Cách dùng nấm tốt nhất
Nấm ngon là loại búp tròn, chắc, có mùi thơm nhẹ. Khi làm nấm nên dùng dao cạo phần gốc (nấm cũ ướp lạnh không thể cạo mà phải cắt) và ngâm vào nước muối loãng để rửa.
Nấm rơm khi mua về nên làm sạch rồi nấu ngay, không nên để lâu vì sẽ mềm và ra nước, kém chất lượng.
Nấm rơm: Nấm rơm có hai loại: loại màu đen (nấm rơm cát) ngon hơn loại màu trắng (nấm rơm cấy). Người tiêu dùng chuộng nấm đen vì chắc và ngọt thịt, vì thế người làm ăn gian dối thường trộn nấm trắng vào muội than để bán. Mua nhằm nấm này vừa tốn nước vừa không ngon.
Nấm bào ngư: Nấm vừa hái có mùi thơm, ăn ngọt và giòn. Nấm hái lâu được bảo quản lạnh khi sờ vào thấy “mình” mềm, hơi ướt tay, đặc biệt có mùi khó ngửi… Nấm mua về cần làm ngay, nếu chưa sử dụng không nên rửa để vào ngăn sát ngăn đá, nấm được làm lạnh đúng mức sẽ không dễ hư. Nấm bào ngư hiện được dùng để làm nhiều món ngon: nấm xào sả ớt, làm nhân bánh xèo, nấu canh, nấu xúp…
Nấm đông cô khô và tươi: Nấm đông cô ngon có màu vàng nâu do phơi được nắng, nên chọn loại chân nhỏ mới ngon. Sau khi ngâm, nấm ra nước vàng nâu có mùi thơm đặc trưng, còn thịt nấm chắc, không bở, không mềm nhão… Nấm khô khi mua cần chọn loại còn lớp phấn trên mũ, có mùi thơm. Nếu dùng không hết nên bỏ vào hũ với một gói hút ẩm, cũng có thể cho vào túi ni lông để nơi khô thoáng, yên tâm nhất là cho vào tủ lạnh vì không khí lạnh và khô là nơi nấm mốc không yêu thích.
Video đang HOT
Nấm kim châm: Nấm chứa nhiều acid amin dễ tiêu hóa, thường để trong từng túi nhỏ, nếu để nguyên trong gói bảo quản được từ hai-ba ngày. Khi dùng làm nguyên liệu chế biến thức ăn nên tách nhẹ từng nhóm nấm, không ngâm muối vì nấm sẽ mềm. Nấu lâu trong lửa cũng làm cho nấm mềm, không ngon.
Nấm mỡ trắng: Nấm có thân hình “mũm mĩm” hơn so với nấm rơm. Khi mua nên chọn mua loại có màu sắc trắng, không có mùi chua… Các loại nấm tươi, nên mua vừa đủ ăn vì dùng không hết để dành sẽ không ngon. Nấm có mùi chua tức là đã nhiễm khuẩn (do tay bốc, lựa, chuyển hàng…) không nên ăn.
Theo ThS Cổ Đức Trọng – Trung tâm Nghiên cứu Linh chi và Nấm dược liệu TP.HCM: Nấm rơm, nấm bào ngư đen, trắng xám, nấm mèo là những loại nấm trồng ở Việt Nam. Riêng nấm đông cô khô tại khu vực chuyên bán dược liệu có một đặc điểm cần đặt dấu hỏi là nấm không hề biến chất dù trải qua nhiều mùa mưa nắng. Nấm đông cô ở Việt Nam gọi là nấm hương, có ở vùng Đà Lạt, Cao Bằng nhưng sản lượng không nhiều, màu sậm, nhỏ. Đà Lạt bán nấm hương tươi nhưng do sản lượng ít, chỉ đủ cung cấp cho chợ Đà Lạt nên không thể phơi khô để cung cấp cho thị trường các khu vực khác. Tương tự, nấm cẩm thạch được trồng ở Đà Lạt nhưng cũng chỉ có mặt ở chợ Đà Lạt. Còn nấm đông cô Nhật Bản to khía hơn nhưng thực chất vẫn là hàng Trung Quốc.
Theo Phunuonline
Món cá lóc đồng kho khế của má ngày xưa
Con cá lóc là loại cá ngon, nhiều thịt, có giá trị dinh dưỡng cao và được mọi người ưa thích.
Ngoài những món ăn truyền thống từ con cá lóc đồng như: cá lóc nướng trui, nấu canh chua, kho tộ, kho mắm... còn có một món ăn đặc biệt dân dã, là sự "tổng hòa" giữa những sản vật quê nhà miền Tây. Đó là món cá lóc đồng kho khế.
Về miền Tây, vùng đất phì nhiêu, sông ngòi chằng chịt, bạn sẽ thấy nơi đây rất dồi dào, phong phú về nguồn lợi thủy sản. Con cá lóc đồng hầu như có mặt quanh năm nơi các chợ miền Tây.
Nhưng hễ cứ nói đến cá lóc đồng kho khế, tôi lại nhớ đến những kỷ niệm tuổi thơ nơi quê nhà năm xưa. Ngày đó, trước sân nhà tôi có một cây khế cổ thụ, cành lá sum suê. Khế cho quả hầu như quanh năm, nhưng sai trĩu vào mùa hè, lúc nào cây cũng lúc lĩu những quả chín vàng. Những lúc buồn miệng, anh em chúng tôi thường trèo lên cây hái vài quả chín chấm với muối ớt rất ngon lành!. Bấy giờ, nhà tôi cách xa chợ huyện, nên bữa cơm hàng ngày của gia đình tôi cũng thường có món ăn nấu khế. Và món cá lóc đồng kho khế hầu như là món ăn thường nhật của gia đình.
Nguyên liệu chính cho món cá lóc đồng kho khế
Nhiều lần được xem má nấu, gần như tôi đã thuộc lòng cách làm món này. Trước tiên phải là khâu chọn cá. Má thường chọn những con cá lóc đồng rọng ở trong lu do ba đánh bắt được, to cỡ cổ tay người lớn rồi dùng dao làm sạch, cắt khoanh, để ra rổ cho ráo. Kế đến, má sai tôi ra trước sân nhà hái vài trái khế to chín hườm (không bị sâu), da bóng loáng và phải còn xanh, mang vào nhà, rửa sạch, dùng dao bén gọt bỏ khía, và xắt từng miếng mỏng để sẵn ra dĩa. Tiếp tục, má cho cá vào nồi, ướp cá với gia vị (nước màu đường bột ngọt nước mắm tiêu) để ngấm khoảng 15 phút rồi cho nồi cá lên bếp bắt đầu kho.
Đĩa cá lóc kho khế với màu sắc hài hòa bắt mắt và mùi thơm hấp dẫn
Còn nhớ ngày đó, những khi đói bụng, đây là công đoạn khiến tôi sốt ruột nhất. Vì cứ phải ngồi canh chừng, đợi nồi kho cho tới khi thịt cá săn lại, rồi đổ thêm nước lạnh vào xăm xắp với cá, đun tiếp trên ngọn lửa liu riu (khoảng chục phút). Khi thấy thịt khế đã ngã màu vàng sẫm, thấm gia vị, má nêm nếm gia vị lần cuối và không quên rưới lên 1 muỗng dầu ăn, một ít tiêu xay, vài lát ớt, nhắc xuống, múc ra dĩa, khi ấy mới là xong!...
Thật là đầm ấm khi buổi chiều tà tắt nắng, ba tôi từ ngoài đồng trở về và cả nhà quay quần bên mâm cơm đạm bạc, độc nhất chỉ có món cá lóc đồng kho khế. Quên sao được những bữa cơm ấy, sẵn cái bụng đang đói, tôi gắp liền miếng cá kho, và một miếng cơm nóng vào nữa, ôi thôi, thật ngon hết biết. Và nồi cơm má nấu cũng được tôi vét sạch đến hạt cuối cùng!...
Má tôi giờ đã đi xa. Các anh chị tôi nay đã có gia đình riêng và sống nơi Thành phố, cuộc sống đã khác xưa. Nhưng mỗi dịp giỗ chạp về gặp lại nhau, nhắc chuyện cũ, trong đó có món cá lóc đồng kho khế của má, ai nấy đều rưng rưng!...
Theo Dân Việt
Món cá chỉ vàng nướng muối ớt ở vùng quê Rạch Giá Dù xa quê đã lâu, mỗi lần ra chợ bắt gặp người bán cá chỉ vàng, tôi lại nhớ về món ăn này ngày xưa do má tôi chế biến. Nhưng duy chỉ có mùi thơm, vị ngọt của món cá chỉ vàng nướng muối ớt là như đã ăn sâu vào ký ức của tôi lúc nào không hay biết. Tôi còn...