Cách chăm sóc bà bầu 6 tháng cuối thai kỳ khoa học nhất giúp con sinh ra khỏe mạnh, không lo dị tật
Vào 6 tháng cuối thai kỳ các bà bầu phải phụ thuộc nhiều vào sự chăm sóc, chế độ dinh dưỡng nữa để đảm bảo tốt cho cả mẹ và con. Do đó, bạn nhất định phải xem qua cách chăm sóc mẹ bầu 6 tháng cuối thai kỳ dưới đây để bảo đảm thai khỏe đủ 40 tuần, không lo dị tật nhé!
6 tháng cuối của thai kỳ, tốc độ phát triển của thai nhi vô cùng nhanh chóng. Vì vậy, bà bầu cần được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất và chế độ nghỉ ngơi hợp lí để thai nhi tăng trưởng và phát triển tốt trong giai đoạn này.
1. Tháng 4, 5, 6 – ba tháng giữa bồi bổ
Tăng cường sức đề kháng: Theo như lời bác sĩ thì sau 3 tháng đầu, trọng lượng của cơ thể của mẹ bầu ngày càng lớn, di chuyển cũng sẽ bắt đầu khó khăn. Giai đoạn này bà bầu cần tập trung tăng cường sức để kháng cho cả mẹ và thai nhi. Lời khuyên của các chuyên gia dành cho mẹ lúc này là hãy ăn thật nhiều trái cây, rau quả, uống nhiều nước để tránh táo bón và các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.
Vận động nhẹ nhàng :Tại thời điểm này, các mẹ sẽ cảm thấy giảm hẳn những cơn mệt mỏi, những triệu chứng buồn nôn, ốm nghén. Đây chính là khoảng thời gian thích hợp để các mẹ có thể tập thể dục nhẹ nhàng, chú ý bổ sung các thực phẩm tốt cho thai kỳ.
Các thực phẩm mẹ bầu cần bổ sung trong 3 tháng giữa thai kỳ:
- Bà bầu nên ăn các loại thịt đỏ giàu Protein và sắt: Thịt bò, thị cừu, thịt lợn, thịt trâu,…
- Các loại cá chứa nhiều DHA nên bổ sung khi mang thai: Cá hồi, cá chép, cá cơm, cá thu nhỏ, cá chích,…
- Các loại rau xanh bà bầu nên ăn giúp phòng tránh dị tật thai nhi: Súp lơ, bắp cải, củ cải, các loại họ đậu, các loại rau lá xanh (Rau Bina, rau cải, rau diếp cá,…)…
- Các loại hoa quả tươi tốt cho phụ nữ mang thai:
Nên tăng cường cường bổ sung các loại quả cho mẹ bầu như: Đu đủ chín hoàn toàn, Kiwi, các loại họ cam quýt, quả lựu, quả bơ, nho, chuối chín,… để giúp bổ sung Vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Như vậy mới là cách chăm sóc bà bầu đúng cách và khoa học.
Một số loại hạt tốt cho bà bầu giúp con thông minh:
Video đang HOT
- Hạt óc chó
- Hạnh nhân,
- Lạc, hạt dưa, hạt bí, hạt mắc-ca,…
Các loại nước tốt dành cho bà bầu: Nước dừa, nước mía, nước cam,…
2. Tháng 7, 8, 9 – ba tháng cuối thần tốc
Sự thay đổi về trọng lượng cơ thể:
Khoảng thời gian 3 tháng cuối là là giai đoạn mệt mỏi nhất trong suốt thai kỳ. Các mẹ sẽ vừa mệt mỏi vì những thứ do cơ thể bầu bì của mình mang lại và càng phải chịu đựng trọng lượng cơ thể mình đang tăng mạnh đặc biệt là thời kỳ này.
Những xét nghiệm trong 3 tháng cuối là rất quan trọng mà mẹ bầu tuyệt đối không được bỏ qua. Đây chính là thời điểm mà các bác sĩ sẽ kiểm tra và “chốt” một lần cuối trước khi sinh những bất thường ở động mạch, tim và một số vùng ở cấu trúc não hay những bất thường về nhau thai, ngôi thai, nước ối… Khi có điều gì “không đúng” xảy ra, tuy không thể thay đổi tình hình, nhưng bầu có thể chọn cho mình cách ứng phó an toàn nhất như chọn nơi sinh, chọn cách sinh…
Chế độ dinh dưỡng cho 3 tháng cuối:
Ngoài việc tăng cường nhóm thực phẩm giàu đạm, sắt, can-xi, chất béo, bầu nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, thành phần quan trọng trong quá trình hình thành các mô liên kết ở da, xương và đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương. Đồng thời, vitamin C cũng giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở phần lớn các mẹ bầu trong 3 tháng cuối.
5 thực phẩm nhất định phải ăn trong 3 tháng cuối thai kỳ
- Thực phẩm giàu chất đạm: Ở giai đoạn 3 tháng cuối này, thai nhi cần rất nhiều protein. Dưỡng chất này sẽ giúp phát triển các cơ, mô cho em bé. Những thực phẩm giàu chất đạm mẹ nên bổ sung thường xuyên là đậu, thịt gà, thịt lợn và thịt bò.
- Trứng: Trứng là lựa chọn lành mạnh cho mẹ và bé ở 3 tháng cuối thai kỳ. Trứng có chứa chất dinh dưỡng có tên choline giúp hỗ trợ hoạt động của tế bào. Lưu ý là khi ăn trứng, mẹ bầu nên ăn chín hẳn, không nên ăn tái sống để phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Cá hồi: Cá hồi là thực phẩm lành mạnh không thể thiếu trong 3 tháng cuối thai kỳ. Loại thực phẩm này rất giàu axit béo omega 3 tốt cho não của em bé đang phát triển nhanh chóng.Dù rất tốt nhưng vẫn phải lưu ý mẹ bầu không nên ăn cá hồi sống trong các món sushi.
- Các loại hạt: Đây là lựa chọn tuyệt vời cho các món ăn nhẹ của mẹ bầu. Mẹ nên chọn các loại hạt, quả khô như óc chó, hạt điều, hồ trăn và các loại ngũ cốc bởi chúng rất giàu chất béo, chất xơ và chất đạm.
- Đu đủ chín: Mẹ nên ăn đu đủ chín chứ không phải đu đủ xanh còn nhựa. Loại trái cây này rất giàu kali, vitamin C, chất xơ và folate. Đồng thời đây cũng là loại quả được coi là phương thuốc tự nhiên giúp ngăn ngừa nhồi máu cơ tim.
Để phòng ngừa chứng phù nề khi mang thai:
Ở 3 tháng cuối các mẹ bầu hãy tham gia vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập thể dục, đơn giản là đi bộ quanh nơi ở, bơi lội… Giảm bớt công việc và nếu cần là tạm gác công việc sang một bên để nghỉ ngơi, ăn làm nhiều bữa trong ngày. Theo các chuyên gia dinh dưỡng và y tế, bà bầu tập thể dục trong 3 tháng cuối không chỉ giúp bé cưng phát triển tốt hơn mà còn có thể giúp “hành trình” vượt cạn diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng hơn rất nhiều. Do đó, trừ khi có khuyến cáo đặc biệt từ bác sĩ chuyên khoa, nếu không, mẹ bầu không nên lơ là những bài tập trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Thời điểm này các mẹ cũng sẽ gặp khá nhiều vấn đề về cảm xúc, đôi lúc sẽ cảm thấy lo lắng, hồi hộp khi chuẩn bị đón đứa con của mình. Điều cần làm lúc này là các mẹ hãy lắng nghe cơ thể mình, nếu thấy các dấu hiệu bất thường sau đây hãy thông báo ngay cho bác sĩ để được can thiệp kịp thời.
- Đau bụng
- Co thắt tử cung mạnh và kéo dài trong vòng 20 phút
- Âm đạo chảy máu hoặc có dịch lỏng chảy ra làm ướt quần trong
- Chóng mặt đến ngất xỉu
- Khó thở, đánh trống ngực, có dấu hiệu đột quỵ
- Mặt, tay, chân sưng đến nỗi đau đớn
- Thai không máy.
Một điều hết sức quan trọng để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và thai nhi trong suốt 9 tháng mang thai thì ngoài chế độ chăm sóc bà bầu 6 tháng cuối thai kỳ ở trên thì các mẹ cần phải tuân thủ tuyệt đối theo đúng lịch khám với bác sĩ của mình nữa nhé!
Theo www.phunutoday.vn
Mẹ chồng khó chịu khi tôi được chồng yêu chiều
Tôi đang mang thai, nhưng mẹ chồng luôn cảm thấy khó chịu khi chồng yêu chiều và lo lắng cho sức khỏe của tôi...
Tôi đang mang thai, nhưng mẹ chồng luôn cảm thấy khó chịu khi chồng yêu chiều và lo lắng cho sức khỏe của tôi... (Ảnh minh họa)
Tôi 23 tuổi, chồng 25 tuổi, chúng tôi cưới nhau được 1 năm và đang ở chung với mẹ chồng. Mẹ chồng tôi có hoàn cảnh hơi đặc biệt, bố chồng mất từ hồi bà còn rất trẻ, bà ở vậy nuôi chồng tôi cho đến tận bây giờ. Mẹ chồng hết mực yêu thương con trai, trong mắt bà, chồng tôi 25 tuổi đầu nhưng không khác gì đứa trẻ lên 3 tuổi.
Bữa sáng mẹ vẫn dậy nấu cho anh ăn, bữa trưa, bữa tối mẹ vẫn lo lắng anh ăn gì cho đảm bảo sức khỏe. Khi tôi yêu chồng tôi, bà thường xuyên nhắc nhở tôi phải chăm sóc, chú ý đến sức khỏe của anh. Bà không khiến tôi đi chợ, không khiến tôi nấu ăn sáng, không phải vì lo cho sức khỏe của tôi, mà sợ tôi nấu ăn không hợp khẩu vị của chồng, anh không ăn được rồi lại gầy.
Với con trai thì bà yêu thương như vậy, nhưng với đứa con dâu như tôi thì với bà lại chẳng đáng một xu. Tôi mang bầu, bị ốm, bà sợ tôi uống thuốc ảnh hưởng đến cháu nội nên lúc nào cũng căn vặn không được dùng thuốc. Tôi uống cảm cúm Xuyên Hương, thuốc chuyên dành cho bà bầu vậy mà mẹ chồng cũng không đồng ý, thấy tôi mua về, bà mắng khơi khơi và đem vứt cả ra thùng rác.
Thấy chồng yêu thương chiều tôi là mẹ chồng tỏ thái độ khó chịu ra mặt. Tôi ghén, thèm ăn của chua, 10 giờ tối chồng chạy ra ngoài mua cho tôi quả xoài, mẹ chồng biết mắng tôi là loại con gái vô ý, trời lạnh thế để chồng đi đêm hôm phải đi mua đồ cho ăn. Chồng phải đi làm thứ 7, anh nghỉ việc để đưa tôi đi khám thai mẹ chồng cũng khó chịu, bà nói ngày xưa bà bầu làm đến tận ngày đẻ có sao đâu, mà bây giờ tôi hơi một tý đã làm mình làm mẩy.
Tôi ghén, chồng mua cho tôi thứ này thứ kia để ăn bà cũng khó chịu, bà nói con trai chiều vợ quá có ngày nó cưỡi lên đầu lên cổ rồi nói tôi loại đàn bà lúc nào cũng dựa vào chồng, không tự lập được việc gì thì sau này chỉ làm khổ chồng, khổ con.
Tôi mệt mỏi quá, mới lấy chồng được hơn 1 năm mà cảm giác mình già đi cả chục tuổi, không chịu đựng được sự vô lý của mẹ chồng, tôi đề nghị chồng ra ngoài thuê nhà ở riêng, thi thoảng về thăm bà nhưng anh không đồng ý. Anh nói tôi phải chịu đựng và thông cảm cho bà, vì anh, đừng để ý đến những điều mẹ anh nói. Nhưng tôi không thể làm được.
Theo Tintuc
Chì chiết con dâu luộm thuộm, con trai nói một câu khiến mẹ sững người Nhà được mỗi một đứa con là Long nên bà Mai chăm lo hết sức. Mỗi lần sang nhà, thấy Long phải dọn dẹp, bà đều trách móc con dâu ăn ở luộm thuộm. Không ngờ, trong một lần đang nhiếc mắng thì Long đã nói một câu khiến bà từ đó không còn dám mở lời chì chiết Sương. Bà Mai có...