Cách bảo vệ mũi tốt nhất
Môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm, khí hậu ngày càng khắc nghiệt,… là những nguyên nhân làm tăng các bệnh về mũi. Dưới đây các chuyên gia sẽ giúp chúng ta hiểu được kỹ hơn nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh.
1. Vì sao mũi là nơi dễ nhiễm bệnh?
Hàng ngày, có gần 20.000 lít không khí lưu thông qua lớp màng nhầy của mũi – lớp rào chắn bảo vệ mũi quan trọng nhất. Cùng với không khí qua lỗ mũi vào đường hỗ hấp là những vi khuẩn, virut, bụi bẩn… mà mắt thường ta không nhìn thấy được.
2. Vì sao phải giữ mũi luôn khoẻ mạnh?
Bảo vệ mũi tức là bảo vệ hệ hô hấp. Một khi lớp màng nhầy của mũi bị khô, nó sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ hệ hô hấp.
Việc mất đi hay giảm chất nhờn này sẽ làm cho mũi khô, dẫn đến việc vi khuẩn dễ xâm nhập vào bên trong gây nên các bệnh đường hô hấp: ngứa mũi, hắt hơi, viêm mũi, đau mũi,… Nếu hiện tượng này kéo dài hoặc thường xuyên bị đi bị lại có thể dẫn đến việc xuất hiện các lớp vẩy kết hoặc chảy máu mũi.
3. Vì sao lớp màng nhầy lại bị khô?
Nguyên nhân quan trọng nhất phải kế đến là môi trường ô nhiễm, dùng máy sấy, điều hòa, thiếu độ ẩm, khói thuốc,…
Video đang HOT
Việc sử dụng một số loại thuốc thường xuyên như kháng hixtamin, thuốc huyết áp, thuốc dị ứng, thuốc co mạch dưới dạng nhỏ mũi,… cũng có làm cho màng nhẩy của mũi bị khô
4. Giải pháp bảo vệ mũi tốt nhất?
Để mũi luôn khoẻ mạnh, chúng ta cần vệ sinh mũi hàng ngày và dưỡng ẩm cho lớp màng nhầy của mũi bằng nước muối sinh lý ít nhất 1 lần/ngày vào buổi tối. Đây là cách làm sạch vi khuẩn, bụi,… trong mũi. Ngoài ra nó cũng giúp cung cấp độ ẩm cho màng nhầy của mũi.
Một cách khác giúp bảo vệ mũi là đeo khẩu trang khi đi ngoài đường, nói không với khói thuốc lá, hạn chế ở trong phòng điều hoà hoặc lò sưởi,….
Khi áp dụng tất cả các cách trên mà bạn vẫn thường xuyên gặp phải các vấn đề ở mũi, hãy lập tức đến gặp bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn.
Theo Dantri
Những người cần kiêng ăn sữa bò
Giá trị dinh dưỡng của sữa bò rất cao, các nhà y học dân tộc còn cho rằng ngoài giá trị dinh dưỡng rất cao ra, sữa bò còn có thể có tác dụng chữa trị bệnh như bồi bổ những hư tổn của cơ thể, ích phế lợi vị, sinh tân dịch, nhuận tràng nữa. Nhưng có một số người thì lại không nên ăn sữa bò. Những người đó gồm:
1. Những người có dị ứng với sữa bò
Phần nhiều phát sinh ở những người có thể chất mẫn cảm, nhất là một số trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, sau khi ăn sữa bò sẽ xuất hiện các triệu chứng về đường ruột như đau bụng, đi ngoài v.v... Có một số người bị những bệnh có tính dị ứng như viêm mũi, hen suyễn, mề đay, mẩn ngứa do dị ứng v.v... đối với những người này nếu phát hiện hễ cứ ăn sữa bò vào là đều sẽ làm cho các triệu chứng trên nặng lên rõ rệt thì đều phải nghĩ đến đó là dị ứng với sữa bò, ngừng ăn ngay sẽ khỏi.
2. Những người không chịu được sữa bò
Đây chỉ là những người ăn sữa bò vào không chịu được. Vì có một số người, trong cơ thể không đủ hoặc thiếu hụt chất lactose anzyme, sau khi ăn sữa bò vào, chất lactose trong sữa bò khó được tiêu hóa và hấp thu, cho nên sinh ra trướng khí kết tràng, trung tiện nhiều, bụng đau, đi lỏng.
Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thường hay mẫn cảm, nên tránh cho trẻ ăn sữa bò (ảnh minh họa)
3. Những người bị rạn nứt, bị sa thực quản hoặc bị viêm thực quản
Loại bệnh này thường thấy bị đau hoặc có cảm giác như bỏng rát ở dưới cổ họng. Có khi lại xuất hiện các triệu chứng như bị nôn, khó nuốt sau khi ăn vào. Đó là do bị chứng viêm, do chất dịch ở dạ dày và hành tá tràng ợ ra chảy vào thực đạo gây nên. Mà sữa bò thì có tác dụng hạ thấp trương lực của cơ vòng của thực quản, nó có thể làm tăng cơ hội làm nôn ợ dịch vị và dịch ruột, làm cho bệnh trở nên nặng thêm.
4. Những người bị loét dạ dày và hành tá tràng
Trước các bác sĩ thường coi sữa bò, món ăn chữa trị bệnh cho những người bị loét dạ dày và hành tá tràng, họ luôn khuyên người bệnh nên ăn để bồi bổ cơ thể. Nhưng qua các tài liệu về bệnh học truyền nhiễm thì ăn sữa bò không những bất lợi cho những người bị các bệnh về loét, nếu những người bệnh bị loét mà thường xuyên ăn sữa bò hoặc các thức ăn có chứa nhiều sữa bò, thì sẽ có thể làm chậm lại tốc độ khép kín miệng vết loét, ảnh hưởng đến hiệu quả chữa trị bệnh. Vì rằng sữa bò kích thích niêm mạc dạ dày, làm cho dạ dày có thể sinh ra lượng lớn vị toan, do đó mà làm cho bệnh tình nặng thêm lên.
5. Những người bệnh sau khi đã mổ cắt một phần hoặc toàn bộ dạ dày
Do vì sau khi mổ cắt bỏ một phần dạ dày, túi dạ dày còn lại rất nhỏ bé, lúc bấy giờ lại uống sữa bò giàu chất đường sữa vào, sữa bò sẽ nhanh chóng tuôn chảy vào ruột non, làm cho tình trạng chất lactose anzyme vốn đã không đủ hoặc thiếu hụt rõ rệt, lại càng thêm trầm trọng làm cho triệu chứng không chịu được sữa bò nặng thêm gấp bội.
Những người bị loét dạ dày hành tá tràng cũng nên kiêng ăn loại sữa này (ảnh minh họa)
6. Những người bị viêm túi mật và viêm tuyến tụy
Khi bị viêm túi mật và viêm tuyến tụy không nên ăn sữa bò, bởi vì trong sữa bò còn nguyên mỡ có khá nhiều mỡ, để tiêu hóa được mỡ thì lại cần lượng lớn dịch mật và chất pancreatic enzyme tham gia, cho nên ăn uống sữa bò vào người sẽ có thể làm tăng gánh nặng cho túi mật và tuyến tụy. Tất cả những người đang trong thời gian viêm túi mật và viêm tuyến tụy cấp tính đều cần phải kiêng ăn sữa. Còn đối với những người bị viêm ở thời kỳ mạn tính hoặc thời kỳ đang được hồi phục, cũng nên ăn ít sữa bò thôi, để tránh bệnh tình nặng thêm.
7. Những người bị viêm loét kết tràng có tính chất loét
Vì phân tử mỡ có chứa trong sữa bò tương đối lớn, khó bị phân giải, tiêu hóa. Hơn nữa, chất fatty acid mang tính chất củA Voltatiles có rất nhiều trong sữa bò có tác dụng kích thích nhất định đối với đường ruột có thể làm nặng thêm các triệu chứng như đau bụng, đi lỏng và đi ngoài phân có máu và mủ v.v... của bệnh nhân.
8. Những người bệnh có hội chứng dễ bị kích thích ở đường ruột
Đây là một chứng bệnh có tính công năng của đường ruột thường thấy: đặc điểm của nó làm những phản ứng sinh lý của công năng vận động cơ bắp của đường ruột và công năng phân tiết niêm dịch của niệu đạo đường ruột thất thường, mà không có bất cứ một sự thuyên giảm nào đối với bệnh trong kết cấu đường ruột. Triệu chứng của nó có liên quan đến những nhân tố về tinh thần và dị ứng của thức ăn bao gồm dị ứng của sữa bò và của các chế phẩm của nó.
Ngoài ra đối với những người lúc bình thường vẫn có triệu chứng như bụng trướng tức, trung tiện nhiều, đau bụng và đi lỏng v.v... tuy không phải đó là do ăn sữa bò gây nên, nhưng nếu lúc đó mà dùng sữa bò thì những triệu chứng đó cũng sẽ tăng lên.
Theo Ykhoa.net
Thuốc điều trị viêm mũi xoang Viêm mũi xoang được định nghĩa là tình trạng viêm niêm mạc của mũi và các xoang cạnh mũi gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn, dị ứng... Tùy theo thời gian diễn biến của bệnh, viêm mũi xoang được chia làm 3 thể là viêm mũi xoang cấp tính kéo dài dưới 4 tuần, viêm mũi xoang bán...