Các trường vùng cao Lai Châu gặp khó khăn với bộ sách giáo khoa mới
Sau hơn một tháng triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, các giáo viên ở tỉnh biên giới Lai Châu, đặc biệt giáo viên đang giảng dạy tại các xã vùng dân tộc thiểu số đều khẳng định nội dung của chương trình sách giáo khoa mới nặng kiến thức so với năng lực của học sinh lớp 1, nhất là đối với con em đồng bào.
Điều này gây khó khăn trong việc giảng dạy của giáo viên cũng như việc học tập của học sinh.
Học sinh vùng cao đa phần là con em đồng bào dân tộc, nhận thức không đồng đều, nói tiếng phổ thông chưa rõ nên việc học gặp nhiều khó khăn, nhất là với bộ sách mới được các thầy cô giáo đánh giá có lượng kiến thức nặng hơn.
Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lản Nhì Thàng, huyện Phong Thổ – một trong 93 trường tiểu học của tỉnh Lai Châu lựa chọn Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống – một trong năm bộ sách giáo khoa lớp 1 mới theo Chương trình giáo dục phổ thông áp dụng từ năm học 2020 – 2021. Toàn trường hiện bảy lớp 1 với 79 học sinh; 100% các em học sinh trong nhà trường đều là con em dân tộc thiểu số, trong đó học sinh là con em đồng bào dân tộc Dao và H’Mông chiếm đa số.
Sau sáu tuần học, giáo viên, học sinh cho rằng nội dung sách giáo khoa nặng, sách quá nhiều chữ, khó hiểu; các bài học có tốc độ nhanh, khiến học sinh không thể tiếp thu, vì nhận thức của các em không đồng đều; gây khó khăn cho việc dạy và học của cô, trò, nhất là môn Tiếng Việt.
Ghi nhận tại buổi học Tiếng Việt của lớp 1A, điểm trường trung tâm, Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lản Nhì Thàng, chúng tôi thấy các em học sinh rất khó khăn trong việc đánh vần và ghép từ, đặc biệt những từ dài. Theo cô giáo Nông Thị Hương, giáo viên của lớp cho biết, lượng kiến thức trong một bài học lớn, chẳng hạn như trong một bài học mà học sinh phải học hai âm, học sinh không theo kịp. Thời lượng học quá ít, trong hai tiết phải thực hiện đủ bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; trong khi đa số học sinh vùng cao học hết mầm non đều chưa nhận biết được hết mặt chữ cái, nhiều cháu còn chưa nói sõi tiếng phổ thông… nên việc học của các cháu gặp rất nhiều khó khăn.
Để chứng minh điều trên, cô giáo Nông Thị Hương, giáo viên dạy lớp 1A đã mời học sinh Tẩn Thị Kim Ngân, dân tộc Dao, một học sinh khá nhanh nhẹn của lớp để hỏi, sau đoạn hội thoại ngắt quãng không thành văn, câu trả lời nhận được là: “Em thấy rất khó, em chỉ biết đánh vần các từ, nhưng ghép từ thì em chưa ghép được”…
Cũng theo cô Hương, việc triển khai chương trình giáo dục mới không chỉ khó với học sinh mà cả giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn. Để học sinh lĩnh hội tri thức một cách tốt nhất, các giáo viên trực tiếp dạy lớp 1 cũng giành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu sách giáo khoa mới, từ đó tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp đối với các em, nhất là học sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số khi còn yếu về tiếng Việt. Đối với chương trình cũ, học sinh có thời gian làm quen nhận biết các chữ và học cách cầm bút; nhưng chương trình mới này thì các em không có thời gian làm quen, mà vào học chính luôn. Vì vậy, tận dụng thời gian rảnh cô luôn tìm tòi, tham khảo các cách dạy học của các cô giáo khác để rút ra một cách dạy phù hợp với học sinh của mình.
Video đang HOT
Để tìm ra giải pháp, phương pháp giảng dạy phù hợp, giáo viên phải thường xuyên sinh hoạt tổ chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm với nhau.
Để bắt kịp chương trình dậy và học mới, hàng tuần Ban Giám hiệu Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lản Nhì Thàng phải tổ chức họp các tổ chuyên môn, để các giáo viên thảo luận đưa ra những giải pháp phù hợp, từ khâu thiết kế đồ dùng học tập, bộ chữ cho học sinh đến phương pháp giảng dạy… để học sinh dễ dàng hình dung, nhận biết.
Thầy giáo Lò Văn Vương, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trước khi triển khai chương trình sách giáo khoa mới, nhà trường đã lựa chọn giáo viên có năng lực chuyên môn tham gia công tác bồi dưỡng, tập huấn do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Trong quá trình triển khai, nhà trường cũng thường xuyên kiểm tra, dự giờ và tổ chức sinh hoạt chuyên môn hàng tuần để nắm bắt thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, từ đó điều chỉnh cho phù hợp. T
uy nhiên, để việc giảng dạy chương trình mới này thuận lợi hơn, nhà trường mong muốn ngành giáo dục tiếp tục tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề giữa các trường với nhau để chia sẻ kinh nghiệm, tìm ra phương pháp giảng dạy tốt nhất cho học sinh lớp 1; đồng thời, mong muốn Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu sớm hỗ trợ trang thiết bị học tập đi kèm để phục vụ hoạt động dạy và học tốt hơn.
Tương tự Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lản Nhì Thàng; Trường tiểu học và trung học cơ sở Nậm Loỏng, xã Sùng Phài, thành phố Lai Châu, năm học 2020 – 2021 có 443 học sinh, trong đó khối lớp 1 có 50 học sinh với hai lớp học. Các em học sinh đều là người dân tộc thiểu số và nhận thức của các em không đồng đều. Sau một thời gian ngắn triển khai Bộ sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh lớp 1, các thầy cô giáo đều thấy nội dung của sách có thời lượng hơi lớn đối với học sinh.
Cô giáo Nguyễn Thị Huế, giáo viên dạy lớp 1 tâm sự: Lớp có 30 học sinh, các em đều là người dân tộc H’Mông nên vốn từ tiếng Việt của các em còn ít, gây khó khăn trong việc nhận biết các âm. Theo cô, khó khăn lớn nhất là trong một bài mà có hai âm, thời gian giảng dạy lại ít nên các em không kịp học ghép các từ.
Cô giáo Nguyễn Thị Hoa, Hiệu trưởng nhà trường cho hay: Trong quá trình triển khai sách giáo khoa mới, nhà trường thường xuyên nắm bắt ý kiến của giáo viên, học sinh. Đến nay, khó khăn lớn nhất của các giáo viên trực tiếp giảng dạy là thời lượng bài học hơi lớn; nhà trường mong muốn, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ giảm tải được nội dung hai âm trong một bài học, nên tách ra để học sinh có thời gian đọc và ghép từ.
Sách giáo khoa lớp 1 mới theo Chương trình giáo dục phổ thông áp dụng từ năm học 2020 – 2021 gồm năm bộ sách: Bộ sách Cánh Diều gồm chín cuốn, Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống gồm 10 cuốn, Bộ sách Chân trời sáng tạo gồm chín cuốn, Bộ sách Cùng con học để phát triển năng lực gồm 10 cuốn, Bộ sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục gồm chín cuốn.
Tại tỉnh Lai Châu đa số các trường học đều lựa chọn Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (93 trường), còn lại 17 trường lựa chọn Bộ sách Cùng học để phát triển năng lực và hai trường chọn Bộ sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục.
Bà Nghiêm Thị Kim Huê, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu cho biết: Năm học 2020 – 2021 là năm đầu tiên thực hiện thay sách giáo khoa lớp 1 theo lộ trình đổi mới giáo dục phổ thông, nên ngành giáo dục Lai Châu còn gặp một số khó khăn như: Năm học trước do ảnh hưởng dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, học sinh nghỉ học nhiều ngày làm kiến thức của học sinh bị gián đoạn; thời gian tựu trường muộn, nên thời lượng tăng cường tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số không được nhiều, vì thế việc tiếp cận chương trình mới của các em gần như không có. Mặt khác, một số nhà trường còn lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục và tổ chức các hình thức dạy học, lúng túng phân bổ thời lượng cho phù hợp với đối tượng học sinh…
Với những khó khăn trên, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu đã có những giải pháp trước mắt như: Sở đã chỉ đạo các nhà trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn; mời các tác giả của bộ môn của sách để trao đổi, hướng dẫn, giải đáp và định hướng cho lãnh đạo các phòng giáo dục, đội ngũ giáo viên trên địa bàn.
Đồng thời, yêu cầu các giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 1 cần linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học, áp dụng phương pháp dạy học tích cực phù hợp để tạo giờ học nhẹ nhàng, thoái mái, gây hứng thú cho học sinh; tăng cường hoạt động trải nghiệm thực tế, thực hành để học sinh nâng cao năng lực tư duy.
Ngoài ra, chỉ đạo các trường học xây dựng kế hoạch giáo dục phân bổ hợp lý về nội dung, thời lượng giữa các môn học, không gây quá tải; giao quyền chủ động cho các trường học xây dựng, phân phối chương trình dạy học và thời khóa biểu, nhằm bảo đảm tỷ lệ hợp lý về thời lượng trong ngày học, tuần học phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 1. Mặt khác, tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số để các em mở rộng vốn từ.
Chương trình sách giáo khoa mới: Hỗ trợ tối đa học sinh vùng khó
Sách giáo khoa là mối quan tâm hàng đầu với GV, phụ huynh và học sinh cả nước, đặc biệt các tỉnh vùng khó.
Học sinh vùng cao còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Ảnh minh họa/INT
Bởi đây là bộ sách mới, mỗi trường có lựa chọn khác nhau, giá sách cao hơn... đòi hỏi cung ứng sách đúng tiến độ và có biện pháp hỗ trợ để học sinh khó khăn có đủ sách đến trường.
Đặt dư số lượng
Cô Hồ Thị Thùy Vân - Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học xã Tu Mơ Rông (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) cho biết: Trường có 2 lớp 1 với 17 học sinh. Phần lớn học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số, hoàn cảnh khó khăn, kinh tế gia đình phụ thuộc vào nương rẫy. Do đó, rất khó thu tiền mua sách các em, ngoại trừ những học sinh được hưởng tiền hỗ trợ chi phí học tập.
Trường PTDTBT Tiểu học xã Tu Mơ Rông chọn bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống". Trong quá trình dạy, các giáo viên sẽ chủ động điều tiết, thay đổi phương pháp phù hợp với các em học sinh vùng sâu vùng xa, điều kiện khó khăn. Theo cô Vân, hiện trường vẫn đặt đủ sách, không thể để các em không có sách khi đến trường. Kinh phí mua sách sẽ lựa từ các nguồn xã hội hóa, mạnh thường quân và đóng góp của giáo viên.
Chuẩn bị cho năm học mới, Sở GD&ĐT Đắk Lắk gửi công văn về các trường yêu cầu thống kê sơ bộ các em vào lớp 1 thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo.
Theo ông Nguyễn Văn Chiêu, Trưởng phòng GD Tiểu học (Sở GD&ĐT Đắk Lắk), sau khi thống kê số lượng, đơn vị sẽ tham mưu UBND tỉnh để có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ. Bên cạnh đó, vận động các nhà hảo tâm, mạnh thường quân hỗ trợ những em có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Cố gắng bảo đảm học sinh có đầy đủ sách vở đến trường.
Ngoài ra, Sở GD&ĐT có công văn phối hợp với công ty sách trong việc cung ứng sách đến vùng sâu vùng xa. Bên cạnh đó, chuẩn bị dư 2%, do đó không sợ thiếu sách cho học sinh trong năm học mới.
Chung tay hỗ trợ học sinh khó khăn
Thực hiện Chương trình sách giáo khoa (SGK), giáo dục phổ thông mới, tỉnh miền núi như Điện Biên, Lai Châu... gặp không ít khó khăn. Ông Đinh Trung Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT Lai Châu cho biết: Cơ sở vật chất còn thiếu và xuống cấp nhiều. Ngành đang chờ tỉnh phê duyệt kinh xây dựng và mua sắm trang thiết bị (687 tỷ đồng xây dựng và 875 tỷ đồng mua sắm trang thiết bị). Do vậy, việc bảo đảm cơ sở vật chất thực hiện chương trình mới vẫn là bài toán nan giải.
"Chúng tôi tiếp tục vận các doanh nghiệp, tổ chức xã hội hỗ trợ kinh phí hoặc mua SGK tặng cho các thư viện trường học, để học sinh nếu chưa có điều kiện sở hữu có thể mượn sách học tập, quyết không để học sinh thiếu sách đến trường", ông Nguyễn Văn Kiên, Giám đốc Sở GD&ĐT Điện Biên.
Mặt khác, với một tỉnh miền núi, biên giới, đời sống nhân dân còn khó khăn, giá sách giáo khoa mới khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Ông Nguyễn Văn Kiên, Giám đốc Sở GD&ĐT Điện Biên cho hay: Mặc dù giá sách mới cao gần gấp 4 lần giá sách cũ khiến bà con dân tộc khó có điều kiện mua trọn bộ sách cho con.
Đê học sinh không thiếu SGK, nhất là lớp 1 không phải "học chay", học chung, ông Kiên cho rằng cần có chính sách hỗ trợ kinh phí mua SGK đối với học sinh dân tộc, học sinh xã đặc biệt khó khăn. Bên cạnh việc mua, tặng sách cho các em có hoàn cảnh khó khăn, ngành GD-ĐT Điện Biên tiếp tục tuyên truyền để huy động nguồn lực xã hội mua sắm SGK, trang thiết bị học tập.
Tại Lai Châu, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các phòng GD&ĐT tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chậm, thiếu SGK năm học 2020 - 2021 trên địa bàn. Việc cung ứng SGK phải bảo đảm đến tay phụ huynh, học sinh, giáo viên trước ngày 15/8; Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, đặc biệt kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa có bộ SGK mới.
Bên cạnh huy động các nguồn lực mua sắm SGK, theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Lai Châu: Sở đã tuyên truyền rộng rãi đến cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh về Chương trình GDPT mới về nội dung cơ bản cũng như điểm khác biệt của Chương trình GDPT mới so với Chương trình GDPT hiện hành.
Ông Đinh Trung Tuấn nhấn mạnh: Sở tăng cường rà soát, đánh giá năng lực của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp để đội ngũ sẵn sàng cho việc bồi dưỡng nâng cao năng lực, đáp ứng giảng dạy theo Chương trình GDPT mới. Sở đặt mục tiêu 801 cán bộ quản lý, giáo viên tham gia buổi tập huấn do Bộ GD&ĐT tổ chức. Tại địa phương, 100% cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học được bồi dưỡng về chương trình GDPT tổng thể, đáp ứng yêu cầu đổi mới, chia thành đợt với 4.680 lượt cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học tham gia.
Theo ông Đinh Trung Tuấn, sở tham mưu Tỉnh ủy thực hiện kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ 2017 - 2020 và giai đoạn 2 từ 2021 - 2025. Cụ thể, đối với giai đoạn 1 thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên. Tính đến 31/12/2019 đã hoàn thành 95% trong tổng số 337 phòng học cho mầm non, tiểu học. Giai đoạn 2 thực hiện kiên cố hóa 713 phòng học, xây mới 1.455 phòng học và các phòng chức năng, đầu tư bổ sung 19.442 bộ thiết bị dạy học.
Triển khai dạy sách lớp 1 ở tỉnh miền núi Yên Bái tương đối thuận lợi Triển khai chương trình sách giáo khoa mới, tỉnh miền núi này đã có sự lựa chọn các bộ sách phù hợp đối với thực tế địa phương, đến nay về cơ bản các trường chưa gặp khó khăn nào quá lớn. Năm học này Yên Bái có gần 18.000 học sinh lớp 1. Triển khai chương trình sách giáo khoa mới, tỉnh...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Nga tuyên bố không chấp nhận khôi phục đường biên giới năm 1991 cho Ukraine
Thế giới
18:17:28 02/05/2025
MC Thúy Hằng giúp nhân vật PV nhí 'gỡ rối' dịp 30/4, lộ profile gây chú ý
Netizen
18:14:51 02/05/2025
Honda CR-V 2026 có phiên bản off-road nhẹ
Ôtô
18:06:38 02/05/2025
Vụ sữa giả, thuốc giả: Doanh nghiệp đa cấp phải rà soát toàn bộ sản phẩm
Pháp luật
18:02:53 02/05/2025
5 loại rau lành mạnh nhất bạn nên ăn hằng ngày
Tin nổi bật
17:58:42 02/05/2025
Chu Thanh Huyền lộ diện sau nghi vấn thẩm mỹ, bị dân mạng nhắc vụ "rồng tôm", thái độ với mẹ Quang Hải gây chú ý
Sao thể thao
17:13:45 02/05/2025
Sao nam 9x bị tuyên án tù sau khi tự thú sử dụng ma túy và thuốc lắc
Sao châu á
17:11:54 02/05/2025
Lisa đưa mắt tán tỉnh trưởng nhóm Maroon 5, đánh nhau chán chê rồi lại khiêu vũ dưới đèn mờ cực tình
Nhạc quốc tế
17:06:55 02/05/2025
Chị Đẹp hát nhạc Trịnh hay tới mức netizen nói "xuyên không về 50 năm trước vẫn hoạt động tốt"
Nhạc việt
17:03:12 02/05/2025
Chồng đại gia hơn 26 tuổi của nàng hậu từng gần 90 kg: Tài sản "3 đời ăn không hết", gây ngỡ ngàng vì loạt ảnh này
Sao việt
16:58:08 02/05/2025