Các thói quen hàng ngày dễ khiến bạn bị điếc
Nhiều người thích đeo tai nghe nhạc suốt cả ngày, dùng tăm bông ngoáy tai…
Thính giác là một trong 5 giác quan của con người nhưng hay bị bỏ qua và đánh giá thấp. Phải đến khi tai nghe kém dần, người bệnh mới nhận ra giá trị của thính giác mang lại cho cuộc sống của mình.
Dưới đây là các thói quen xấu dẫn tới nguy cơ thính giác yếu dần theo thời gian:
Nghe nhạc âm lượng lớn trong thời gian dài
Ảnh minh họa: Picochip
Nghe nhạc là một thú vui vô hại, sở thích giúp bạn thư giãn và nạp lại năng lượng tinh thần trong thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nghe nhạc lớn liên tục, đặc biệt là khi đeo tai nghe có thể gây hại cho tai.
Một số thiết bị thậm chí còn đưa ra cảnh báo khi bạn chỉnh cài đặt vượt quá 60% âm lượng vì nguy cơ mất thính giác.
Vệ sinh tai bằng bông ngoáy tai, ngón tay
Đây có lẽ là những hành động phổ biến và được coi là bình thường mà hầu như tất cả chúng ta đều làm. Tuy nhiên, bông ngoáy tai và dụng cụ vệ sinh không được các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng xử lý có thể dẫn đến tích tụ ráy tai và gây mất thính giác.
Vi trùng cũng có thể truyền qua ngón tay không sạch sẽ vào tai dẫn đến nhiễm trùng.
Video đang HOT
Uống quá nhiều rượu và thuốc lá
Uống rượu và hút thuốc lá liên quan đến tăng huyết áp và các biến chứng tim mạch, tác động tới thần kinh. Các bệnh này làm giảm lưu thông máu tới một số bộ phận của cơ thể, trong đó có tai, do các động mạch dày lên.
Một người làm việc văn phòng dành khoảng 8 tiếng gắn với việc ngồi ở bàn làm việc của mình. Con số này còn cao đối với những người phải vượt qua chặng đường dài để tới công sở.
Lối sống ít vận động dễ dẫn tới nhiều bệnh lý khác nhau như tiểu đường và tăng huyết áp. Các bệnh đó có thể gây ra tổn thương dây thần kinh dẫn đến mất thính giác, đặc biệt là khi không có cách điều trị phù hợp.
Ăn những thực phẩm không lành mạnh
Ảnh minh họa: BT
Cuộc sống căng thẳng, bận rộn dễ khiến bạn lựa chọn những món ăn vặt bán sẵn. Chúng không thể cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì một cơ thể khỏe mạnh.
Thức ăn nhanh như bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên, chocolate chứa nhiều carbohydrate, đường và chất béo. Ăn quá nhiều thực phẩm béo và đường sẽ khiến vòng eo phát phì.
Trong khi đó, những món này lại không có các carbohydrate phức hợp, vitamin, chất béo tốt và khoáng chất như kali, magie… cần thiết cho chức năng thần kinh.
Thiếu quan tâm tới nhiễm trùng tai, mũi, họng, răng miệng
Vệ sinh kém, các yếu tố môi trường, thậm chí một số môn thể thao và sở thích có thể khiến một người dễ bị nhiễm trùng tai, mũi, họng và răng miệng.
Tình trạng nhiễm trùng kéo dài, dù nhỏ cũng có thể tác động tiêu cực đến thính giác. Viêm xoang mạn tính, tai của người bơi lội, những cơn đau răng dai dẳng hoặc thậm chí cảm lạnh, ho cũng có thể dẫn đến mất thính giác.
Các mẹo nhỏ giúp bạn có đôi tai thính
- Đi khám sức khỏe định kỳ với bác sĩ gia đình để kiểm tra huyết áp, lượng đường trong máu và tim của bạn.
- Hãy đến bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng kiểm tra ít nhất mỗi năm một lần hoặc bất cứ khi nào bạn thấy dấu hiệu mất thính lực.
- Hai mươi phút tập thể dục thường xuyên (yoga, chạy bộ, đi bộ nhanh) kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh có trái cây, rau và chất béo lành mạnh từ sữa, cá và các loại hạt sẽ cải thiện đáng kể sức khỏe tổng thể.
- Giảm uống rượu và hút thuốc lá.
- Nghe nhạc ở âm lượng thấp hơn.
Sử dụng tăm bông ngoáy tai và mất thính lực, người phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư sau 3 tháng chịu đựng những cơn ngứa
Sau 3 tháng chịu đựng cảm giác ngứa tai, bà Diệu đã đến bệnh viện tái khám.
Mới đây, bác sĩ Ngô Chiêu Khoan, khoa Tai Mũi Họng, bệnh viện Taichung Armed Forces General Hospital, chia sẻ về trường hợp bà Diệu (50 tuổi) sống tại Đài Loan. Bà Diệu thường có thói quen sử dụng tăm bông lấy ráy tai. Một hôm, trong lúc ngoáy tai bằng tăm bông thì bà Diệu mất thính lực nên đã đến bệnh viện khám.
Ảnh minh họa
Kết quả khám nội soi phát hiện ống tai của bà Diệu tắc nghẽn do ráy tai khô, bác sĩ cảnh báo bệnh nhân không nên tùy tiện lấy ráy tai và hẹn tái khám đình kỳ sau 3 tháng để lấy ráy tai tắc nghẽn.
Trở về nhà, bà Diệu bắt đầu xuất hiện các triệu chứng gồm đau tai, ngứa tai, giống như tắc nghẽn dị vật và hình thành cảm giác sưng tấy, ù tai, chóng mặt. Nghe lời căn dặn của bác sĩ, bà Diệu không tùy tiện ngoáy tai bằng tăm bông, nhưng bà đột nhiên nảy ra ý tưởng dùng giấy mềm cuộn xoắn thành chiều dài đưa vào tai gãi để giảm ngứa. Sau 3 tháng chịu đựng cảm giác ngứa tai, bà Diệu đã đến bệnh viện tái khám.
Bác sĩ Ngô Chiêu Khoan cho biết: "Kết quả nội soi khiến tôi kinh ngạc khi thấy trong tai bệnh nhân là những khối thịt hồng lấp đầy ống tai. Tiến hành sinh thiết được xác nhận là ung thư biểu mô tế bào vảy, tỉ lệ mắc bệnh là một phần triệu trường hợp. Theo kinh nghiệm lâm sàng, tôi từng tiếp nhận điều trị cho 2 bệnh nhân và đây là căn bệnh hiếm gặp".
Ảnh minh họa
Ung thư tai thường gặp ở vị trí ống tai ngoài, nguyên nhân đa phần là do ánh nắng mặt trời kích thích trong thời gian dài làm phân hóa tế bào. Ung thư xảy ra trong ống tai tương đối hiếm. Tỷ lệ mắc ung thư biểu mô tế bào vảy là khoảng một phần triệu, nguyên nhân gây bệnh hầu hết là do viêm tai giữa mãn tính khiến tế bào phân hóa.
Ngoài ra, kích ứng cơ học do dùng dụng cụ ngoáy tai quá nhiều cũng có thể khiến tế bào biến chứng. Phụ nữ có cơ địa da nhờn thường khiến môi trường ống tai trở nên ẩm và nóng dễ gây viêm ống tai mãn tính, lâu dần biến chứng thành ung thư, cộng với sự tăng sinh và vỡ của các u mạch máu khiến ống tai xuất hiện các khối thịt có dính máu tươi.
Bác sĩ Ngô Chiêu Khoan giải thích, các triệu chứng của ung thư tai gồm tiết dịch tai, ù tai, ngứa tai, chóng mặt, thậm chí đau tai. Nếu tế bào ung thư xâm lấn vào dây thần kinh sọ thứ tám sẽ gây chóng mặt nghiêm trọng, suy giảm thính giác, thậm chí ảnh hưởng đến dây thần kinh sọ thứ bảy sẽ có biểu hiện méo miệng, liệt dây thần kinh mặt. Nếu tình trạng trầm trọng hơn khi tế bào ung thư xâm lấn vào thân não có thể dẫn đến liệt toàn thân. Theo thống kê hiện nay, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào vảy chỉ là 10% và khả năng phục hồi kém.
Bà Diệu đã được tiến hành phẫu thuật loại bỏ khối u trong tai kích thước 2cm và tiến hành tái tạo ống tai, phương pháp xạ trị sau mổ được bổ sung để tăng tỷ lệ khỏi bệnh, hiện tại tình trạng hậu phẫu ổn định và bệnh nhân không có dấu hiệu tái phát. Điều đáng tiếc duy nhất là đợt xạ trị đã ảnh hưởng đến một phần chức năng nghe của bệnh nhân. Bác sĩ Ngô Chiêu Khoan tiết lộ, trường hợp của bà Diệu được xem là may mắn khi tế bào ung thư vẫn chưa di căn đến các dây thần kinh sọ não, nếu không toàn bộ chức năng thính giác sẽ bị tê liệt, thậm chí bệnh nhân có thể mất mạng.
Bác sĩ khuyến cáo, hầu hết mọi người không chú ý nhiều đến các triệu chứng về tai. Nếu tai xuất hiện triệu chứng bất thường thì mọi người cần đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời.
Xăm hình trên lưng, chàng trai người Nhật bị sưng đỏ và ngứa mắt, điếc tạm thời cả 2 tai Mới đây, tờ Science Alert đã thông tin về trường hợp có phần kỳ lạ: một chàng trai Nhật Bản sau khi xăm mình đã bị tác dụng phụ nghiêm trọng, gây viêm mắt và mất thính giác. Theo đó, Science Alert đã trích dẫn câu chuyện này từ Báo cáo các trường hợp bệnh nhân đặc biệt của Tạp chí Y khoa...