Các trường học ở Hà Tĩnh siết chặt quy trình quản lý, đưa đón học sinh
Sau sự việc một học sinh lớp 1 tử vong vì bị bỏ quên trên xe bus của Trường Phổ thông liên cấp quốc tế Gateway (Hà Nội), các trường học trên địa bàn TP Hà Tĩnh đã đồng loạt siết chặt quy trình quản lý học sinh, đặc biệt là các trường có sử dụng dịch vụ đưa đón trẻ bằng xe bus.
Siết chặt đưa đón trẻ bằng xe bus
Ngay sau khi sự việc đau lòng được công bố rộng rãi trên truyền thông, trên trang web chính thức của Trường Liên cấp Hội nhập quốc tế Ischool Hà Tĩnh đã đăng tải bài viết “An toàn đi học mỗi ngày cùng xe bus Ischool”. Theo đó, các thao tác trong quy trình đưa đón học sinh dành cho lái xe, bảo mẫu; các kỹ năng thoát hiểm khi bị mắc kẹt trên xe dành cho phụ huynh và học sinh được hướng dẫn chi tiết, tỉ mỉ.
Các trường học trên địa bàn TP Hà Tĩnh siết chặt việc đưa đón, giao nhận trẻ bằng xe bus Trong ảnh: Giáo viên Trường Liên cấp Hội nhập quốc tế Ischool Hà Tĩnh điểm danh nhận trẻ
Thầy Nguyễn Hoài Sanh – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Hiện trường chúng tôi có 5 xe bus loại 16 chỗ phục vụ đưa đón 73 học sinh; ngoài một số tuyến đến địa bàn xa như Cẩm Xuyên, Lộc Hà, còn lại chủ yếu địa bàn thành phố”.
Lãnh đạo các trường đã tổ chức họp quán triệt với bộ phận trực tiếp đưa đón trẻ để tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn. Trong ảnh: Lãnh đạo Trường Mầm non quốc tế Nguyễn Du Plus làm việc cùng tài xế, bảo mẫu đưa đón học sinh
Chúng tôi luôn quán triệt lái xe, bảo mẫu, giáo viên đưa đón trẻ thực hiện đầy đủ, nghiêm ngặt quy trình. Sau sự cố đau lòng xảy ra ở Hà Nội, ban giám hiệu đã tổ chức họp gấp bộ phận liên quan đến việc đưa đón trẻ bằng xe bus, yêu cầu nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh.”
Quy trình đón nhận trẻ bằng xe bus được rà soát, tăng cường sau sự cố đáng tiếc xảy ra tại một trường mầm non ở Hà Nội
Tại Trường Mầm non quốc tế Nguyễn Du Plus, một cuộc họp nhanh giữa lãnh đạo nhà trường và toàn thể cán bộ, giáo viên cũng đã được tiến hành. Cô Trần Thị Diệu Huyền – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Nhà trường đã yêu cầu tất cả các bộ phận rà soát lại quy trình đưa đón trẻ bằng xe bus; kiểm tra kỹ lưỡng danh sách, ký giao nhận trẻ đầy đủ giữa gia đình – người đón trẻ – giáo viên chủ nhiệm.”
Tài xế Trường Mầm non quốc tế Trung Kiên được nhắc nhở phải đảm bảo an toàn, kiểm tra xe kỹ trước khi hoàn tất quá trình giao nhận trẻ
Bên cạnh việc quán triệt tinh thần trách nhiệm, các nhà trường cũng lưu ý học sinh có thể ngã hoặc va vào phương tiện khác khi lên xuống xe. Vì vậy, lái xe cần đỗ sát vỉa hè, quan sát kỹ trước khi đóng – mở cửa xe và chuyển bánh; người dẫn trẻ phải quan sát biểu hiện của trẻ trong suốt hành trình; rà soát xe khi đã hoàn tất quá trình giao nhận trẻ.
Tăng cường giám sát quy trình quản lý học sinh
Video đang HOT
Không chỉ siết chặt việc đưa đón trẻ bằng xe bus mà các trường học trên địa bàn TP Hà Tĩnh cũng đồng thời tăng cường các biện pháp giám sát quy trình quản lý học sinh.
“Trước đây, một số phụ huynh cho rằng thủ tục ký xác nhận đón trả trẻ của nhà trường khá rườm rà và còn lơ là việc này thì sau sự cố, các phụ huynh đã chủ động quan tâm tới con hơn. Nhiều phụ huynh đã điện thoại, theo dõi sâu sát quá trình đưa đón con từ nhà đến trường” – cô Hà Thị Tuyết Nhung – Hiệu trưởng Trường Mầm non quốc tế Trung Kiên cho biết.
Quy trình quản lý học sinh cũng được các trường học trên địa bàn TP Hà Tĩnh tăng cường giám sát
Lãnh đạo nhà trường cũng cho biết đã thông báo công khai quy trình đón trả, quản lý trẻ để phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm tiện theo dõi, giám sát và mong muốn phụ huynh phối hợp chặt chẽ để đảm bảo an toàn cho các con.
Giáo viên chủ nhiệm, các bộ phận liên quan và gia đình phải có trách nhiệm trong việc quản lý danh sách, thời gian và ký nhận trẻ
Tại các trường học, tình trạng phụ huynh đón con muộn so với giờ tan lớp diễn ra khá phổ biến. Do đó, hầu hết các trường có quy định bắt buộc giáo viên chủ nhiệm phải quản lý học sinh trong thời gian chờ phụ huynh đến đón.
Thầy Nguyễn Hoài Sanh – Hiệu trưởng Trường Liên cấp Hội nhập quốc tế Ischool Hà Tĩnh chia sẻ: “Với cán bộ, giáo viên Ischool, giờ làm việc không kết thúc khi hết buổi học mà kết thúc khi học sinh cuối cùng được bàn giao an toàn cho gia đình. Vì vậy, còn học sinh là chúng tôi còn bố trí người trực.”
Hầu hết các trường học bố trí cán bộ, giáo viên trông coi trẻ trong thời gian chờ phụ huynh đến đón
Cùng với tăng cường giám sát quy trình quản lý học sinh, việc giáo dục kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên, kỹ năng sống cho học sinh cũng đang được các trường lên kế hoạch triển khai.
Thời gian tới, nhiều trường học lên kế hoạch trang bị kỹ năng thoát hiểm khi mắc kẹt trong xe ô tô và một số trường hợp khẩn cấp khác cho học sinh
Theo đó, một số trường cho biết sẽ tổ chức dạy kỹ năng tham gia giao thông an toàn, thoát hiểm khi bị mắc kẹt trên xe ô tô và trong một số trường hợp khẩn cấp cho học sinh trong những ngày tới. Đồng thời, thông báo rộng rãi để nâng cao nhận thức cho phụ huynh, giáo viên về việc đảm bảo an toàn cho con em.
Sáng 6/8, tài xế xe bus của Trường Phổ thông liên cấp quốc tế Gateway (Hà Nội) đón cháu Lê Hoàng L. (học sinh lớp 1 của nhà trường). Trong số 13 học sinh đi xe, em L. ngồi ở hàng ghế cuối cùng. Khi đến trường, các cháu xuống nhưng tài xế và cô phụ trách học sinh không kiểm tra nên không biết L. không xuống. Tài xế sau đó đánh xe đi gửi ở bãi giữ xe. Chiều cùng ngày, tài xế lái xe về đến trường đón học sinh thì sự việc mới được phát hiện. Cháu L. được đưa đến phòng y tế của trường, rồi chuyển đến Bệnh viện E cấp cứu, nhưng được xác định đã tử vong trước đó.
Ngày 7/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố vụ án vô ý làm chết người tại Trường Phổ thông liên cấp quốc tế Gateway. Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo điều tra, làm rõ trách nhiệm cá nhân liên quan, đồng thời, giao Bộ GD&ĐT chỉ đạo tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh trường học, tuyệt đối không để tái diễn sự việc tương tự.
Theo baohatinh
Đại biểu HĐND Hà Nội xin lỗi cháu bé nạn nhân ở Trường Gateway
Sau sự việc đau lòng xảy ra tại Trường Gateway (Cầu Giấy, Hà Nội) khiến cháu bé Lê Hoàng Long (6 tuổi) tử vong, bà Đỗ Thùy Dương, Đại biểu HĐND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2016-2021 đã có những chia sẻ trên trang facebook cá nhân.
Những vòng hoa trắng đến rợn người trong đám tang đẫm nước mắt nơi quê nhà cháu bé, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. (Ảnh: Trần Nghị).
Với tựa đề "Lê Hoàng Long, cô xin lỗi con!", đại biểu Đỗ Thùy Dương bày tỏ sự đau xót về trường hợp của cháu bé, đồng thời đề xuất một loạt giải pháp để trẻ em được thực sự an toàn khi đến trường.
Được biết, bà Dương ứng cử HĐND thành phố Hà Nội tại quận Cầu Giấy và là người luôn theo đuổi mục tiêu đóng góp cho giáo dục. Được sự đồng ý của tác giả, Infonet đăng lại nguyên văn tâm sự trên trang Facebook cá nhân của bà:
"Lê Hoàng Long, cô xin lỗi con!
Nếu có thể, cô mong chúng ta có một điều luật mang tên con. Điều luật Lê Hoàng Long nhằm đảm bảo sự ra đi của con không vô nghĩa. Điều luật về sự an toàn trên đường học.
Chúng ta đang cố gắng để chạm tới Trường học thông minh nhưng lúc này cô nhận ra Trường học An toàn vẫn là một mục tiêu cần quá nhiều nỗ lực, và phải được biến thành các quy định cụ thể
1. Không phải cái xe buýt nào cũng được phép trở thành "xe trường".
Lần đầu con cô đi xe trường, anh đã tin rằng xe trường là ẩn dụ đầu tiên cho sự độc lập, tự do, tự chủ khỏi vòng tay bố mẹ. Cô và cả cha mẹ con đều chắc chắn mặc định rằng: trao con lên xe trương trong vòng tay nhà trường là an toàn rồi.
Nhưng
An toàn không phải là thứ dễ dàng để có được, lại càng không phải thứ đương nhiên để có được. Cái chết của con cảnh báo tất cả chúng ta về điều đó.
Nước sạch đã từng đương nhiên có, không khí sạch đã từng từ trên trời rơi xuống, trường học đã từng là ngôi nhà thứ hai, giống như yêu thương đã từng là bản năng của loài người
Giờ đây ta sẽ phải quy định tất cả những thứ đó, nước thế nào là sạch, không khí thế nào là không nhiễm độc, trường học thế nào là an toàn và yêu thương cần được đo lường, kiểm tra, giám sát thông qua những hành động cụ thể, biến thành trách nhiệm và có chế tài thật nặng để ngăn chặn những hậu quả khôn lường
2. Không phải lái xe nào cũng được phép lái xe trường, người lao động nào cũng đủ năng lực trông trẻ, người bảo vệ nào cũng phù hợp để là người đầu tiên chào đón các con nơi cổng trường, người đầu bếp nào cũng biết biến yêu thương thành gia vị và quan trọng hơn không phải ai có tiền cũng được phép làm giáo dục.
Bởi tất cả những người lao động trên sẽ tuân theo quy trình mà họ được quy định, và được trả tiền để làm. Họ sẽ đối xử với trẻ con theo cách họ được đối xử bởi người lãnh đạo nhà trường, họ sẽ coi việc họ làm theo cách người quản lý nhà trường định hướng
Giáo dục đã và sẽ không bao giờ trở thành một món hàng như mọi món hàng khác, dù nó có thể trở thành một dịch vụ được trả tiền tương xứng với chất lượng.
Con người sẽ không bao giờ trở thành sản phẩm bước ra từ một " nhà máy giáo dục" hoặc một "chợ giáo dục".
Thân người cần được tràn đầy bởi tính người và bởi vậy người làm giáo dục cần phải là những người tốt nhất mà cộng đồng có được.
Bởi
Trẻ em không chỉ cần kiến thức, trẻ cần được yêu thương và có những hình mẫu để nương theo .
Cô không hiểu tại sao chỉ 100K qua ngân hàng cũng cần người làm, người kiểm. Cô không hiểu tại sao mấy con số trên báo cáo kiểm toán lại đòi hỏi người ký phải coi đạo đức nghề nghiệp lớn hơn sinh mệnh mình, mà người đầu tư làm giáo dục lại cho rằng chi cần tiền???
3. Nếu ai đó tin rằng giáo dục là siêu lợi nhuận và theo đuổi giáo dục để tìm kiếm lợi nhuận đến mức họ làm một việc phản giáo dục nhất là không cho phép GVCN liên hệ trực tiếp với phụ huynh.
Vậy thì tiền đó có đủ để bồi thường cuộc đời bị đánh cắp của con và những sang chấn tinh thần mà cả xã hội đang trải qua.
Số tiền bồi thường tổn thất là bao nhiêu thì đủ để mua được bình an của các gia đình và niềm tin cho trường học.
4. Rồi sẽ là một đợt giám sát tất cả các cấp về quy trình trong trường học.
Nhưng quan trọng hơn là cần có một ứng dụng, một kênh thông tin độc lập để phụ huynh phản hồi lên các cấp quản lý có trách nhiệm, có một bộ hướng dẫn kiểm định chất lượng chặt chẽ để phụ huynh giám sát, đồng hành cùng nhà trường trong việc nâng cao chất lượng, quản trị rủi ro trường học.
5. Có nhiều trường tư đã rất rất nỗ lực để chia sẻ khó khăn của Hà Nội trong việc thiếu trường và các gia đình thiếu lựa chọn. Nỗ lực của trường tư là không thể phủ nhận và tất cả những trường làm nghiêm túc đều sẵn sàng và thậm chí đang mong đợi những quy định nghiêm khắc hơn về chuẩn mực.
Bệnh viên là nơi cứu phần con, giáo dục là chốn dạy phần người, bởi con người và vì con người !!!".
Theo infonet
Không thấy học sinh, sao chẳng ai đi tìm em? Nhiều người đang đặt câu hỏi đằng sau hình ảnh lung linh, lời quảng cáo hoa mỹ cùng học phí trăm triệu đồng của trường Gateway thực chất là gì? 'Không thể chấp nhận việc bỏ quên học sinh trên xe của trường Gateway'. Sự việc nam sinh trường Gateway tử vong vì bị bỏ quên trên ôtô khiến nhiều phụ huynh bức...