Cách để xóa tận gốc mọi dữ liệu trên iPhone
Nếu chiếc người dùng có một chiếc iPhone không dùng đến, việc xóa dữ liệu là điều cần thiết. Tùy thuộc và độ quan trọng của từng loại dữ liệu mà cách xóa bỏ thông tin sẽ khác nhau.
Nếu bạn dự định bán, cho tặng hoặc vứt đi một chiếc iPhone hay iPad cũ, hãy chắc chắn rằng bạn đã xoá mọi thông tin cá nhân trong thiết bị và chúng sẽ không thể khôi phục được.
Theo The Intercept, ngoài cách thông thường, còn một cách “không chính thức” để đảm bảo dữ liệu trên iPhone không thể bị khôi phục. Tuy nhiên, làm thế đồng nghĩa với phá hỏng thiết bị.
Cách chính thức để xoá sạch iPhone
Khoá mã hoá là nơi iPhone/iPad dùng để giải mã thông tin trong máy, do đó, việc xóa khóa này khiến tất cả dữ liệu của bạn nằm trong tình trạng mã hoá vĩnh viễn và vì thế cũng không thể truy cập được.
Việc đầu tiên bạn sẽ cần một chiếc iPhone/iPad còn hoạt động mà bạn có thể điều hướng bằng màn hình cảm ứng hoặc kết nối với máy tính.
Trước khi bán, cho hoặc chuyển nhượng iPhone, người dùng nên xoá sạch các dữ liệu cá nhân cũ.
Cách đơn giản nhất là bạn hãy thao tác các bước sau: Cài đặt> Chung> Đặt lại> Xóa tất cả Nội dung và Cài đặt . Nếu thiết bị của bạn vì một lý do nào đó không thể truy cập vào Cài đặt , bạn có thể thử cách thứ hai bằng việc kết nối chúng với laptop hoặc máy tính để bàn và khôi phục máy thông qua thiết bị thứ ba.
Nếu hai cách trên vẫn không hiệu quả, bạn hãy thử đưa thiết bị vào Chế độ khôi phục , iPhone/iPad sẽ quay về chế độ cài đặt của nhà sản xuất và đồng thời xoá bỏ mọi dữ liệu của bạn.
Video đang HOT
Ngoài ra, nếu thiết bị của bạn thậm chí không bật, hãy sử dụng Force Restart theo hướng dẫn của hãng, sau đó làm theo một trong các cách đã nêu ở trên.
Cách xoá dữ liệu triệt để nhất
Nếu bạn đã thử tất cả các bước ở trên mà thiết bị của bạn vẫn không bật hoặc không thể kết nối với máy tính, cách tốt nhất là phá hủy chip bộ nhớ, nơi chứa toàn bộ dữ liệu người dùng.
Chip bộ nhớ flash (viền vàng bên dưới) nằm chung với bo mạch và chip điều khiển màu đen.
Trong bài viết của The Intercept , tác giả đã dùng iPad 6 để ví dụ về cách phá huỷ chip nhớ. Tuy nhiên, bất kể là kiểu máy nào, quy trình chung đều giống nhau: tháo màn hình iPhone/iPad, tìm bo mạch và phá hủy chip nhớ.
Để lấy được chip nhớ, bạn phải tháo rời iPad của mình. Đầu tiên, bạn hãy tìm cách tháo màn hình cảm ứng của iPad để có thể xem xét các thành phần bên trong.
Trên thị trường có những công cụ chuyên dụng để tháo bảng điều khiển, nhưng nếu không có sẵn các công cụ đó, bạn có thể hơ nhiệt vào xung quanh viền của của màn hình, để làm chảy chất kết dính, sau đó dùng một vật dẹt và nhẹ nhàng cạy màn hình lên.
Sau khi tháo màn hình, bạn sẽ thấy pin của iPad cùng một lớp vỏ kim loại ở bên cạnh, nơi chứa logic board của iPad và chip nhớ. Bạn hãy tháo tất cả vít giữ, cáp kết nối, đồng thời tháo nắp bo mạch.
Dùng máy khoan để phá huỷ chip bộ nhớ.
Sau khi tháo nắp, bạn sẽ thấy chip bộ nhớ có màu bạc và nằm trong một lớp vỏ kim loại, bên cạnh là logic board và chip xử lý màu đen. Bây giờ, bạn chỉ việc lấy chip flash ra và phá huỷ nó.
Gợi ý từ bài viết là dùng một máy khoan và khoan xuyên qua chip bộ nhớ cho đến khi phần thiết bị này vỡ ra. Tác giả bài viết lưu ý bạn hãy đảm bảo các vấn đề an toàn trước khi bắt đầu việc phá huỷ chip nói trên.
Cách làm trên cũng được nhiều hacker trên thế giới sử dụng để xóa chứng cứ. Catfish, chủ của Chicken Drumstick, phần mềm gian lận game lớn nhất từ trước đến nay từng kể lại việc đập từng chip nhớ của bản thân hòng xóa dấu vết tội phạm.
Khi bị phát hiện, Catfish nhanh chóng tắt nguồn các máy chủ vận hành phần mềm cheat, và lấy búa phá hủy tất cả ổ cứng có thể còn lưu dữ liệu liên quan tới cheat. “Tôi hoảng loạn đến mức đập mọi con chip tôi nhìn thấy trong ổ SSD. Kế đó, tôi vứt tất cả ở chỗ cách đây vài dặm”, Catfish kể lại.
Pháp tố Apple lấy dữ liệu người dùng, âm thầm chạy quảng cáo trên iPhone
Dù lên tiếng chỉ trích Facebook xâm phạm quyền riêng tư, Apple lại mập mờ trong việc thu thập dữ liệu chạy quảng cáo, tự vi phạm luật chơi do mình đặt ra.
Apple có thể đối mặt với nhiều vụ kiện ở châu Âu
Cùng với việc phát hành bản cập nhật iOS 14.5, tính năng App Tracking Transparency (ATT, Minh bạch theo dõi ứng dụng) vẫn là chủ đề được cộng đồng người tiêu dùng iPhone quan tâm. Tính năng này yêu cầu nhà phát triển ứng dụng phải có sự đồng ý từ chủ nhân thiết bị thì mới được phép lấy thông tin của họ để chạy quảng cáo.
Xung đột giữa Facebook và Apple ngày càng nóng lên sau khi người đứng đầu "táo khuyết" chỉ trích Facebook thu thập dữ liệu khách hàng và lên kế hoạch can thiệp vào mô hình kinh doanh của Mark Zuckerberg bằng cách phát hành tính năng ATT.
Thế nhưng gần đây, Bloomberg cho biết nhóm vận động hành lang France Digitale đã gửi đơn khiếu nại tố Apple tự ý lấy dữ liệu để chạy quảng cáo trên App Store, Apple News và Stocks mà không hỏi ý chủ nhân thiết bị. Tức là tính năng ATT thực chất chỉ có hiệu lực với những phần mềm do công ty khác cung cấp, còn các ứng dụng của nhà sản xuất iPhone hoàn toàn không bị ảnh hưởng.
Trong đơn khiếu nại, France Digitale viết: "Apple có quyền lựa chọn ai là "đối tác", ai là "bên thứ ba" một cách tùy ý, điều này có thể thay đổi và người dùng không được thông báo về thay đổi đó". Họ lập luận rằng, nếu Apple thực sự quan tâm đến quyền riêng tư thì nên công khai minh bạch về chính sách quảng cáo của mình thay vì bắt các bên khác làm vậy.
Apple bác bỏ cáo buộc từ France Digitale và cho rằng đây là "nỗ lực yếu ớt từ những công ty theo dõi người dùng đang muốn đánh lạc hướng hành động của họ, qua mặt các nhà quản lý và hoạch định chính sách".
Động thái của France Digitale bắt nguồn từ một nhóm nhà quảng cáo trực tuyến gửi đơn khiếu nại lên cơ quan cạnh tranh ở Pháp yêu cầu tạm dừng chính sách mới của Apple. Theo họ, Apple vẫn có thể cho phép các công ty phân phối quảng cáo được cá nhân hóa theo một tiêu chuẩn khác.
Jane Horvath - lãnh đạo bộ phận quyền riêng tư của Apple khẳng định: "Tính minh bạch và trao quyền kiểm soát cho người dùng là trụ cột cơ bản trong triết lý quyền riêng tư của chúng tôi".
Nhà sản xuất iPhone cho biết hệ thống chạy quảng cáo của họ có thể hoạt động mà không cần theo dõi người dùng. Cụ thể, họ nhắm mục tiêu quảng cáo bằng cách phân loại những người dùng có cùng đặc điểm như độ tuổi, quốc gia, giới tính thành các phân khúc khác nhau thay vì xác định từng đối tượng cụ thể.
Trang 9to5mac phân tích, ATT chỉ cấm nhà phát triển ứng dụng gửi dữ liệu cho bên thứ ba (tức mạng quảng cáo). Vấn đề nằm ở chỗ: Apple vừa là nhà phát triển ứng dụng, vừa là nhà cung cấp mạng quảng cáo. Các nhà phát triển ứng dụng với quy mô nhỏ hơn dĩ nhiên sẽ không đủ nguồn lực tự chạy nền tảng quảng cáo riêng, buộc phải dựa vào bên thứ ba để kiếm tiền. Thậm chí nhiều người khiếu nại yêu cầu Apple phải tuân theo luật chơi bằng cách tự xem mạng quảng cáo của mình như "bên thứ ba".
Đây chỉ là đơn khiếu nại mới nhất trong chuỗi dài các vụ kiện tụng mà Apple sẽ đối mặt sau khi công bố kế hoạch tung ra ATT. Không chỉ ở Pháp, cơ quan cạnh tranh của Anh, Đức, Tây Ban Nha gần đây cũng tiếp nhận nhiều khiếu nại với nội dung tương tự.
Dùng drone buôn lậu hơn 1.000 iPhone Nhóm buôn lậu sử dụng drone vận chuyển iPhone 12 và chip nhớ giữa Hong Kong và Quảng Đông. Theo CCTV , ngày 21/1, cảnh sát Quảng Đông đã phát hiện một nhóm buôn lậu thiết bị điện tử quy mô lớn, sau khi nhận thấy những tiếng động lạ trong rừng. Cơ quan chức năng đã thu giữ 13 thùng hàng, gồm...