Cách bảo vệ làn da khi nắng nóng
Hôm nay (1-6), Hà Nội bắt đầu xuất hiện đợt nắng nóng gay gắt mới với chỉ số tia UV (tia cực tím) ở mức cao gây ảnh hưởng lớn đến làn da nếu không được chăm sóc, bảo vệ đúng cách.
Một bệnh nhân điều trị sạm da tại Bệnh viện Da liễu trung ương.
Chỉ nên tắm 1-2 lần/ngày
Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thùy, Trưởng khoa Điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em, Bệnh viện Da liễu trung ương cho biết, trong những ngày oi bức, nắng nóng, làn da tăng tiết mồ hôi, bã dầu dễ gây nên các bệnh về da, như: Mụn, trứng cá, tàn nhang, sạm da… Việc đeo khẩu trang hoặc chăm sóc da không đúng cách có thể khiến làn da ảnh hưởng.
“Bảo đảm sử dụng khẩu trang vệ sinh, nên thay khi bị bẩn. Dù sử dụng khẩu trang vẫn nên dùng thêm kem chống nắng. Hạn chế dưỡng ẩm quá nhiều hoặc trang điểm dày khi đeo khẩu trang. Rửa mặt bằng nước sạch sau khi sử dụng khẩu trang”, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thùy lưu ý.
Video đang HOT
Một lưu ý khác là thời tiết oi bức, nhiệt độ cao khiến nhiều người khó chịu nên liên tục tắm. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thùy, điều này là không nên bởi tắm nhiều sẽ khiến làn da bị khô. Do đó, chỉ nên tắm 1-2 lần/ngày, hạn chế tắm nước quá lạnh hay nóng làm hại làn da. Ngoài ra, cần rửa mặt thường xuyên, đặc biệt khi rửa mặt, điều quan trọng là bàn tay phải sạch.
Ngoài việc rửa mặt, vệ sinh da đúng cách, theo bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thùy, để bảo vệ làn da trước ảnh hưởng của nắng nóng cần có một chế độ ăn hợp lý. Cụ thể, tăng cường các vitamin và khoáng chất từ hoa quả, hạn chế đồ chiên, đồ mỡ. Buổi sáng đi làm hay đi học phải ăn sáng đầy đủ. Kiểm soát chế độ sinh hoạt, tập luyện thể dục đều đặn, nghỉ ngơi đúng giờ, tránh thức khuya, kiểm soát stress, căng thẳng… Đặc biệt, cần bảo đảm chế độ bù đủ nước, uống 2-2,5 lít nước/ngày. Thời tiết nắng nóng, cơ thể ra mồ hôi nhiều, mệt mỏi, da không được cấp ẩm thường xuyên là nguyên nhân khiến da xấu đi.
Tuân thủ bôi kem chống nắng 3 tiếng/lần
Nắng nóng kéo theo tia UV ở mức có hại cũng sẽ gây nguy hiểm cho làn da. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khi chỉ số tia UV mức 8-10, nếu làn da ở ngoài nắng khoảng 25 phút có thể bị bỏng. Khi chỉ số tia UV từ mức 11 trở lên, da có nguy cơ bị bỏng nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời khoảng 10 phút mà không được bảo vệ. Còn khi tia UV ở mức 12 sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Thành, Phó Trưởng khoa Laser và Chăm sóc da (Bệnh viện Da liễu trung ương) cho biết, tia cực tím hay các bức xạ khác có trong ánh sáng mặt trời rất nguy hại đến làn da. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, với điều kiện thời tiết nắng nóng gay gắt như hiện nay, da có thể gặp các vấn đề, như: Sạm, lão hóa da, bỏng nắng, ung thư da…
Bác sĩ Nguyễn Tiến Thành khuyến cáo, để bổ sung lượng nước đủ cho cơ thể chống nắng nóng, ngoài việc uống nước, có thể ăn các loại trái cây có chứa nhiều nước, như: Cam, bưởi, dưa hấu… Những người thường xuyên luyện tập thể thao hay làm việc ngoài trời cần cung cấp lượng nước nhiều hơn nữa. Bên cạnh các biện pháp chống nắng như mặc quần áo, đội mũ rộng vành, đeo kính chống nắng… thì người dân cần chú ý bôi kem chống nắng và nên bôi 3 tiếng/lần.
Muốn da không bị khô hay bết dính khi thoa kem chống nắng? Học ngay những bí kíp này!
Những ngày trời nắng "đổ lửa" thế này thì kem chống nắng là một trong những "vật bất ly thân" của chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng chúng sao cho đúng cách...
Dưỡng ẩm trước khi dùng kem chống nắng là cực kỳ cần thiết
Rất nhiều bạn da bị khô khi thoa kem chống nắng. Loại mỹ phẩm này đa phần khiến da chúng ta bị mất cân bằng độ ẩm. Mặc dù các loại kem thế hệ mới đã cải thiện được khá tốt vấn đề này, nhưng với thời tiết khô nóng của mùa Hè, bạn vẫn nên dùng dưỡng ẩm trước khi thoa kem. Việc dưỡng ẩm đúng cách giúp da mềm mại hơn, kiểm soát chất nhờn và giúp da trông khỏe mạnh khỏe, tránh tình trạng bết dính, lộ kem trắng với những bạn không trang điểm.
Nhớ là phải thoa dưỡng ẩm trước chứ không phải sau kem chống nắng nhé!
Sử dụng lượng kem chống nắng phù hợp
Bao bì các sản phẩm chống nắng thường không có thông tin về liều lượng sử dụng nên dễ gây hoang mang cho những bạn mới tập tành xài. Theo các chuyên gia, lượng kem chống nắng được dùng cần phụ thuộc vào diện tích và loại da mà bạn muốn bảo vệ. Cụ thể là: 2 - 4 đồng xu khi thoa toàn thân, 1 đồng xu khi thoa mặt.
Thoa kem chống nắng đúng thời điểm trước khi ra ngoài
Làn da của chúng ta rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương ngay từ những phút đầu tiếp xúc với tia nắng Mặt Trời. Vì vậy, để kem chống nắng kịp thẩm thấu vào da và hoạt động hiệu quả, chúng ta nên thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài từ khoảng 15 phút nhé! Nếu bạn thường xuyên quá vội vàng, hãy chọn kem chống nắng vật lý và chọn loại có thể ra nắng ngay sau khi thoa xong. Rất nhiều kem chống nắng vật lý thế hệ mới đã cải thiện được vấn đề này.
Có nhất thiết phải thoa kem chống nắng lại sau mỗi 2 giờ?
Thực ra kem chống nắng thế hệ mới hiện nay có hiệu quả chống nắng kéo dài khá cao, có thể lên tới 5 đến 8 tiếng. Tuy nhiên, nếu bạn đi bơi hay vận động ra mồ hôi nhiều, bạn vẫn cần thoa lại kem chống nắng sau khoảng 2 - 3 giờ đồng hồ, vì các hoạt động này thường sẽ làm trôi mất kem chống nắng.
Bôi kem chống nắng ngay cả khi ở trong nhà
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tia UV trong ánh nắng có thể chiếu xuyên qua các lớp cửa, bê tông, thậm chí là quần áo. Bởi vậy, ngay cả bạn ở trong phòng hay ngồi trong xe ô tô, đừng quên thoa kem chống nắng để bảo vệ da một cách toàn diện nhất nhé!
Kem chống nắng và những điều cần biết Hẳn ai cũng biết đến tầm quan trọng của kem chống nắng, nhưng có lẽ không nhiều người biết chọn loại kem chống nắng phù hợp với làn da và sử dụng đúng cách. Th.S - BS Lê Tôn Dũng (Giảng viên bộ môn Tạo hình thẩm mỹ Trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch) sẽ tư vấn cách sử dụng kem...