Các trường ĐH lớn nhất nước Mỹ xử lý phụ huynh và các sinh viên mua điểm thi vào trường như thế nào?
Các sinh viên và thí sinh có dính líu đến bê bối lừa đảo tuyển sinh lớn nhất nước Mỹ này đều bị từ chối nhập học hoặc chịu hình thức kỷ luật nghiêm ngặt. Ngoài ra vấn đề truy tố trách nhiệm trước pháp luật hiện vẫn đang bỏ ngỏ.
Vào 12/3, thông tin gần 50 người bị bắt trong đường dây lừa đảo tuyển sinh đại học trên toàn nước Mỹ với con số lên đến 25 triệu USD đã gây chấn động dư luận. Đây được coi là vụ lừa đảo tuyển sinh đại học lớn nhất từng bị phanh phui tại Mỹ. Theo đó, nhiều bậc cha mẹ giàu có đã chấp nhận chi từ 200.000 đến 6,5 triệu USD để đảm bảo con em mình chắc suất vào các trường do họ lựa chọn, chủ yếu là các trường danh giá và nổi tiếng thế giới nhưYale, Stanford, Nam California, Georgetown…
33 phụ huynh là những người nổi tiếng, có chức quyền và giàu có, cùng 13 huấn luyện viên thể thao tại các trường đại học bị buộc tội đã dính lưu và tham gia vào đường dây buôn bán này. Phương thức thực hiện chủ yếu sẽ là hối lộ các quản trị viên và huấn luyện viên thể thao ở trường đại học để giúp thí sinh trúng tuyển vào đội thể thao của trường, từ đó sẽ đường đường chính chính bước vào trường dù không đủ năng lực về văn hoá. Đa số các thí sinh không biết về hành động gian lận của bố mẹ, tuy nhiên hiện nay việc các thiếu niên có bị truy tố hay không vẫn còn chưa ngã ngũ.
Trước sức ép của dư luận và sự can thiệp của pháp luật, mới đây các trường có liên quan đến bê bối này đã chính thức đưa ra các biện pháp xử lý cụ thể.
1. Đại học Stanford
Đại học Stanford tuyên bố sa thải huấn luyện viên trưởng đua thuyền buồm John Vandemoer, vì đã giới thiệu hai thí sinh để đổi lấy khoản đóng góp tài chính cho chương trình đua thuyền buồm của trường.
2. Đại học Yale
Kể từ khi bị phát hiện có dính líu vào bê bối lừa đảo, tỷ lệ dự tuyển vào Yale đã sụt giảm 5,9%
Hiện nay Yale mới phát hiện ra cựu huấn luyện viên trưởng đội bóng đá nữ từ năm 2015 là bà Rudolph “Rudy” Meredith đã cấu kết để đưa một thí sinh vào danh sách đội tuyển. Thí sinh này đã bị từ chối nhập học. Phía nhà trường cho biết sẽ tiếp tục điều tra nội bộ để xác định xem còn ai tham gia vào việc tiếp tay cho các hành vi sai trái hay không.
3. Đại học Nam California
Video đang HOT
Nhà trường đã tiến hành sa thải giám đốc thể thao cấp cao Donna Heinel và huấn luyện viên bóng nước Jovan Vavic vì đã tiếp tay cho hành vi sai trái nói trên. Ngoài ra tất cả thí sinh được phát hiện ra có hành vi gian lận sẽ bị từ chối nhập học, tuy nhiên danh tính của họ sẽ không được công bố, tuân thủ theo Đạo luật Quyền riêng tư và Quyền Giáo dục Gia đình năm 1974.
Nữ diễn viên Lori Loughlin bị cáo buộc đã trả 500.000 USD để hai con gái được nhận vào đội tuyển chèo thuyền, dù họ không chơi môn thể thao này.
4. Đại học Georgetown
Gordon Ernst, cựu huấn luyện viên tennis của Đại học Georgetown là nhân vật đã tham gia vào đường dây lừa đảo tuy nhiên ông này đã không còn làm việc tại trường từ tháng 12/2017.
Ngoài ra có 12 sinh viên đang theo học tại Georgetown bị phát hiện ra có liên quan đến bê bối , tuy nhiên nhà trường vẫn đang trong quá trình xem xét để đưa ra biện pháp xử lý.
5. Đại học California tại Los Angeles
Trường đã đình chỉ huấn luyện viên trưởng đội bóng đá nam Jorge Salcedo, người nhận tiền để đưa thí sinh vào trường. Sinh viên và thí sinh có liên quan đến bê bối sẽ bị kỷ luật và từ chối nhập học.
6. Đại học Wake Forest tại Carolina
Đại học Wake Forest ở Winston-Salem, Bắc Carolina
Huấn luyện viên bóng chuyền Bill Ferguson – người nhận 100.000 USD để đưa các thí sinh vào đội bóng chuyền nữ hiện đã bị đình chỉ công tác. Khoản tiền 50.000 USD mà trường nhận được dưới hình thức quỹ đầu tư có liên quan đến bê bối này sẽ được sử dụng cho chương trình học bổng hỗ trợ sinh viên thế hệ thứ nhất (là người đầu tiên trong gia đình đỗ đại học). Về các sinh viên bị nghi ngờ có dính líu đến vụ việc, hiện nhà trường vẫn đang thu thập thêm bằng chứng để đưa ra hình thức kỷ luật thích hợp.
7. Đại học Texas
Đại học Texas đã sa thải huấn luyện viên đội tennis nam Michael Center, người bị cáo buộc nhận hối lộ gần 100.000 USD để nhận một thí sinh chưa từng thi đấu tennis năm 2015. Sinh viên này đã rời khỏi đội sau khi vào trường.
8. Đại học San Diego
Lamont Smith – cựu huấn luyện viên môn bóng rổ nam của Đại học San Diego và đã thôi việc từ tháng 3/2018 bị cáo buộc đã nhận tiền để đưa 2 sinh viên không đạt yêu cầu vào trường. Đại học San Diego cho biết họ sẽ làm việc với một công ty luật độc lập để điều tra và chỉ định một ủy ban đặc biệt để giảm sát phản ứng của trường Đại học Texas ở El Paso – nơi ông Lamont Smith làm việc sau khi rời khỏi trường cũ. Nhà trường không nói rõ hình thức xử lý sinh viên sai phạm nhưng khẳng định sẽ có hình thức kỷ luật thích hợp.
Theo Helino
Nữ sinh viên bị đuổi vì làm giả giấy tờ nhập học
Đại học Stanford đã đuổi học một sinh viên nữ liên quan đến đường dây chạy vào các trường đại học danh giá đang gây chấn động nước Mỹ.
Tiếp sau Đại học Yale danh tiếng, Đại học Stanford đã đuổi học một sinh viên nữ vì làm giả giấy tờ khi nhập học. Đây là vụ buộc thôi học mới nhất liên quan tới bê bối "chạy trường" gây chấn động xã hội Mỹ gần đây.
Đài truyền hình địa phương KRON4 ngày 8/4 cho biết sinh viên trên đã được nhập học với một bản lý lịch hoàn hảo về năng lực thể thao. Tuy nhiên, thực tế, cha mẹ của nữ sinh này đã chi 500.000 USD cho chương trình hướng dẫn đua thuyền buồm của nhà trường và số tiền được chuyển qua một cựu huấn luyện viên (HLV) bộ môn này.
Đại học Stanford buộc thôi học sinh viên "chạy trường". (Ảnh: sfgate.com)
Trước đó, The Stanford Daily, tờ báo do sinh viên thực hiện, chuyên đưa tin về các hoạt động và cộng đồng sinh viên Đại học Stanford, cho biết nữ sinh viên bị đuổi đã rời trường và toàn bộ tín chỉ cô đã học tại trường đều bị hủy bỏ.
Trường Stanford cũng đã sa thải cựu HLV trưởng chương trình huấn luyện đua thuyền buồm nói trên, ông John Vandemoer, người đã nhận khoản tài trợ nửa triệu USD. Cựu HLV này cũng đã thú nhận tiền tài trợ để đổi lại việc tiến cử giả mạo về năng lực thể thao của các thí sinh.
Bê bối "chạy trường" tại Mỹ liên quan đến một số trường đại học danh tiếng như Đại học Yale, Stanford, Georgetown và Đại học Texas ở Austin. Ít nhất 50 nhân vật nổi tiếng ở Hollywood, các doanh nhân thành đạt và nhiều HLV thể thao dính líu đến vụ việc.
Nổi bật trong vụ này là nữ diễn viên Felecity Huffman và nữ diễn viên Lori Loughlin, hai người bị cáo buộc hối lộ để con mình được học các trường đại học uy tín. Nữ diễn viên Huffman, 56 tuổi, gắn liền với vai diễn trong loạt phim truyền hình "Desperte Houswives" ("Các bà nội trợ kiểu Mỹ"), thừa nhận đã trả 15.000 USD để con gái lớn có điểm số tốt hơn trong bài kiểm tra nhập học.
Cho đến nay, khoảng 50 người đã bị truy tố trong vụ bê bối chạy vào các trường đại học hàng đầu ở Mỹ, trong đó có các HLV thể thao đưa ra tiến cử giả để giúp các thí sinh được nhận vào trường; các nhà quản lý trường đại học làm gian lận về điểm; 33 phụ huynh bị cáo buộc chi khoảng 6,5 triệu USD để "chạy trường" cho con.
Theo các nhà điều tra, nghi phạm chính của vụ bê bối, đồng thời cầm đầu đường dây "chạy suất" vào đại học trị giá 25 triệu USD này là William Rick Singer, 58 tuổi, người đứng đầu tổ chức từ thiện Key Worldwide Foundation và là Giám đốc điều hành (CEO) của công ty đào tạo và hướng nghiệp Edge College & Career Network.
Các công tố viên cho biết nhiều bậc phụ huynh đã trả khoản tiền lên tới 6 triệu USD cho một công ty do Singer điều hành để đối tượng này tìm cách giúp đỡ con em họ trong bài thi đầu vào các trường đại học hoặc hối lộ các huấn luyện viên để giúp giành suất học bổng dành vận động viên ở những trường này. Singer cho biết đã "giúp" 761 gia đình ở Mỹ trong các đợt tuyển sinh đại học thông qua "cửa phụ".
Trước đó, truyền thông Mỹ đưa tin cảnh sát nước này vừa triệt phá một đường dây chạy suất vào các trường đại học hàng đầu ở "xứ cờ hoa". Chiến dịch mang tên "Varsity Blues" đã xác nhận 50 nghi phạm bao gồm các CEO, nhiều ngôi sao nổi tiếng ở Hollywood, các nhà thiết kế thời trang, các luật sư cao cấp và giáo sư đại học... tại Mỹ.
Các công tố viên liên bang Mỹ cho biết đường dây này đã hoạt động từ năm 2011 và bê bối chạy suất liên quan 200 trường đại học trên toàn nước Mỹ. William Singer đang phải đối mặt với mức án tối đa là 65 năm nếu bị kết án, cho rằng bản thân "hoàn toàn chịu trách nhiệm về vụ việc".
Vụ bê bối trên bị lật tẩy trong bối cảnh các bậc phụ huynh ở Mỹ lo ngại về tình trạng cạnh tranh căng thẳng để có được một suất vào đại học, cũng như bức xúc về các đặc quyền dành cho giới nhà giàu ở nước này.
Theo baotintuc
Nhà giàu nước Mỹ chạy trường cho con: Vũ khí bí mật Bộ Giáo dục Mỹ ngày 25-3 tuyên bố mở cuộc điều tra nhắm vào 8 trường đại học, trong đó có Yale, Stanford... Vào một buổi sáng tháng 2, người đàn ông tóc vàng, da rám nắng làm việc ở trường dự bị ĐH từ Florida tiến về phía Trung tâm khảo thí Tây Hollywood với nhiệm vụ giúp đỡ con gái một...