1 ly nước ấm, nghỉ 20 phút. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
2. Nếu sau thời gian này vẫn thấy đói thì được phép ăn thêm chuối.
3. Ăn trưa và ăn tối bình thường, nhưng phải tuân theo quy tắc 80/20. Có nghĩa là không được ăn quá nhiều. Dừng lại khi đã no khoảng 80%. Ăn chậm để não có thời gian đánh giá tín hiệu no của dạ dày, để tránh ăn quá nhiều.
4. Chỉ ăn vặt bằng trái cây.
5. Ăn bữa tối trước 8 giờ tối
6. Đi ngủ trước 12 giờ đêm.
7. Tránh rượu nghiêm ngặt và tránh các sản phẩm sữa, theo Sound Health.
Tại sao ăn chuối giúp giảm cân?
Chuối chứa nhiều tinh bột, chất xơ và kali. Nó làm tăng cảm giác no và giúp no trong thời gian dài hơn. Điều này sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn và ngăn bạn ăn vặt.
Bác sĩ Watanabe dựa trên nguyên tắc, chuối đi thẳng đến ruột già mà không tan trong ruột non. Ở đó nó bắt đầu lên men và vi khuẩn có trong ruột biến nó thành các a xít béo chuỗi ngắn. Điều này làm trẻ hóa đường tiêu hóa và kích thích các tế bào, do đó thúc đẩy sức khỏe tổng thể.
Lợi ích sức khỏe của chuối
Chuối chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần để hoạt động tốt. Ngoài lợi ích giảm cân còn rất nhiều lợi ích sức khỏe khác, vì là nguồn giàu kali, chất xơ, chất chống ô xy hóa, vitamin và khoáng chất.
Tốt cho bệnh tiểu đường
Chuối chứa pectin và tinh bột kháng làm giảm lượng đường trong máu. Nó cũng kiểm soát cảm giác thèm ăn bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa. Chuối chưa chín hoặc vừa chín tới có chỉ số đường huyết khá thấp, theo Sound Health.
Nhưng chuối quá chín có thể làm tăng lượng đường trong máu và bệnh nhân tiểu đường nên tránh.
Cải thiện tiêu hóa
Là nguồn cung cấp chất xơ, rất cần thiết cho sức khỏe hệ tiêu hóa. Tinh bột kháng trong chuối sẽ trực tiếp đến ruột già, nơi vi khuẩn tốt ăn vào. Ăn thường xuyên loại quả này cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết.
Tốt cho tim
Kali là một khoáng chất cần thiết cho sức khỏe tim mạch. Nó cũng giữ cho huyết áp được ổn định. Một quả chuối cũng chứa 9% nhu cầu kali hằng ngày. Loại quả này cũng là một nguồn cung cấp magiê dồi dào, cần thiết để duy trì sức khỏe tim mạch, theo Sound Health.
Tăng cường sức khỏe của thận
Kali trong chuối kiểm soát huyết áp và do đó cải thiện chức năng thận, theo Sound Health.
Nó điều chỉnh dòng chảy của các chất dinh dưỡng cần thiết đi vào tế bào và chất thải ra khỏi các tế bào trong cơ thể. Chuối có hàm lượng natri thấp và có thể ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận.
Những trường hợp nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn chuối
Đối với bệnh nhân tim đang dùng thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn nhiều chuối.
Thuốc chẹn beta có thể làm tăng lượng kali trong máu. Điều này có thể có ảnh hưởng xấu đến thận. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
Đối với bệnh nhân thận, thận có thể không thể loại bỏ lượng kali dư thừa này. Đôi khi, điều này có thể gây tử vong. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ, theo Sound Health.
7 lý do khiến bạn dễ gầy ốm như Nhã Phương, Ngô Kiến Huy
Vì sao nhiều người khó lên ký hoặc dễ bị mất cân nặng?
Ăn kiêng quá mức: Áp dụng thực đơn kiêng khem với số lượng thức ăn ít ỏi trong thời gian dài làm mất cân bằng dinh dưỡng. Lượng thức ăn không đủ để cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, buộc cơ thể phải đốt cháy cơ bắp, lấy năng lượng nên hình thể ngày càng gầy gò. Từng bị ám ảnh về cân nặng hậu sinh con, Nhã Phương lao vào tập luyện, ăn kiêng nghiêm ngặt. Có thời điểm cô trông hốc hác, cánh tay khẳng khiu do nhịn ăn, giảm cân khắt khe. Ảnh: Women's Health, FB Nabi Nhã Phương.
Nhịn ăn thường xuyên: Ngoài Nhã Phương, Bích Phương cũng từng nhịn ăn để nhanh chóng xuống ký. Nếu tần suất nhịn ăn quá nhiều sẽ gây mất khối cơ, cạn kiệt protein. Nhiều vitamin, dưỡng chất thiết yếu bị thiếu hụt là nguy cơ tiềm ẩn của bệnh loãng xương, thiếu máu, viêm loét dạ dày, giảm trí nhớ... Ảnh: Insider, @bichphuongofficial.
Khả năng hấp thu kém: Nhiều người đau đầu vì dù ăn rất nhiều, không bỏ bữa nhưng cân nặng vẫn không cải thiện. Điều này có thể đến từ việc hấp thu kém các chất dinh dưỡng từ thức ăn, thay vì chuyển hóa ở ruột lại đào thải ra ngoài. Từ đó dẫn đến thân hình luôn ở trạng thái gầy gò, xanh xao. Ảnh: Youngisthan.
Thực hiện nhiều bài tập đốt mỡ: Một số bài tập cardio như chạy bộ kiểu HIIT (cardio cường độ cao ngắt quãng), leo núi mô phỏng, bật nhảy kèm hít đất (tabata)... nếu tập quá nhiều sẽ khiến cơ thể thiếu hụt năng lượng, từ đó đốt cháy protein làm suy giảm cơ bắp. Ngô Kiến Huy chia sẻ tình cờ nhận ra niềm yêu thích môn boxing. Anh thích tập đến mức giảm 10 kg. Giọng ca Truyền thái y từng khiến người hâm mộ lo lắng khi xuất hiện với vẻ ngoài hốc hác, chân tay khẳng khiu. Ảnh: Best Health Magazine, @ngokienhuy_bap.
Không bổ sung đủ protein trước và sau khi tập: Khi tập thể thao, đặc biệt trong điều kiện cường độ cao, cơ thể rất cần năng lượng để cung cấp cho quá trình trao đổi chất. Ăn đủ protein trước, sau lúc tập giúp cơ bắp được bảo vệ và phát triển khỏe mạnh. Còn nếu tập luyện với chiếc bụng đói, cơ bắp sẽ bị phá hủy. Ảnh: Men's Health.
Liên tục bị stress: Stress kéo dài gây nên chứng viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, khó tiêu... Những căn bệnh về đường tiêu hóa khiến bạn giảm sức đề kháng, mệt mỏi, chán ăn, từ đó cân nặng giảm đi nhanh chóng. Có thời điểm Minh Hằng nhìn gầy trơ xương, thiếu sức sống. Cô tiết lộ do bị stress quá nhiều, không thể ăn uống ngon miệng để rồi sụt cân khó kiểm soát. Ảnh: Wembley Clinic, @minhhang2206.
Thiếu ngủ: Khi ngủ đủ giấc quá trình sửa chữa các thương tổn, phục hồi năng lượng diễn ra hiệu quả giúp bạn làm việc cũng như tập thể dục hăng say hơn. Thiếu ngủ dễ gây mệt mỏi, căng thẳng, cơ thể bị suy nhược, khó hấp thu chất dinh dưỡng dẫn đến ốm yếu. Ảnh: Health Central.
Chị em nườm nượp đua giảm cân keto: Chuyên gia dinh dưỡng nói gì? Chế độ ăn Ketogenic (keto) giảm cân đang được nhiều chị em theo đuổi với mong muốn hiệu quả giảm cân tối đa. Nhưng theo chuyên gia dinh dưỡng phương pháp giảm cân này cần hết sức cẩn trọng. Siêu giảm cân Chị Phạm Thị Oanh - 35 tuổi, Đống Đa, Hà Nội tâm sự chị béo từ ngày học cấp 3. Gần...