Các ‘ông lớn’ công nghệ chạy đua quyên góp cho chính trường mới của ông Trump
Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram, mới đây đã xác nhận khoản quyên góp 1 triệu USD cho quỹ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Biểu tượng Meta tại California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Động thái này diễn ra chỉ vài tuần sau khi CEO của Meta là ông Mark Zuckerberg gặp gỡ ông Trump tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago. Đây được xem là nỗ lực của Meta nhằm cải thiện mối quan hệ với phe bảo thủ sau nhiều năm căng thẳng.
Trong các kỳ nhậm chức trước đây, Meta chưa từng tham gia quyên góp cho ông Trump vào năm 2017 hay Tổng thống Joe Biden vào năm 2021. Tuy nhiên, lần này ông Zuckerberg đã thể hiện một thái độ tích cực hơn đối với chính quyền mới. Sự thay đổi này diễn ra sau khi Meta khôi phục tài khoản của ông Trump vào đầu năm 2023 – sau lệnh cấm vào năm 2021 liên quan đến vụ tấn công Điện Capitol.
Video đang HOT
Không chỉ Meta, Amazon dưới sự lãnh đạo của tỷ phú Jeff Bezos cũng tham gia vào cuộc đua quyên góp này. Chỉ một ngày sau khi Meta công bố khoản tài trợ, Amazon cũng cam kết khoản đóng góp tương tự trị giá 1 triệu USD. Ngoài ra, Amazon còn có kế hoạch phát trực tiếp lễ nhậm chức của ông Trump thông qua nền tảng Prime Video, với khoản tài trợ bổ sung trị giá 1 triệu USD. Ông Bezos – người từng có nhiều mâu thuẫn với ông Trump, đang có dấu hiệu điều chỉnh chiến lược để tạo lập mối quan hệ mới với chính quyền này.
Các tập đoàn công nghệ lớn thường tham gia tài trợ cho các sự kiện nhậm chức, nhưng mức độ và hình thức quyên góp có sự khác biệt rõ rệt. Google từng quyên góp 285.000 USD cho các lễ nhậm chức của cả ông Trump và ông Biden. Trong khi đó, Microsoft đã giảm mức tài trợ từ 1 triệu USD trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Obama xuống còn 500.000 USD cho cả ông Trump năm 2017 và ông Biden năm 2021. Tuy nhiên, sự tham gia của Meta và Amazon lần này thể hiện một chiến lược mới nhằm định vị lại vai trò của họ trong bối cảnh chính trị đang thay đổi.
Tuy nhiên, không phải tất cả các động thái này đều được đón nhận tích cực. Tỷ phú Elon Musk – CEO của X (trước đây là Twitter), đã bày tỏ sự quan ngại trên mạng xã hội về mối quan hệ giữa ông Zuckerberg và ông Trump. Ông Musk phản ứng trước một cáo buộc (không có bằng chứng) rằng Meta đang kiểm duyệt nội dung mang tính bảo thủ, cho thấy sự phức tạp trong mối quan hệ giữa các ông trùm công nghệ.
Mối quan hệ giữa ông Trump và các tập đoàn công nghệ từng trải qua nhiều sóng gió. Trong cuốn sách “Save America” phát hành năm 2024, ông Trump từng công kích Zuckerberg và cáo buộc ông này can thiệp vào bầu cử và thậm chí đe dọa sẽ truy tố nếu tái phạm. Tuy nhiên, những động thái quyên góp và gặp gỡ cá nhân gần đây cho thấy cả hai bên đang tìm cách điều chỉnh quan hệ để cùng hợp tác, phát triển.
Việc các tập đoàn công nghệ tham gia tài trợ cho lễ nhậm chức không phải là điều mới mẻ nhưng lần này sự tham gia tích cực của Meta và Amazon đã đánh dấu một giai đoạn mới trong quan hệ giữa giới công nghệ và chính trị Mỹ. Đây không chỉ là những chiến lược quan hệ công chúng mà còn thể hiện sự định hình lại vị thế của các tập đoàn công nghệ trong bối cảnh chính trị đầy biến động.
Ông chủ Facebook trở thành người giàu thứ hai thế giới
Giám đốc điều hành tập đoàn công nghệ Meta, ông Mark Zuckerberg, đã vượt qua ông Jeff Bezos để trở thành người giàu thứ hai thế giới.
Tỷ phú Mark Zuckerberg đeo thử kính thực tế tăng cường Orion trong sự kiện giới thiệu ngày 25-9 tại California, Mỹ. Ảnh: GETTY IMAGES
Theo Chỉ số Tỷ phú Bloomberg, ngày 3/10, giá trị tài sản ròng của ông Zuckerberg đạt 206,2 tỷ USD, cao hơn cựu Giám đốc điều hành Amazon (205,1 tỷ USD). Hiện tại, giá trị tài sản của ông Zuckerberg chỉ thấp hơn Giám đốc điều hành Tesla, ông Elon Musk, khoảng 50 tỷ USD.
Nắm giữ 13% cổ phần trong Meta, ông Zuckerberg đã chứng kiến giá trị tài sản của mình tăng 78 tỷ USD kể từ đầu năm 2024 đến nay. Đây là mức tăng cao nhất trong số 500 người giàu nhất thế giới mà Chỉ số Bloomberg theo dõi. Trong phiên 3/10, giá cổ phiếu của Meta đóng cửa ở mức cao kỷ lục khi đạt 582,77 USD/cổ phiếu, tăng khoảng 68% so với đầu tháng Một khi giá cổ phiếu giao dịch ở mức 346,29 USD/cổ phiếu.
Tốc độ tăng trưởng tài sản của ông Zuckerberg cho thấy sự hứng thú của nhà đầu tư đối với cổ phiếu của Meta, khi lợi nhuận của gã khổng lồ mạng xã hội gia tăng trong năm nay.
Phố Wall đã liên tục đánh giá cao Meta trong suốt năm nay khi doanh nghiệp này báo cáo lợi nhuận hàng quý vượt qua dự đoán của các nhà phân tích. Trong tháng Bảy, Meta cho biết doanh thu quý II/2024 đã tăng 22% lên 39,07 tỷ USD, đánh dấu quý thứ tư liên tiếp doanh thu tăng trưởng trên 20%.
Meta đạt mức tăng trưởng doanh thu cao là nhờ việc đầu tư mạnh mẽ vào trí tuệ nhân tạo (AI) để cải thiện hiệu suất quảng cáo trực tuyến, sau khi hệ thống quảng cáo gặp khó khăn vào năm 2021 khi Apple nâng cấp quyền riêng tư trên iOS. Hồi tháng 2/2022, Meta cho biết động thái của Apple có thể khiến tập đoàn này thiệt hại 10 tỷ USD.
Cuối năm 2022, ông Zuckerberg đã thực hiện một kế hoạch cắt giảm chi phí lớn, với việc sa thải 21.000 nhân viên, tương đương khoảng 25% lực lượng lao động của tập đoàn.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư phản ứng tích cực với những nỗ lực cắt giảm chi phí khi doanh thu quảng cáo trực tuyến của công ty bắt đầu phục hồi.
Ông Trump nói gì về lương tổng thống? Trong cuộc phỏng vấn cuối tuần trước, người dẫn chương trình "Meet the Press" Kristen Welker của Đài NBC News hỏi Tổng thống đắc cử Donald Trump: "Ông có định nhận lương khi làm tổng thống không?". "Tôi sẽ không nhận lương", Ông Trump trả lời. Ông còn khằng định mình đã không nhận lương khi làm tổng thống trong nhiệm kỳ đầu...