Các rối loạn thính giác và cách điều trị
Ở người, khứu giác bình thường có thể phân biệt được 10.000 mùi khác nhau, mùi kích thích tuyến nước bọt vì giữa khứu giác và vị giác có sự liên hệ với nhau, do đó những người bị rối loạn về khứu giác cũng thường kèm theo kém hoặc mất vị giác.
Sự suy giảm về chức năng ngửi nói chung thường không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể bị nguy hiểm nếu chúng ta bị mất khứu giác người đó có thể ăn thức ăn bị ôi thiu, không phát hiện ra dấu hiệu rò rỉ của bếp gas hoặc mùi khét của cháy nhà. Mất khứu giác có thể dẫn tới mất vị giác và dẫn tới chứng trầm cảm.
Đôi khi mất khứu giác chỉ là tạm thời, nhất là sau khi chúng ta bị cảm cúm, trái lại những chấn thương vùng đầu lại có thể gây ra mất ngửi vĩnh viễn hoặc gây ra ngửi sai mùi, người bệnh luôn ngửi thấy mùi thối mà người ta gọi là ảo khứu mùi hôi.
Các rối loạn về ngửi
Mất ngửi: Mất cảm nhận về mùi vị, đây là chứng bệnh thường gặp nhất trong rối loạn về ngửi, nó có thể xảy ra tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Loạn ngửi: Đây là tình trạng méo mó về cảm nhận mùi, nó làm cho người ta có ảo giác về một mùi khó chịu. Nguyên nhân do abệnh nhân uống một loại thuốc nào đó hoặc bị bệnh tâm thần.
Ngửi quá thính: Bị tăng cảm giác với mùi.
Giảm cảm giác ngửi: Giảm cảm giác với mùi thường là tạm thời, nguyên nhân thường do cúm.
Video đang HOT
Mất ngửi do lão hoá: Thường xảy ra khi bệnh nhân có tuổi.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn ngửi: một trong những nguyên nhân thường gặp nhất là polype mũi, cảm cúm, nhiễm virut đường hô hấp trên, viêm mũi teo, mũi quá khoằm hoặc vẹo vách ngăn hoặc tổn thương khe khứu do tai nạn giao thông hoặc trong phẫu thuật xoang.
Chấn thương vùng đầu hoặc dùng một loại thuốc nào đó kéo dài như thuốc kháng histamin, thuốc chống phù nề hoặc các thuốc amphetamin, estrogen, naphazolin, phenothiazines, resperin hoặc do quá trình lão hóa hoặc các u ở trong mũi và màng não, hoặc nhiễm độc chì, thuốc trừ sâu, điều trị hóa chất hoặc tia xạ.
Điều trị
Có rất nhiều cách điều trị rối loạn ngửi khác nhau: từ đơn giản nhất là thay đổi lối sống đến phẫu thuật. Điều trị bệnh tâm thần đôi khi cũng làm ảnh hưởng đến khứu giác. Nếu mất ngửi liên quan đến quá trình lão hóa thì không thể điều trị khỏi.
Một số biện pháp thông dụng để điều trị rối loạn ngửi là: rửa mũi nước muối, thuốc kháng histamin, tránh dị nguyên, kháng sinh trong trường hợp nhiễm khuẩn, dùng thuốc kháng viêm như steroid, phẫu thuật lấy bỏ polype và những khối u lành tính, chỉnh hình lại vách ngăn mũi để làm thông thoáng mũi, phẫu thuật dẫn lưu xoang.
Không phải tất cả các nguyên nhân gây rối loạn ngửi đều có thể phòng ngừa được. Những bệnh nhân có rối loạn về ngửi không được phép hút thuốc lá và cũng không được hút.
Còn những người rối loạn ngửi liên quan đến viêm mũi dị ứng cần phải tránh những chất gây dị ứng cho mình. Vì chấn thương vùng đầu cũng gây ra rối loạn về ngửi, do vậy cần phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.
Theo SKDS
Kinh nghiệm điều trị tại nhà khi con bị thủy đậu
Khi trẻ bị thủy đậu, trẻ thường cảm thấy nhàm chán, cô lập và cảm giác như đang mang một "tội lỗi" hoặc mang căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Hơn thế nữa, các bậc cha mẹ còn lo hậu quả của bệnh thủy đậu sẽ làm con trở nên xấu xí. Hơn thế nữa, các bậc cha mẹ còn lo hậu quả của bệnh thủy đậu sẽ làm con trở nên xấu xí.
Dưới đây là những cách phổ biến nhất để điều trị thủy đậu ở nhà mà các mẹ nên biết:
Ảnh minh hoạ
- Dùng dầu Vitamin E: Vitamin E được cho là rất tốt cho da. Dùng dầu vitamin E bôi lên da sẽ đẩy nhanh hiệu quả khỏi bệnh.
- Uống nước Neem luộc: Lá cây neem là một loại thảo mộc được trồng nhiều ở Ninh Thuận. Đun sôi lá cây neem với nước trong 10 phút và lọc lấy nước uống. Loại nước này nên được uống lúc đói và uống trong vòng 3 ngày sau khi bị bệnh.
- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước để tránh mất nước mà là việc hết sức cần thiết trong quá trình bị thủy đậu.
- Uống sữa đầy đủ: Con bị thủy đậu, các mẹ đừng bắt con nhịn uống sữa, mà trái lại, nên cho con uống nhiều sữa như nước lọc.
- Tránh ăn nhiều đồ ăn có bơ, gia vị, dầu và muối: Muối, ớt, bơ, dầu, gia vị là những thành phần cần phải thể tránh ít nhất 15 ngày sau khi bị thủy đậu bởi các thành phần này thường là nguyên nhân gây ra các phát ban và gây ngứa.
- Dùng mật ong: Nên cho trẻ uống một chút mật ong sẽ giúp giảm các tổn thương và mau chữa lành bệnh.
- Dán lá neem: Lấy lá neem giã nát rồi đắp trực tiếp lên các vết thương.
- Cho giấm nâu vào nước tắm: Hãy thêm một chút giấm nâu vào nước tắm của con để giúp con giảm bớt ngứa ngáy.
- Tắm nước yến mạch đun sôi: Đun sôi 2 cốc bột yến mạch trong 2 lít nước cho khoảng 20 phút. Lọc nước yến mạch đun sôi trong một miếng vải và cho vào trong bồn nước tắm. Bột yến mạch giúp giảm ngứa.
- Dùng nước soda để thấm: Một số bệnh nhân khi khi bị thủy đậu sẽ được bác sĩ khuyến cáo là không được tắm. Biện pháp duy nhất là thấm các vết thương. Trong trường hợp này, người bệnh có thể dùng nước soda để thấm vết thương, sau đó thấm lại bằng nước sạch.
- Uống trà thảo dược: Uống trà thảo dược từ hoa cúc, húng quế, cúc vạn thọ, chanh, quế và mật ong một hoặc hai lần một ngày. Các loại trà này giúp tăng tốc chữa bệnh.
-Tiêu thụ hạt giống rau mùi và súp cà rốt: Lá rau mùi và súp cà rốt còn được cho là có lợi ích trong việc đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.
Một số người phàn nàn về những vết sẹo còn lại sau khi khỏi bệnh. Vì vậy, tốt hơn là các mẹ hãy chữa lành các vết thương càng sớm càng tốt.
Theo SKDS
Điều trị bệnh gút thế nào cho hiệu quả? Gút (gout) là bệnh do rối loạn chuyển hóa a-xít (acid) uric trong cơ thể. Khi quá trình chuyển hóa a-xít uric bị rối loạn dẫn đến lượng a-xít uric trong máu tăng cao gây lắng đọng a-xít uric ở cơ, khớp gây viêm cấp tính và mạn tính. Ở người bình thường, nồng độ a-xít uric trong máu được duy trì ở...