Các trường liên tục tăng chỉ tiêu, mở ngành học mới: Chất lượng có đảm bảo?
Việc các trường liên tục tăng chỉ tiêu, mở ngành học mới khiến nhiều người lo lắng về chất lượng đào tạo.
Mỗi mùa tuyển sinh, các trường đại học đều tăng chỉ tiêu, mở thêm ngành học mới. Như Đại học Kiên truc TP.HCM tuyển sinh thí sinh tốt nghiệp THPT theo 4 phương thức với tổng số 1.555 chỉ tiêu tại 3 cơ sở (tăng hơn 300 chỉ tiêu so với 2020).
Học viện Ngoại giao dự kiến tuyển 1.350 chỉ tiêu cho 6 ngành đào tạo, tăng gần gấp 3 lần so năm 2020.
Đại học Giao thông Vận tải dự kiến mở thêm 2 ngành học mới Tài chính ngân hàng và Quản trị kinh doanh Việt – Anh. Nguyên nhân, trường căn cứ vào số thí sinh đăng ký học năm trước và qua phân tích đánh giá thị trường lao động lĩnh vực ngân hàng cần trong tương lai.
Ngành Tài chính ngân hàng đang có xu hướng hội nhập cũng như quản lý chung. Các ngành quản lý về tài chính và lĩnh vực ngân hàng cũng đang có nhu cầu lực lượng lao động cơ bản và xã hội đang cần.
Bên cạnh việc mở thêm ngành học mới, khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội mở bổ sung chuyên ngành theo hướng chuyên sâu như cử nhân Ngôn ngữ Anh, Kinh doanh và công nghệ thông tin, với khoảng 80 chỉ tiêu.
Ông Nguyễn Trung Hiển, khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Mức chỉ tiêu này còn phải đợi Đại học quốc gia Hà Nội phê duyệt, chúng tôi đang đề xuất”.
Lý do mở ngành, theo ông, qua làm việc với một số doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài hay xuất khẩu phần mềm, đơn vị nhận thấy sự khan hiếm và khó khăn về tuyển dụng nhân sự chất lượng cao, hiểu biết về công nghệ thông tin mà lại có nền tảng tiếng Anh tốt. Khoa quyết định xây dựng chương trình để đáp ứng được nhu cầu về nhân sự như vậy.
Mở ngành học mới để hút thí sinh, đáp ứng nhân lực cho xã hội phát triển; tăng chỉ tiêu nhằm tạo cơ hội cho các em rộng cửa vào đại học…, là lời giải thích được hầu hết các trường đại học đưa ra khi tuyển sinh.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các trường đều chưa có lời cam kết nào về chất lượng đào tạo và việc làm đầu ra cho sinh viên. Thậm chí ngay cả Bộ GD&ĐT cũng khó quản lý hết được chất lượng các chương trình đào tạo mới mở và các trường tăng chỉ tiêu đều như vắt chanh mỗi năm.
Thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT. (Ảnh minh hoạ: H.C)
Phó giáo sư Nguyễn Phong Điền, Phó hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ với báo chí, thời gian qua nhiều trường lợi dụng kẽ hở để “lách” tăng chỉ tiêu, mở ngành học mới. Ví dụ, với đội ngũ giảng viên, Bộ GD&ĐT yêu cầu trình độ phải đạt từ thạc sĩ trở lên, vì vậy, chỉ cần thạc sĩ là các trường sẽ ký hợp đồng giảng dạy.
Thực tế một số trường tư thục sử dụng nguồn giảng viên thỉnh giảng nhưng ký hợp đồng dài hạn. Những người này không làm việc toàn thời gian tại trường, không trực thuộc khoa, không làm giáo viên chủ nhiệm… như một giảng viên cơ hữu nhưng được trường đóng bảo hiểm đầy đủ như giảng viên chính thức. Những người này được tính vào tỉ lệ giảng viên/sinh viên khi nhà trường xác định chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm.
Do vậy, giảng viên cơ hữu phải “gánh” số lượng sinh viên tuyển được từ giảng viên thỉnh giảng quy đổi ra. Người học đông nhưng quá trình đào tạo đào thải cũng nhiều, chất lượng đầu ra không đảm bảo thì sẽ khó được thị trường lao động chấp nhận. Tuy nhiên, để tồn tại được không ít trường coi bài toán kinh phí là mấu chốt quan trọng để tuyển sinh chứ không phải chất lượng đào tạo.
Đại diện Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT cho biết, Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018 tạo cơ chế mở rộng quyền tự chủ cho các trường như: tự chủ trong việc mở ngành, sử dụng phương thức xét tuyển phù hợp với điều kiện của trường… Các trường tự chịu trách nhiệm về việc mở ngành và tăng chỉ tiêu hàng năm. Dù hình thức nào, tự chủ đến đâu, các trường cần lưu ý phải đảm bảo chất lượng trong công tác tuyển sinh.
Thanh tra Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường kiểm tra đánh giá chất lượng. Theo quy định, các trường đại học công khai đề án tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của trường và khai báo dữ liệu đề án tuyển sinh vào Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ trước ngày 31/3 để thí sinh có thêm thông tin và xã hội thực hiện việc giám sát.
Tuyển sinh đại học 2021: Nhiều trường mở thêm ngành mới
Mùa tuyển sinh năm nay, nhiều trường đại học mở thêm một số ngành học mới nhằm tăng cơ hội chọn ngành nghề cho thí sinh.
Đại diện Trường Đại học Giao thông Vận tải cho hay, năm nay nhà trường dự kiến mở thêm 2 ngành học mới là Tài chính ngân hàng và Quản trị kinh doanh Việt - Anh.
Ngoài việc thêm nhiều ngành mới, mùa tuyển sinh năm 2021 có thêm nhiều phương án tuyển sinh để thí sinh chọn lựa.
Theo PGS.TS. Nguyễn Thanh Chương, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải, hai ngành học mới này nhà trường căn cứ vào số thí sinh đăng ký học năm trước và qua phân tích đánh giá thị trường lao động lĩnh vực ngân hàng cần trong tương lai.
Năm 2021, Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM sẽ mở thêm nhiều ngành mới như Robot và Hệ thống điều khiển thông minh, Quản lý đô thị thông minh và Bền vững, Kỹ thuật hóa phân tích, Quản trị nguồn nhân lực, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Kinh tế tài nguyên thiên nhiên...
Nhiều trường khác cũng mở thêm các khối ngành sức khỏe nhằm đáp ứng nhu cầu lao động. Thông báo mới nhất của Đại học Hoa Sen cho thấy mùa tuyển sinh năm 2021 trường mở thêm 4 ngành mới liên quan đến lĩnh vực sức khỏe là: Răng hàm mặt, Dược, Kỹ thuật y sinh và Quản lý bệnh viện.
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng dự kiến mở đồng loạt 8 ngành mới liên quan đến lĩnh vực sức khỏe gồm: Y học cổ truyền, Kỹ thuật hình ảnh y học, Sức khỏe răng miệng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Chăm sóc bệnh trẻ em, Hoạt động trị liệu và Quản lý bệnh viện.
Năm 2021, Trường ĐH Văn Lang cũng dự kiến mở thêm hai ngành mới ở khối sức khỏe là Y đa khoa, Y học cổ truyền, nâng tổng số ngành thuộc khối này là 6. ĐH Nguyễn Tất Thành cũng thông báo dự kiến mở mới ngành Vật lý y khoa, Kỹ thuật y sinh bên cạnh một số ngành sức khoẻ đã có từ trước.
ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) cũng có kế hoạch mở hai ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học, Điều dưỡng bên cạnh ngành Dược học, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Điều dưỡng.
Bên cạnh việc mở thêm nhiều ngành học mới liên quan tới kinh tế, một số khoa của các trường đại học cũng mở bổ sung một số chuyên ngành hẹp có nhu cầu lao động cao khi khảo sát từ các doanh nghiệp.
Cụ thể như Khoa quốc tế, Đại học quốc gia Hà Nội, dự kiến mở thêm ngành Cử nhân Ngôn ngữ Anh, chuyên sâu về Kinh doanh và công nghệ thông tin, với khoảng 80 chỉ tiêu.
Ngoài việc mở thêm ngành mới, hiện các trường đại học cũng đã công bố các phương thức tuyển sinh như: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển; xét kết quả thi tốt nghiệp THPT; học bạ; kết quả thi đánh giá năng lực; điểm học bạ kết hợp thi tuyển năng khiếu (với các ngành năng khiếu) và các phương thức kết hợp khác. Trong đó, trường có ít phương thức tuyển sinh nhất là 2 và nhiều nhất là 6 phương thức.
Để có căn cứ tuyển sinh đại học năm 2021, đại diện Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT cho hay, dự kiến, ngày 6/7, các thí sinh làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Các thí sinh sẽ thi trong hai ngày 7 và 8/7; ngày thi dự phòng là 9/7.
Thứ tự thi các môn được giữ nguyên như năm trước, tức môn Ngữ văn vào sáng 7/7, buổi chiều thi môn Toán. Ngày 8/7, buổi sáng, các thí sinh thi một trong 2 bài thi Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân) theo lựa chọn; buổi chiều thi môn Ngoại ngữ.
Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (xây dựng ma trận đề thi, ngân hàng câu hỏi, đề thi tham khảo) đã được tiến hành đúng tiến độ. Hiện nay, đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT đang được Bộ GD&ĐT rà soát để công bố trong tháng 3.
Liên quan tới việc mở ngành của các trường đại học, ông Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT cho hay, Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018 và Nghị định 99 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học cho phép các trường đại học được tự chủ trong việc mở ngành, sử dụng phương thức xét tuyển phù hợp với điều kiện của trường...
Tuy nhiên, theo ông Nghệ, dù hình thức nào, tự chủ đến đâu, các trường cần lưu ý phải đảm bảo chất lượng trong công tác tuyển sinh. Các trường có thể tổ chức thi tuyển riêng nhưng phải tuân thủ đúng các quy định điều kiện trong quy chế tuyển sinh.
Cũng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học công khai đề án tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của trường và khai báo dữ liệu Đề án tuyển sinh vào Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ trước ngày 31/3 để thí sinh có thêm thông tin và xã hội thực hiện việc giám sát.
Tăng chỉ tiêu có đi kèm chất lượng? Năm 2021, rất nhiều trường đại học (ĐH) tăng chỉ tiêu tuyển sinh. Việc này liệu có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo sau này vì hằng năm, các trường đều tăng dần đều chỉ tiêu qua mỗi mùa tuyển sinh? Các trường ĐH cơ bản đã công bố đề án tuyển sinh 2021 và hầu như trường nào cũng tăng chỉ...